9x Hải Phòng "sống như 1 nhà khoa học": Giành học bổng tiến sĩ của 7 ĐH top đầu thế giới và cách học tiếng Anh "lạ"

Sau 1 năm chuẩn bị hồ sơ, cựu nam sinh trường chuyên Hải Phòng đã xuất sắc apply thành công 7 học bổng tiến sĩ từ các trường top đầu thế giới.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Từ du học sinh "nghiện" phòng thí nghiệm đến học bổng tiến sĩ của 7 ĐH top đầu

Nguyễn Xuân Bách (22 tuổi, sinh viên năm cuối khoa Hóa, Đại học Nagoya, Nhật Bản) luôn dành từ 7 - 10 tiếng đồng hồ ở trong phòng thí nghiệm. Có những ngày cuối tuần, dù đã hơn 19h tối nhưng Bách vẫn miệt làm làm nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Chàng trai gốc Hải Phòng tâm niệm, dù được cấp học bổng toàn phần thì cũng không được chểnh mảng, tự phụ.

7 Đại học đã đồng ý cấp học bổng tiến sĩ cho Bách, trong đó 6 trường gồm British Columbia (Canada), Harvard, Duke và ba viện Cornell, Rockefeller, Trung tâm ung thư Memorial Sloan Kettering (Mỹ) đề nghị mức toàn phần, 500.000-672.000 USD trong 5-6 năm (khoảng 11,5-15,5 tỷ đồng). Đại học Oxford đề nghị học bổng nhưng Bách đã có sự lựa chọn nên từ chối.

Theo bảng xếp hạng Times Higher Education, Đại học Oxford xếp số 1 thế giới, Đại học Harvard thứ 3, Cornell 19, hai trường này cùng thuộc nhóm Ivy League, Đại học Duke hạng 20 và British Columbia hạng 34. 

9x-Hai-Phong-gianh-hoc-bong-tien-si-cua-7-HD-top-dau-the-gioi-0
Xuân Bách tự nhận mình luôn sống và làm việc như một nhà khoa học

Bách tự nhận bản thân luôn sống và làm việc "giống như 1 nhà khoa học". Tức là mọi việc Bách làm đều theo logic và dù có bị chê đến đâu thì vẫn sẽ cố gắng làm, miễn sao trước đó Bách đã kiểm chứng và tin chắc nó thành công.

Theo VnExpress, Xuân Bách vốn học giỏi Toán nhưng đến năm lớp 8 em lại nhận thấy mình có hứng thú với môn Hóa. Bách thấy Hóa gần gũi, ứng dụng cao khi có thể giải thích nhiều hiện tượng trong cuộc sống. Để có thể học chuyên sâu và nắm bắt các cơ hội tham gia các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, Bách thi vào lớp chuyên Hóa trường THPT chuyên Trần Phú, TP Hải Phòng, đỗ á khoa và 10 điểm chuyên.

Trong thời gian học THPT, Bách khẳng định bản thân với hàng loạt thành tích như: hai giải nhì học sinh giỏi Hóa quốc gia, tham dự chọn đội tuyển Olympic Hóa quốc tế năm 2016 và 2017, huy chương bạc Olympic Hóa học Duyên hải Bắc bộ 2015.

Sau những năm tìm hiểu về khoa học cơ bản, Xuân Bách xác định theo đuổi con đường nghiên cứu chuyên sâu. Tuy nhiên, Bách gặp khó khăn khi cơ sở đào tạo và tài liệu học thuật ở Việt Nam chưa phát triển mạnh. 

Với sự động viên của gia đình và quyết tâm của bản thân, sau khi tốt nghiệp, Xuân Bách chọn sang Nhật Bản du học, trở thành sinh viên khoa Hóa của Đại học Nagoya. 

Học đến năm thứ 2, Bách nhận ra hàng loạt nghiên cứu về Hóa đã được phát hiện, không còn nhiều đất để "khai phá" nữa. Trong khi Sinh học còn quá nhiều thứ bỏ ngỏ nên nam sinh gốc Hải Phòng nhanh chóng chuyển qua nghiên cứu Y sinh.

 "Với nền tảng Hóa học sẵn có, em không mất nhiều thời gian hay khó khăn để chuyển hướng", Bách nói.

9x-Hai-Phong-gianh-hoc-bong-tien-si-cua-7-HD-top-dau-the-gioi
Xuân Bách (áo nâu) cùng bạn bè ngắm hoa anh đào (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Tiếp cận khoa học cơ bản theo định hướng nghiên cứu y sinh, Xuân Bách như "cá gặp nước". Hàng ngày, Bách thường ngủ trước 10h tối và thức dậy lúc 5h, dành thời gian đi bộ, học bài và đọc sách báo vào sáng sớm vì cảm thấy đây là khoảng thời gian dễ tiếp thu kiến thức nhất. Đến buổi chiều, Bách lên phòng thí nghiệm và trở về lúc 7h tối. Có những hôm, Bách nghiên cứu đến mức quên giờ giấc trong phòng thí nghiệm.

Trước khia, Bách chỉ biết thuốc này dùng để chữa bệnh này nhưng không biết về cơ chế hoạt động của nó. Sau khi nghiên cứu Y sinh, em phần nào giải đáp được. Ví dụ, nhiều người chỉ biết kháng sinh diệt vi khuẩn nhưng không thể giải thích vì sao, dẫn đến dùng tràn lan khiến cơ thể kháng thuốc.

Xuân Bách giải đáp, có loại kháng sinh tiêu diệt thành tế bào của vi khuẩn, loại khác lại ức chế quá trình chuyển hóa của chúng. Khi tìm hiểu được cơ chế, các ngành khoa học y sinh sẽ giúp tạo ra nhiều loại thuốc đặc trị, giảm tối đa tác dụng phụ cho bệnh nhân.

Và để mở mang kiến thức của mình, Xuân Bách quyết định chinh phục học bổng tiến sĩ. Đợt tuyển sinh tiến sĩ thường bắt đầu vào tháng 12, đa số sinh viên chuẩn bị hồ sơ trước 4-6 tháng nhưng Bách dành hơn một năm.

"Những lĩnh vực em quan tâm chỉ có các đại học hàng đầu thế giới đào tạo do đảm bảo cơ sở vật chất và đội ngũ giáo sư chuyên môn cao. Tỷ lệ cạnh tranh vào các trường vì thế rất gắt gao, em cần chuẩn bị dài hơn hơn", Bách lý giải.

Bách đánh giá, phần táo bạo nhất trong bài luận là đưa ra những điểm yếu của ngành y sinh. Trong đó có hạn chế về sử dụng công nghệ, sự đầu tư chưa thỏa đáng từ các doanh nghiệp lớn và đề xuất ý tưởng giải quyết. Để có đủ thông tin, Bách dành nhiều thời gian đọc các bài báo khoa học, các công bố quốc tế, nghiên cứu y sinh... 

"Ngoài điểm học tập 3,94/4, em nghĩ đây là yếu tố giúp hồ sơ của mình trở nên khác biệt và ghi điểm với hội đồng tuyển sinh các trường", Bách khẳng định.

dược 7 trường ĐH hàng đầu cấp học bổng tiến sĩ, Bách đã mất hơn 1 tháng suy nghĩ. Cuối cùng, nam sinh gốc Hải Phòng chọn bến đỗ là Đại học Duke.

Bách giải thích, Duke là nơi hoàn thành mảnh ghép cuối cùng cho dự án giải mã bộ gen loài người đầu tiên trên thế giới, giành hai giải Nobel Hóa học năm 2012 và 2015. Bề dày thành tích về y sinh cùng cộng đồng cựu sinh viên rộng lớn của Duke rất phù hợp với định hướng của Bách.

Cách học tiếng Anh "lạ" của 9x Hải Phòng

Việc Xuân Bách giành 7 học bổng tiến sĩ toàn phần khiến ai cũng phải thốt lên, đúng là "con nhà người ta". Thế nhưng ít ai biết rằng, chàng trai tài giỏi này cũng từng có có khứ "mù" tiếng Anh. Bách chia sẻ, bản thân mất gốc tiếng Anh đến mức phải tự học những khóa cấp tốc trước khi sang Nhật du học. Song 9x có cách học ngoại ngữ cực lạ.

"Khi học, mình không học ngữ pháp - từ vựng - giải đề. Thay vào đó, mình chỉ nghe nhạc và xem phim để tiếng Anh tự thấm vào đầu. Mình có niềm tin vào 'tiến hóa tự nhiên', đó là khi sinh ra chúng ta được tiếp cận ngôn ngữ, nó cứ thấm dần và giúp mình sử dụng lưu loát.

Thời gian đầu, mình xem phim có phụ đề, song dần dần không có phụ đề. Cứ như thế sau 4 năm, trình ngoại ngữ của mình đã trở nên thành thạo. Điều quan trọng của cách học này là bạn phải thật sự kiên trì thì mới theo đuổi được".

9x-Hai-Phong-gianh-hoc-bong-tien-si-cua-7-HD-top-dau-the-gioi-8

Nam sinh cũng tâm sự thêm phương pháp học tập của mình: "Với bất cứ điều gì muốn học, bạn cần dành thời gian mỗi ngày đầu tư cho nó. Bên cạnh đó, cũng cần biết quãng thời gian nào học hành hiệu quả cho mình. Mình thường ngủ trước 10h tối và dậy sớm lúc 5h sáng. Cả buổi tối sẽ không động đến công việc, chỉ làm vào ban ngày. Bởi mình thấy đây là khoảng thời gian học hiệu quả nhất. Và cũng đã có những nghiên cứu cho biết học vào sáng sớm sẽ giúp tăng hiệu quả làm việc".

Vào tháng 8/2021, Xuân Bách đã đến Mỹ nhập học tại Đại học Duke. Bách sẽ cùng với giáo sư của mình nghiên cứu về cơ chế của quá trình chuyển hóa các hợp chất Molybdenum, một loại nguyên tố vi lượng quan trọng của con người và các sinh vật. Sự thiếu hụt Molybdenum dẫn đến các bệnh hiếm gặp về não và gây tử vong sớm ở trẻ sơ sinh. "Hiện, bệnh này vẫn chưa có thuốc chữa nên em hy vọng nghiên cứu của mình có thể mở ra hướng đi mới cho y học trong việc ngăn chặn, chữa trị sự thiếu hụt Molybdenum", Bách nói.

Xem thêm: "Con nhà người ta" một lúc đỗ 21 trường đại học ở Anh, Pháp, Mỹ, 18 tuổi đã là lãnh đạo tổ chức quốc tế

Đọc thêm

Ở tuổi 17, "con nhà người ta" Đỗ Vũ Khánh Linh đã học xong phổ thông, trúng tuyển 5 trường đại học lớn ở Anh và sở hữu bề dày thành tích khủng.

Đỗ Vũ Khánh Linh: 'Con nhà người ta' học vượt cấp trúng tuyển 5 Đại học ở Anh, chơi piano siêu đỉnh
0 Bình luận

Ở tuổi 22, Lê Thanh Xuân khiến nhiều người ngưỡng mộ khi trở thành CEO của một công ty về giáo dục. 

'Con nhà người ta' Lê Thanh Xuân: Tốt nghiệp thủ khoa ĐH Ngoại thương, làm CEO ở tuổi 22
0 Bình luận

Cùng đạt học bổng toàn phần ở ĐH Harvard, cặp chị em Tôn Hà Anh và Tôn Hiền Anh khiến nhiều người không khỏi ngưỡng mộ và gọi là "con nhà người ta".

Cặp chị em 'con nhà người ta': Cùng đạt học bổng Harvard, từng hỗ trợ hàng triệu sinh viên quốc tế
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất