Vượt nghịch cảnh, cô giáo khuyết tật truyền cảm hứng cho mọi người
Dù cơ thể không hoàn hảo như mọi người, nhưng cô giáo khuyết tật Trương Thị Thúy Ngần (Hải Dương) vẫn miệt mài giảng dạy, truyền cảm hứng cho nhiều người.

Dù đã hơn 30 tuổi, nhưng do căn bệnh bại não, cô giáo khuyết tật Trương Thị Thúy Ngần (1991, Hải Dương) chỉ nhỏ như một cô bé học cấp 2. Kể về căn bệnh của mình, chị Ngần chia sẻ: “Lúc nhỏ chưa biết gì nên em thấy cơ thể mình bình thường, đến khi học cấp 1 bị bạn bè trêu chọc nhiều em mới dần nhận ra sự khuyết thiếu của bản thân, lúc đó em buồn với tủi thân nhiều lắm”.
Trong ký của cô Nguyệt (mẹ chị Ngần), dù đi lại khó khăn, hay bị vấp té nhưng Ngần lại vô cùng ham học. “Thấy con khó khăn trong việc di chuyển, suốt ngày té đến trầy xước hết tay chân, mặt mũi nên gia đình chỉ định cho Ngần học hết cấp 1. Nhưng thấy con ham học quá nên lại không nỡ xin nghỉ”.
Gia đình tuy khó khăn, nhưng nghe ở đâu có cách chữa bệnh được cho Ngần là cha mẹ lại không quản đường xá xa xôi dẫn con đi khám cho bằng được. Của cải trong nhà vì để chữa bệnh cho Ngần mà cứ thế đội nón ra đi. Hành trình chữa lành đôi chân cho con gái đối với cô Nguyệt là những tháng này vô cùng vất vả, nhưng đó cũng là những ngày mà cô rất khâm phục con mình. Những ca mổ nối gân đau đớn vô cùng, dù là người lớn vẫn khó lòng chịu nỗi thế mà một đứa trẻ như Ngần khi ấy lại vẫn cười vui vẻ, không bao giờ khóc lóc ầm ĩ hay kêu đau.
“Đau như thế mà chưa bao giờ con kêu la hay khóc lóc cả. Nhiều lúc thấy con đau mà mẹ chỉ muốn chịu đựng thay nỗi đau của con. Mẹ phải cảm ơn con vì sự lạc quan và nghị lực của con đã tiếp thêm cho mẹ sức mạnh để đồng hành cùng con trên chặng đường đầy vất vả đấy!”, mẹ Ngần chia sẻ.

Sau ca phẫu thuật mổ chân, nối gân năm 12 tuổi, cuộc đời của Ngần đã bước sang một trang mới. Từ một người không thể cầm nắm hay di chuyển, Ngần đã có thể tự bước đi trên đôi chân của mình. “Cái cảm giác đi được chiếc dép lê vào chân, bước từng bước ra ngoài đường như mọi người vui lắm, em không thể nào quên”, chị Ngần hạnh phúc nhớ lại.
Sau khi đi lại được, Ngần đã có thể tự tin cắp sách đến trường như bao bạn bè cùng trang lứa. Sau khi học hết cấp 3, theo lời định hướng của chị gái, Ngần đã chọn học tại Khoa giáo dục Sư Phạm đặc biệt ở Hà Nội.
Khi biết con lựa chọn trở thành giáo viên, mẹ Ngần đã vô cùng lo lắng, do sức khỏe của Ngần kém hơn nhiều so với các bạn nên cô Nguyệt chỉ muốn Ngần ở nhà, sống trong sự bao bọc của gia đình. Thế nhưng thấy con say mê với công việc dạy học, muốn được đỡ những em nhỏ có hoàn cảnh như mình nên cô Nguyện đành nén lòng mình lại, hết lòng ủng hộ quyết định của con.
Và thế là sau hành trình dài nỗ lực, hiện tại cô giáo khuyết tật – Thúy Ngần đã là giáo viên dạy trẻ em khuyết tật tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục hòa nhập Nắng Mai (Hải Dương) được 9 năm. Với Ngần, để theo đuổi được đam mê, làm tốt công việc giáo dục trẻ, điều quan trọng nhất là sự thấu hiểu và tình thương.
Gần đây, để truyền động lực và cảm hứng cho nhiều người cùng cảnh ngộ, nhất là những em nhỏ có thêm niềm tin, nghị lực vào cuộc sống, cô giáo khuyết tật – Thúy Ngần đã quyết định tham gia giải chạy bộ. Để chuẩn bị cho giải chạy này, Ngần đã tích cực vận động, đi bộ để rèn luyện thể lực. Sau thời gian cố gắng, chị Ngần đã cán đích với thành tích 5km sau 1 tiếng 45 phút chạy. Khoảnh khắc ấy cô giáo 9x đã vỡ òa trong hạnh phúc.
Khi được hỏi về ước mơ trong tương lai, cô giáo Thúy Ngần chia sẻ bản thân chỉ mong muốn có thêm nhiều thời gian, sức khỏe để giảng dạy các em cho thật tốt và chinh phục được nhiều cột mốc mới, chiến thắng bản thân mình.
Theo Đại đoàn kết
Xem thêm: Vượt nghịch cảnh, cô giáo tí hon miệt mài dạy nghề cho người khuyết tật
Đọc thêm
Dù không thể tự đi lại, nhưng cô gái 8X - Nguyễn Thị Nhung (1982, Hà Nội) vẫn miệt mài cống hiến cho đời qua nhóm tình nguyện Hạc Giấy cho mình sáng lập.
Không đầu hàng số phận, cô giáo tí hon - Vũ Thị Nga (1977, Hải Dương) nỗ lực trở thành cô giáo dạy nghề, tự nuôi sống bản thân và tạo công ăn việc làm cho nhiều bạn trẻ khuyết tật khác.
Không đầu hàng số phận, nữ nhà văn khuyết tật – Trần Trà My (1986, Quảng Trị) truyền cảm hứng và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
Tin liên quan
Tết Đoan Ngọ 5/5 âm, ngoài việc sắm lễ cúng thì còn một số nghi thức mà các gia đình hay thực hiện để mang lại may mắn, bình an.
Theo quan niệm của người xưa, nếu giường đặt sát vách của hai bức tường dưới đâu sẽ phạm vào đại kỵ trong phong thủy.
Đêm dạ hội hay Lễ Tri ân và Trưởng thành CHẠM 18: THE FAERIE là sự kiện được tổ chức bởi Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân Văn (ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN) phối hợp cùng CLB Báo chí Humans of HSSH nhằm đánh dấu sự trưởng thành với khóa học sinh thứ hai của Nhà trường
Bài mới

Tư duy dạy con "vua dầu mỏ" Rockefeller không có gì quá vĩ mô nhưng lại khiến nhiều người phải suy ngẫm và điều chỉnh lại cách giáo dục con cái của mình.

Theo một khảo sát gần đây tại các thành phố lớn, có đến 67% người tham gia thừa nhận từng rơi vào trạng thái nghi ngờ, lo lắng vì những dấu hiệu bất thường trong mối quan hệ cá nhân hoặc công việc – nhưng không biết nên chia sẻ với ai, hoặc tìm lời khuyên từ đâu. Đó cũng là lý do mà trong vài năm trở lại đây, nhu cầu tìm đến các văn phòng hỗ trợ tìm kiếm, xác minh thông tin tại Công ty Hoàng Long ngày càng tăng lên.