Ấm lòng chuyện làng hiến máu ở Quảng Nam: Chúng tôi luôn sẵn sàng trao đi nếu người bệnh cần
Với người dân ở xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, Quảng Nam, việc cả gia đình cùng hồ hởi dắt nhau đi hiến máu là chuyện quá quen thuộc.

Xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, Quảng Nam là một xã thuần nông, thường gặp khó khăn vì lũ lụt. Thế nhưng, dù bản thân còn nghèo khó, người dân nơi đây lại nổi tiếng tình nghĩa, vô cùng nhiệt tình tham gia hiến máu nhân đạo.
Cả gia đình 5 thành viên của ông Trần Văn Rê (58 tuổi) cùng vợ bà Nguyễn Thị Gọn (60 tuổi) và ba người con đều là những thành viên hiến máu tích cực của CLB hiến máu tình nguyện làng Quảng Đại, xã Đại Cường. Ông Rê tự hào cho biết cả gia đình ông đã tham gia hiến máu trên 70 lần.

Ông Rê kể, năm 1994, ông rời quê hương vào TPHCM tha phương cầu thực. Trong một lần đang làm việc ở công trình, ông chứng kiến một vụ tai nạn khiến nạn nhân bị thương nặng, mất máu nhiều. Tại đây, ông đã tham gia đăng ký hiến máu cứu người lần đầu tiên.
"Cũng chính từ lần đầu tiên đó đã mở ra con đường hiến máu cứu người sau này của tôi. Tính đến nay, tôi đã hiến hơn 30 đơn vị máu, tôi cũng tích cực vận động vợ con tham gia. Hiến máu là nghĩa cử cao đẹp, chúng tôi luôn sẵn sàng trao đi khi người bệnh cần", ông Trần Văn Rê bộc bạch.

Lại có vợ chồng ông Lê Văn Anh (50 tuổi) cũng thường xuyên tham gia hiến máu, được ví là "kiện tướng máu" của xã. Ông ước lượng mình đã đi hiến khoảng 20 lần, vợ ông là bà Dung cũng đã hơn 15 lần. Cha của ông là cụ Lê Văn Xuân (SN 1934) được bà con gọi là "ông tổng", luôn năng nổ trong việc cộng đồng. Dù đã ở tuổi "xưa nay hiếm", cụ Xuân vẫn kiêm việc Hội Chữ thập đỏ của làng. Cụ luôn vận động con cháu tích cực hiến máu cứu người, sẵn sàng khi cộng đồng cần.
Ông Lê Văn Anh tự hào kể: "Có cha làm gương nên anh em chúng tôi tích cực làm theo, vận động cả vợ con cùng tham gia. Gia đình có truyền thống hiến máu nên đã nhận được hàng chục bằng khen, giấy khen từ các cấp chính quyền, đoàn thể. Chúng tôi coi đó là niềm vinh dự, tự hào để các lớp con cháu sau này noi theo và không quên tham gia hiến máu nhân đạo".

Ông Nguyễn Văn Tám - Chủ tịch Hội chữ thập đỏ xã Đại Cường - cho biết hơn 15 năm nay, xã đã trở thành địa chỉ "ngân hàng máu sống" cho nhiều cơ sở y tế, bệnh nhân trên địa bàn toàn tỉnh. Vị này tự hào nói: "Phong trào hiến máu nhân đạo phủ sóng khắp xã. Mỗi lần hiến máu, Đại Cường luôn dẫn đầu huyện, có hôm người tham gia quá đông khiến thiết bị lấy máu không đủ, người dân phải quay về".
Hiện nay, hầu như tất cả các thôn tại Đại Cường đều có CLB hiến máu tình nguyện như Quảng Đại, Ô Gia, Thanh Vân. Gần như năm nào xã cũng hiến hơn 200 đơn vị máu, hầu như mỗi hộ gia đình ở đây đều từng đi hiến máu cứu người.
Tổng hợp theo Dân Trí
Xem thêm: Tấm lòng nhân ái của nữ thượng úy Công an với hơn 30 lần hiến máu
Đọc thêm
Nhiều năm qua, bà mẹ đơn thân 35 tuổi này đã trở thành gương mặt thân quen của hàng loạt hoạt động tình nguyện, từ thiện ở Nghệ An.
Sự nhiệt tình, năng nổ của bà Bé từ lâu đã trở thành động lực lan tỏa giá trị nhân văn cao đẹp trong phong trào hiến máu tình nguyện.
Tính đến nay, anh Nguyễn Văn Quang đã có gần 15 năm tham gia hiến máu tình nguyện, tổng số lên tới 81 lần.
Tin liên quan
Thông điệp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2567 nhấn mạnh: Các tăng ni, Phật tử ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước, kiến tạo hòa bình, kết một đài sen cúng Phật.
“Một đức hạnh, hai mệnh, ba phong thủy , bốn tích âm công, năm đọc sách” - đây là những khái quát sâu sắc của người xưa về lý do những cuộc gặp gỡ ở đời.
Văn khấn được xem là lời mời, là cầu nối giữa gia chủ với thần linh, gia tiên, thần tài. Trong ngày rằm tháng 5 (15/4) không thể thiếu bài văn khấn khi làm lễ.