Tấm lòng nhân ái: Má Tuyết một tay - điểm tựa của những người có con khuyết tật

"Má Tuyết" là một trong số 50 nhà giáo nhận được giải thưởng Võ Trường Toản của ngành giáo dục TP.HCM 2023. Má là người nâng bước cho rất nhiều thế hệ trẻ hòa nhập.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Một cánh tay, một trái tim

Má Tuyết tên đầy đủ là Võ Thị Tuyết, năm nay 56 tuổi, đang là giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật (108 Lý Chính Thắng, Q.3, TP.HCM). Bị mất một cánh tay phải từ năm hơn 1 tuổi do bom đạn trong chiến tranh, khi lớn lên, dáng đứng của cô Tuyết cũng luôn bị lệch về bên phải. Đó là ảnh hưởng từ suốt nhiều năm cô làm việc nhà, chăm sóc, ẵm bồng 5 người em của mình với chỉ một bên cánh tay trái còn lại. Để cho em có điểm tựa, cô luôn phải choãi người sang bên phải.

Đến quan sát một giờ can thiệp sớm của cô giáo Võ Thị Tuyết ở trung tâm, nhiều người lặng đi trước hình ảnh cô giáo dáng người nhỏ xíu, khó nhọc ẵm đứa trẻ hiếu động, lưng vẹo sang một bên. Có một ngày, học trò lâu ngày gặp lại cô Tuyết đã cắn vai cô đến chảy máu. Đau quá, cô Tuyết khóc. Nhưng trong giọt nước mắt cũng có niềm vui, khi đứa trẻ đã có nhận thức về tình cảm dành cho cô giáo.

"Tôi chỉ có một cánh tay trái, và suốt nhiều năm tháng tuổi thơ, ở xã Phú Điền, H.Tân Phú, Đồng Nai, tôi cứ hỏi ba mẹ rằng sao ba mẹ không ở nơi không có bom đạn để tôi có hai tay như các bạn. Nhưng ba tôi trả lời ba và mẹ đã từ trong chiến tranh trở về. Để có hòa bình như ngày hôm nay, ông nội tôi và rất nhiều đồng đội đã hy sinh. Tôi chỉ mất một cánh tay, nhưng tôi còn sống, tôi thông minh, đó là một điều rất quý giá rồi. Phải sống sao cho thật đáng sống", cô Tuyết bộc bạch về cuộc đời mình.

Có một cánh tay, cô Tuyết vẫn được mẹ dạy nấu cơm, làm cá, ẵm em, một mình vẫn có thể kéo, nhấc được chiếc nồi gang nặng trịch lên bếp củi. Ba dạy cô đạp xe, mỗi ngày phải đạp đi lẫn về 50 km, băng qua nhiều quả đồi gập ghềnh để tới trường cấp 3. Số phận thử thách không biết bao lần nhưng cô Tuyết vẫn vươn lên để có thể đứng vững trên đôi chân của mình với nghề giáo mơ ước.

Điểm tựa của những người có con khuyết tật

Tốt nghiệp cử nhân sư phạm văn, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cô Tuyết từng làm việc tại một cô nhi viện ở Đồng Nai. Trở lại TP.HCM, cô gắn bó với Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật (trước đây có tên là Trung tâm nghiên cứu giáo dục trẻ khuyết tật) hơn 20 năm nay.

Cô Tuyết vừa học vừa làm suốt nhiều năm qua và hiện có văn bằng hai ngành giáo dục đặc biệt, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Cô giáo có một cánh tay cũng hoàn thành nhiều khóa học, có các chứng chỉ của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM về giáo dục trẻ gặp khó khăn trong học tập; hoàn thành khóa học về chương trình "Can thiệp sớm" cho trẻ khuyết tật trí tuệ; khóa học "Tâm lý trị liệu hệ thống gia đình" của Bỉ, kết hợp với Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, học trong 3 năm rưỡi. Cô còn là học viên của lớp học thực hành "Tâm vận động", chương trình do Bỉ tổ chức.

ma-tuyet-mot-tay-diem-tua-cua-nhung-nguoi-co-con-khuyet-tat-0
Dẫu chỉ có một cánh tay, cô giáo Tuyết chưa bao giờ ngừng say mê học tập, làm việc vì trẻ em

Nhà ở xã Xuân Thới Sơn, H.Hóc Môn, TP.HCM, ngày nào cô Tuyết cũng phải rời nhà từ 5 giờ rưỡi sáng, với một cà mên cơm, đi bộ ra bến xe buýt, đi 2 tuyến xe mới tới chỗ làm và tối muộn mới trở về nhà. Nhưng cô chia sẻ vẫn muốn học để giúp được nhiều hơn nữa cho trẻ khuyết tật.

"Làm việc với trẻ khuyết tật, không phải chỉ cần trái tim bao dung, yêu thương, mà còn cần một trí tuệ hiểu biết đúng đắn. Để tất cả những gì mình hỗ trợ, giáo dục cho các em, mình trò chuyện, tư vấn với phụ huynh đều dựa trên các căn cứ khoa học. Yêu thương mà sai cách là có tội với trẻ em", cô Tuyết nói.

Cô giáo 56 tuổi đến nay vẫn còn nhớ rõ câu chuyện một phụ huynh. Hai vợ chồng rất thành đạt, họ sinh ra một bé gái bị hội chứng Down. Tuyệt vọng, không chấp nhận con, ít nhất 3 lần người vợ đã từng nghĩ đến chuyện chấm dứt sự sống của đứa bé, nhưng không thành. Chị từng đứng trên lầu cao bệnh viện, định gieo mình xuống khoảng không tối thẫm phía dưới, nhưng chính tiếng khóc thét của con gái đã giúp chị rụt chân lại. Buổi tư vấn hôm ấy, cô Tuyết chưa vội đưa ra những lời khuyên khoa học về cách chăm sóc, nuôi dạy một đứa trẻ bị Down. Cô kể với người mẹ về hành trình của mình, đứa trẻ chỉ có một cánh tay đã lớn lên giữa ruộng vườn mịt mù ở Phú Điền, H.Tân Phú, Đồng Nai, và tình yêu thương vô bờ của ba mẹ đã cho cô cuộc đời hôm nay.

Đột nhiên, người mẹ ấy bật khóc, ôm cô Tuyết cứ thế nức nở và cảm ơn cô. Với nhiều người mẹ, người cha, sinh con ra là một đứa trẻ đặc biệt, một em bé khuyết tật, họ khó có thể chấp nhận hiện thực ấy và không biết cần làm gì, bắt đầu từ đâu để sống. Cô Tuyết cho họ một điểm tựa. Cô luôn nhấn mạnh trẻ khuyết tật cần can thiệp sớm. Càng được can thiệp sớm, trẻ càng có bước tiến bộ đáng kể, các em học được kỹ năng tự phục vụ, tự chăm sóc được cho bản thân và đóng góp được nhiều điều cho xã hội.

"Dù thế nào con cũng là con của ba mẹ"

Mỗi học trò được cô Tuyết kèm cặp, hỗ trợ đều gọi cô là "má", cô Tuyết không nhớ mình đã có tất cả bao nhiêu người con, không chỉ ở TP.HCM mà nhiều tỉnh thành cô đã đi qua, trong suốt hơn 20 năm làm nghề.

Ngày 20.11 tri ân nhà giáo mỗi năm, nhiều học trò được ba mẹ dẫn về trung tâm để thăm cô. Có những em bé đứng từ dưới sân, nhằm đúng hướng phòng làm việc của cô mà gọi lớn "Má Tuyết ơi, con nè". Cô cất giữ tất cả những tấm thiệp mà các học trò tặng mình, dẫu chúng chỉ là những hình trái tim được vẽ nguệch ngoạc, những bông hoa được tô màu vụng về, nhưng cô biết đó là cả một hành trình dài nỗ lực của các con. Có một lần, cậu học trò làm văn miêu tả, đề bài là tả một người em yêu quý, cậu bé tự kỷ chức năng tả cô Tuyết xúc động như thế này: "Cô giáo em tên là Tuyết. Cô giáo em có một tay. Cô giáo của em hát hay lắm. Cô biết chơi 5, 10, cô biết làm bò, còn biết chơi cầu tuột…".

"Với tôi, tất cả những lá thư, tấm thiệp, hay những cuộc điện thoại lúc nửa đêm của phụ huynh khoe "cô ơi, con em biết nói rồi", "cô ơi, con em biết tự tắm rồi"… là những món quà quý giá nhất. Giống như là phụ huynh đang mời tôi ăn một bữa ăn sang trọng, khiến tôi cứ lâng lâng", cô giáo xúc động.

Cô giáo vừa được giải thưởng Võ Trường Toản của ngành giáo dục TP.HCM cho biết cô mong được nói một điều gì đó trong ngày đặc biệt này. Lời nói là tiếng lòng của những em bé được giáo dục đặc biệt - giáo dục hòa nhập: "Ba mẹ ơi, ba mẹ hãy yêu thương con đi, con có thế nào cũng là con của ba mẹ. Nếu con được yêu thương, dạy dỗ đúng cách thì con cũng có những điểm hay của con, con cũng sẽ có những điều để ba mẹ yêu thương con nhiều hơn"… 

Con gái đi theo hành trình của mẹ

Cô Tuyết có một mái ấm hạnh phúc với người chồng hết lòng thương yêu vợ và 2 người con hiếu thảo. Con trai út đang làm trong ngành nhà hàng, khách sạn. Con gái lớn của cô - cảm phục người mẹ chỉ có một cánh tay nhưng luôn hết lòng vì những em bé khuyết tật - đã học trong ngành khoa học sức khỏe và hiện đang là kỹ thuật viên tại Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ khuyết tật 38 Tú Xương, Q.3, TP.HCM.

(Theo Thanh Niên)

Xem thêm: Tấm lòng nhân ái của cô gái có những sáng kiến giúp người khuyết tật tự tin hòa nhập cộng đồng

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Người phụ nữ nhân ái ấy nói rằng, nhìn thấy người nghèo khó quanh mình thiếu ăn đói mặc không chịu  được. Thế là chị lại lên đường, tìm cách giúp họ.

San sẻ yêu thương: Chuyện về một tấm lòng nhân ái đáng quý, miệt mài lo bữa no, mái âm cho người khác
0 Bình luận

Gia đình vốn nghèo khó, nhờ nỗ lực học tập mà đổi đời, giờ đây chàng trai trẻ mở CLB thiện nguyện giúp đỡ người đồng cảnh ngộ.

Tấm lòng nhân ái: Chàng trai nghèo mở CLB thiện nguyện, giúp đỡ người khốn khó
0 Bình luận

Sau khi mất con trai vì m.a t.ú.y, lại nghe lời trăng trối của con, người mẹ này đã dốc lòng giúp đỡ người lầm lỡ suốt 10 năm.

Tấm lòng nhân ái: Nghe lời trăng trối của con trai, người mẹ dốc lòng giúp người lầm lỡ suốt 10 năm
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Nam sinh giáo dục thường xuyên gây bất ngờ với 2 giải Nhất học sinh giỏi cấp thành phố

Nam sinh Hà Trọng Bách, lớp 12B15 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên quận Tân Phú, TP.HCM  đã xuất sắc giành 2 giải Nhất học sinh giỏi cấp thành phố môn Toán và giải đoán trên máy tính cầm tay năm học 2024-2025.

Hải An
Hải An 5 giờ trước
Gia đình khoa bảng Nguyễn Lân: Dấu ấn một gia tộc, nơi mạch nguồn tri thức được truyền như ngọn lửa thiêng

Gia đình cố giáo sư Nguyễn Lân là một gia đình khoa bảng tiêu biểu của Việt Nam, nổi bật với truyền thống hiếu học và những đóng góp to lớn cho nền giáo dục, khoa học, y học và văn hóa nghệ thuật nước nhà.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Những câu chuyện ít người biết về ngày sinh nhật Bác Hồ

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Đăng Dương
Đăng Dương 3 ngày trước
Chân dung Youtuber thầm lặng kết nối mang đến 119 ngôi nhà mới cho người dân Hà Giang

Sau 6 năm miệt mài kết nối các mạnh thường quân, nhà hảo tâm trong và ngoài nước, Youtube Nguyễn Tất Thắng đã giúp 119 hộ vùng cao ở Hà Giang có ngôi nhà mới kiên cố.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Nữ sinh 16 tuổi vượt 1.5 triệu bài thi, giành giải nhất viết thư UPU 2025 lấy cảm hứng từ tình yêu biển

Bức thư giành giải nhất trong cuộc thi viết thư UPU 2025 là của em Phạm Đoàn Minh Khuê hiện đang theo học lớp 10 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, TP Đà Nẵng.

Đăng Dương
Đăng Dương 5 ngày trước
Cô gái Phú Thọ cắt bỏ tứ chi để giành sự sống, “tái sinh” nhờ tình yêu của mẹ

Trong vỏn vẹn một tháng, từ một người khỏe mạnh bình thường, cô gái Phú Thọ - Trần Thị Nga (SN 1995) bỗng dưng lâm bệnh nặng, phải cắt bỏ tay chân. Những tưởng cuộc đời cứ vậy là chấm hết, nhưng nhờ vào tình yêu thương vô bờ của mẹ, cô như được “tái sinh” một lần nữa.

Đăng Dương
Đăng Dương 5 ngày trước
Jenny Huỳnh - Ngôi sao truyền cảm hứng của thế hệ mới, ghi danh vào Forbes “30 Under 30 Asia” khi chỉ mới 19 tuổi

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Chàng trai khiến triệu người rơi lệ với bài phát biểu về bố mẹ không biết chữ

Trong lễ tốt nghiệp, Ngô Văn Tân (2003, Thanh Hóa) đã khiến mọi người dưới khán đài không kìm được nước mắt với bài phát biểu tri ân bố mẹ, những người không biết chữ đã nuôi lớn ước mơ giảng đường của cậu.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Hành trình truyền cảm hứng từ những điều nhỏ bé của TikToker Tina Thảo Thi: “Em chỉ là một người trẻ đang cố gắng sống tử tế!”

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Từ trái tim đến hành động, Tiktoker Quan Không Gờ dùng sự chân thành truyền cảm hứng sống tử tế cho người trẻ

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Thanh Tú
Thanh Tú 14/05
NSƯT Đức Lưu – Huyền thoại “Thị Nở” của màn ảnh Việt đồng hành cùng “Bữa cơm yêu thương” sẻ chia nhân ái với bệnh nhân nghèo

Tại chương trình “Bữa cơm yêu thương”, NSƯT Đức Lưu chia sẻ: “Tôi nghĩ làm từ thiện không phụ thuộc vào giàu nghèo mà chỉ cần một trái tim biết yêu thương con người”.

Hải An
Hải An 13/05
Tiktoker Cụt Yêu Đời - Người truyền cảm hứng bằng những điều không trọn vẹn, “thiếu đôi tay” nhưng thừa nghị lực để khiến hàng triệu người mỉm cười

Thay vì tự ti, mặc cảm vì mất đi một phần cơ thể, chàng Tiktoker Cụt Yêu Đời lại biến những giới hạn ấy thành “chất liệu” để kể những câu chuyện sống động, vui nhộn và giàu nghị lực, khiến hàng triệu người vừa bật cười, vừa thấy mình được truyền thêm cảm hứng sống.

Thanh Tú
Thanh Tú 13/05
Chàng trai gen Z trắng đêm “hồi sinh” hơn 1000 di ảnh liệt sĩ

Với chàng trai gen Z - Khuất Văn Hoàng, phục dựng di ảnh liệt sĩ không chỉ là công việc, trách nhiệm mà còn là lời tri ân sâu sắc đến thế hệ cha ông đã ngã xuống.

Giữa muôn tiếng ồn TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon chọn lặng thầm mang bữa cơm ấm đến những phận người

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Hải An
Hải An 10/05
TikToker An Đen sống chậm rãi cùng núi rừng, miệt mài vun đắp yêu thương khắp các buôn làng

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.

Hải An
Hải An 09/05
Thầy giáo Nam Định bất kể nắng mưa đều đứng trước cổng trường để đón học sinh

Suốt 6 năm qua, thầy giáo Vũ Văn Bền – Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Trần Nhân Tông (TP Nam Định) bất kể nắng mưa đều đứng trước cổng trường để chào đón học sinh, một hành động nhỏ nhưng mang nhiều ý nghĩa lớn lao.

PC Right 1 GIF
Đề xuất