Vượt nghịch cảnh, cô gái ngồi xe lăn “hô biến” đồ cũ thành những giỏ hoa rực rỡ
Người phụ nữ ngồi xe lăn mang trong mình căn bệnh viêm tủy cột sống và ung ưng vẫn miệt mài làm đẹp cho đời, lan tỏa cảm hứng sống tích cực đến mọi người xung quanh.

Chị Nguyễn Thị Nhung (SN 1982, trú tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) phải gắn liền với chiếc xe lăn từ năm 6 tuổi do căn bệnh viêm tủy cột sống gây ra. Cha mẹ chị Nhung đều là bộ đội tham gia kháng chiến chống mỹ, sau khi phục viên cả hai về làm nông nghiệp, dù kinh tế khó khăn nhưng cả hai vẫn nỗ lực chữa bệnh cho con gái. Nghe ở đâu có thầy giỏi thuốc hay, gia đình lại tất tả ngược xuôi tìm đến với hy vọng chữa khỏi bệnh cho con. Sau 10 năm ròng rã, họ cũng đành bất lực chấp nhận con gái phải gắn với chiếc xe lăn đến hết cuộc đời.
Dù khó khăn, vất vả nhưng chị nhưng vẫn khao khát được đi học để phát triển bản thân. Ban đầu, gia đình chị phản đối vì lo ngại là người khuyết tật chị sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc học và không có tương lai. Nhưng chị Nhung vẫn quyết tâm, tận dụng mọi cơ hội để học hỏi, góp nhặt kiến thức. Lên cấp 3, đọc được tin tuyển sinh về khóa học công nghệ thông tin dành cho người khuyết tật trên báo, chị Nhung đã thuyết phục bố mẹ cho mình rời Nghệ An lên Hà Nội để học tập và theo đuổi ước mơ. Ban đầu, bố mẹ kiên quyết không đồng ý, nhưng nhờ sự kiên trì và khát khao tìm được một cái nghề để nuôi sống bản thân, không còn là gánh nặng đối với gia đình và xã hội, cuối cùng chị Nhung cũng thỏa được ước mơ.

Lần đầu đặt chân đến Hà Nội, chị Nhung gặp rất nhiều khó khăn nhưng bằng ý chí nghị lực, cùng với sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè, chị đã dần ổn định cuộc sống. Ngày đi học, tối về chị Nhung lại tranh thủ làm hoa giả, làm hộp giấy, gấp bì thư, thùa khuy... việc gì làm được là chị làm, miễn có tiền để theo học.
Sau khi ra trường, thay vì về quê, cô gái ngồi xe lăn quyết định ở lại Hà Nội, tham gia vào các hoạt động của người khuyết tật. Tại đây, chị Nhung đã có cơ duyên tham gia Câu lạc bộ Phụ nữ khuyết tật, Ngôi nhà Móc. Chị và những người bạn đã thực hiện dự án quyên góp đồ cũ và tái chế chúng thành sản phẩm có tính ứng dụng và thẩm mỹ cao, để giảm rác thải ra môi trường lại vừa tạo thu nhập và niềm vui cho người khuyết tật.
Những cuộc sống sẽ dần tốt lên với cô gái khuyết tật, nào ngờ vào tháng 8/2022, chị Nhung phát hiện ra mình bị ung thư vú giai đoạn 3 đã di căn. Đầu năm 2023, mẹ chị Nhung cũng phát hiện ung thư vú giai đoạn 3. Nhưng thay vì gục ngã, oán trách số phận, chị Nhung vừa tích cực điều trị, vừa lập ra dự án "Chạm Sáng Tạo Xanh" để kêu gọi mọi người quan tâm đến môi trường, đặc biệt là về rác thải nhựa, là một trong những tác nhân gây ra nhiều bệnh tật cho con người, trong đó có bệnh ung thư.
Hiện chị Nhung đang trong quá trình điều trị bệnh tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Dù sức khỏe không tốt nhưng chị vẫn cố gắng cùng các chị em trong Câu lạc bộ Phụ nữ khuyết tật quận Hà Đông xây dựng và phát triển mô hình làm đồ thủ công tái chế với sợi cotton, len thu hồi và vải vụn tận dụng, để tạo ra những sản phẩm tái chế có giá trị, có tính ứng dụng cao trong cuộc sống.
Người phụ nữ ngồi xe lăn chia sẻ: “Tôi mong mọi người có thể chung tay bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ nhất, như nói không với sử dụng túi nilon khi đi chợ mua đồ, gom nhặt những chai nước sau khi sử dụng để tái chế thành những vật dụng hữu ích”. Giờ đây, mong muốn lớn nhất của chị Nhung là có tiền để duy trì chữa bệnh và tiếp để tục phát triển dự án làm hoa tái chế bảo vệ môi trường.
Xem thêm: Vượt nghịch cảnh, nữ sinh khuyết tật tỏa sáng với giấc mơ đại học
Đọc thêm
Dù bản thân gặp nhiều khó khăn vì là người khuyết tật, nhưng chàng trai Trần Ái Hải Sơn (Bình Phước) vẫn nỗ lực vươn lên.
Từ chỗ tuyệt vọng, tìm mọi cách để giải thoát bản thân sau biến cố tai nạn liệt toàn thân, anh Nguyễn Ngọc Hà nỗ lực vươn lên trở thành ông chủ 2 công ty.
Những ngày chiến đấu với tử thần trên giường bệnh, nguồn động lực sống duy nhất của anh Nguyễn Thanh Tuấn chính là mẹ...
Tin liên quan
Sau một tai nạn, từ một cô người khỏe mạnh bình thường, cô gái Quảng Ninh Phạm Thiên Trang (SN 1992) đã mất đi một bên chân, mọi ước mơ cũng vì thế mà dang dở.
Với sự kiên cường, nữ sinh khuyết tật – Lê Thảo Nguyên đã vượt qua mọi khó khăn, thành công theo đuổi ước mơ học ngành Tâm lý học Giáo dục và trở thành tấm gương khuyết tật tiêu biểu được vinh danh trong chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt” năm 2024.
Không cam chịu số phận, sau 4 năm nỗ lực không ngừng nghĩ, nam sinh xương thủy tinh – Nguyễn Đức Quân (SN 2002, Hải Phòng) bước khỏi cảnh cổng đại học với tấm bằng loại giỏi trên tay.
Bài mới

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.