Nữ hiệu trưởng về hưu thu nhặt phế liệu giúp đỡ học trò nghèo
Sau khi về hưu, bà Trần Thị Xuyến (Xã Hợp Tiến, Nam Sách, Hải Dương) thay vì nghỉ ngơi lại lặn lội đi khắp nơi thu nhặt phế liệu để giúp đỡ cho học trò nghèo.

Tại Hải Dương có một nhà giáo rất đặc biệt, đó là bà Trần Thị Xuyến, từng là Hiệu trưởng trường Mầm non xã Hợp Tiến, huyện Nam Sách, không chỉ gieo trồng tri thức, bà còn là tấm gương sáng về tấm lòng thiện nguyện để mọi người noi them. Sau khi nghỉ hưu, thay vì nghỉ ngơi, bà Xuyến vẫn ngày ngày lặn lội góp nhặt yêu thương gửi đến học trò nghèo.
Cứ vào mỗi buổi chiều, trên chiếc xe đạp thể thao, bà Xuyến lại đi đến từng ngõ ngách, cặm cụi thu gom phế liệu để lấy tiền giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Bà Xuyên chia sẻ: “Trên đường đi, nhìn thấy một vỏ chai, mình cũng dừng lại nhặt. Nhiều người thấy vậy thì cười bảo cán bộ về hưu có lương rồi còn đi nhặt phế liệu à”.

65 tuổi, đã nghỉ hưu được gần 10 năm, nhưng không có nghĩ là bà Xuyến cho phép mình ngừng lao động, những cống hiến. Trước đây bà Xuyến thường thu gom phế liệu đem về Ngôi nhà xanh của Hội phụ nữ, năm nay bà lại tập hợp tại nhà riêng. Cứ 3 tháng một lần bà Xuyến lại đem bán toàn bộ phế liệu thu gom được. Toàn bộ số tiền bà sẽ dành để đỡ đầu cho một em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.
Dành cả cuộc đời để gieo mầm tri thức cho các em nhỏ, giờ đây khi đã về hưu, cô hiệu trưởng năm nào vẫn tiếp tục gieo mầm thiện nguyện. Những vòng xe vẫn lăn đều mỗi ngày trên con đường làng để làm việc có ích cho đời. Bởi nữ hiệu trưởng về hưu ấy tin rằng: “Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm”.
Đọc thêm
Hơn 1 thập kỷ qua, cô giáo Phạm Thị Bách luôn nỗ lực gieo con chữ cho con em đồng bào dân tộc thiểu số, giúp các em thắp sáng ước mơ tới trường.
Sinh ra từ gian khó, hơn ai hết cô giáo mầm non Nguyễn Thị Thu Hiền hiểu rõ sựthiếu thốn, cùng cực mà cái nghèo mang lại, nên khi có điều kiện cô liền dốc hết sức để làm từ thiện, giúp đỡ những người khó khăn.
Thay vì chọn ngôi trường bình thường để theo dạy như nhiều tân cử nhân khác, cô giáo Hồ Thị Ngọc Huyền đã chọn đồng hành với những trẻ em kém may mắn tại Trường chuyên biệt khiếm thính Hy Vọng (Q.Bình Thạnh, TP.HCM).
Tin liên quan
Từ ngày còn công tác trong Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, cho đến khi về hưu, bà Phan Huyền Trân vẫn miệt mài với công việc thiện nguyện, giúp đỡ nhiều mảnh đời bất hạnh.
Ngày 24/11 vừa qua, tại công viên Sông Hậu, TP.Cần Thơ mùa 2 Giải thể thao thiện nguyện “Bước chân hòa nhập 2024” đã diễn ra rất thành công với sự tham gia của gần 2000 vận động viên.
Với tấm lòng muốn giúp người, giúp đời, nam thanh niên – Trịnh Lập Đức (SN 1992, Sóc Trăng) đã kêu gọi mạnh thường quân giúp đỡ hàng nghìn trường hợp khó khăn, yêu thế.
Bài mới

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.