Giải mã loạt bí ẩn về khu di tích Lam Kinh: Chuyện cây ổi biết "cười" gây tò mò

Tọa lạc tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, khu di tích Lam Kinh tới tận bây giờ vẫn lưu giữ nhiều câu chuyện bí ẩn, huyền ảo về một triều đại phong kiến được coi là hưng thịnh bậc nhất lịch sử Việt Nam.

Thùy Nguyễn
17:00 28/10/2021 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thực hư chuyện cây ổi biết “cười”

Trên con đường đá dẫn vào Khu lăng mộ vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi), bên cạnh hai hàng tượng quan hầu và các con vật như Nghê, Ngựa, Tê giác và Hổ được tạc bằng đá, chếch lăng khoảng gần 10m là một cây ổi kỳ lạ. Cây cao khoảng 3m, nhánh tỏa đều 4 hướng, thân cây sần sùi. Cây ổi có dáng huyền, uốn lượn theo thế rồng chầu.

Bốn mùa, cây ổi này đều ra quả thơm ngon. Nhìn thế nhưng cây này đã gần trăm năm tuổi. Được biết, cây ổi này được ông Trần Hưng Dẫn (quê Nam Định) cung tiến năm 1933. Vốn hiếm muộn con, ông Dẫn đến trước mộ vua Lê Thái Tổ cầu tự, nhờ đó mà hạ sinh được quý tử. Do đó, ông đã cung tiến 4 tượng voi, 2 cây Long não và cây ổi trồng trong lăng mộ để bày tỏ lòng thành. 

giai-ma-loat-bi-an-ve-khu-di-tich-lam-kinh-1

Tuy nhiên, cây ổi này đặc biệt và nổi tiếng nhờ khả năng biết “cười”. Chờ khi không có gió, cây lặng như tờ thì gãi khẽ vào phần nách cây (những ngã nhánh được xem là nách cây) thì sẽ thấy những chiếc lá ổi rung lên như đang cười reo vì… nhột. Nếu gãi không đúng “nách”, cây vẫn rung nhưng nhẹ nhàng hơn. Đáng nói, dù lá rung nhưng cành lại không rung, bao gồm cả những cành yếu ớt nhất. Nếu nắm tay vào thân cây rồi nhắm mắt, đầu óc tịnh tâm không suy nghĩ sẽ cảm thấy đầu óc lâng lâng khó tả, vô cùng thoải mái. 

Theo Ban Quản lý Khu di tích Lam Kinh, lần đầu tiên cây ổi này được phát hiện khả năng biết “cười” là vào năm 2001. Kể từ đó, mỗi khi có người lấy tay gãi nhẹ lên thân cây, lá ổi sẽ rung lên bần bật như có gió nhẹ thoảng qua. Nhiều người chứng kiến vô cùng kinh ngạc và thích thú, họ cho rằng nguyên nhân do dòng từ trường nằm ngay dưới gốc cây. Thế nhưng, cũng không ít người tỏ ra sợ sệt, thậm chí còn chắp tay khấn vái. 

giai-ma-loat-bi-an-ve-khu-di-tich-lam-kinh-2

Từ 2001-2008, Bộ Khoa học - Công nghệ đã có đề án nghiên cứu cấp quốc gia về dòng gen của cây ổi này nhưng cho tới tận ngày nay vẫn chưa có kết quả. Người dân địa phương gọi đây là cây “mộc tinh”, đã sống quá lâu nên cũng có cảm giác và linh hồn như con người. Bên cạnh đó, họ còn cho rằng, vùng đất lăng mộ Lê Thái Tổ là nơi hội tụ linh khí của đất trời, linh thiêng vô cùng nên cây ổi mới có hiện tượng như vậy.

Chuyện tình đa – thị nổi tiếng

Bên cạnh cây ổi biết cười thì ở Khu di tích Lam Kinh còn có cây đa rất to nằm ở phía trái cổng, đi qua cây cầu đá dẫn vào chính điện. Cây đa này cao khoảng 30m, bộ rễ gân guốc, vằn vện với nhiều hình thù kỳ dị, tán lá rộng che kín một khoảng diện tích. Cây đa có tuổi đời trên dưới 300 năm, là một trong những nhân chứng sống lâu nhất của lịch sử bi hùng vùng đất Lam Kinh. Cây đa có tuổi đời trên dưới 300 năm.

Theo những người đã gắn bó lâu năm với khu di tích này kể lại, cây đa này có tên là đa - thị. Nguyên nhân bởi chỉ có một gốc nhưng lại hai cây là cây đa và cây thị. Trước đây, ở chỗ cây đa này là một cây thị. Mùa hè quả thị chín thơm ngát một vùng, chim chóc kéo nhau về ăn quả, làm tổ. Khi ấy, những chú chim đã vô tình làm rơi hạt đa xuống đất và mọc thành cây.

giai-ma-loat-bi-an-ve-khu-di-tich-lam-kinh-3

Cây đa ngày càng to, xanh tốt um tùm, ôm trọn lấy cây thị rồi hóa chung một gốc như đôi uyên ương. Cây thị sống dưới cây đa vẫn tươi tốt, ra quả đều đặn. Người dân ví cây đa như chàng trai trẻ sung sức còn cây thị là người con gái dịu dàng cần được chở che. 

Xung quanh gốc đa-thị cũng có nhiều câu chuyện ly kỳ được người dân truyền kể lại. Cụ thể, từng có thời gian đây được coi là biểu tượng trường tồn của tình yêu và hạnh phúc. Các cặp đôi thường tìm đến gốc đa - thị cùng nguyện ước được chung bước trọn đời, các cặp vợ chồng lại ước được bên nhau đến đầu bạc răng long…

Tuy nhiên, theo các nhà sinh vật học, cây đa vốn là thực vật phụ sinh, hay mọc trên thân cây khác từ hạt mà chim chóc hay động vật mang đến. Hạt đa sẽ phát triển ra các rễ khí sinh, bao bọc cây chủ. Sau đó, cây đa sẽ hút khí và dưỡng chất từ cây chủ nên gọi là cây đa “bóp cổ”. Quá trình này thường diễn ra không lâu bởi cây chủ sẽ nhanh chóng bị chết khô. Thế nhưng, ở khu di tích Lam Kinh, cây đa và cây thị vẫn quấn quýt lấy nhau cả trăm năm. Mãi tới năm 2007, cây thị mới chết hẳn. 

Xem thêm: Bốn thuyết khác nhau về cái chết đầy bí mật của Trần Cảo - vị vua bù nhìn do Lê Lợi dựng lên

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận