Giải mã bí mật trường sinh của chú chuột chũi già nhất thế giới: Đã 39 tuổi, sống lâu gấp 9 lần chuột thường

Tiến đến số tuổi 39, chú chuột trụi lông Joe đã bất chấp định luật tử vong của Gompertz. Joe đang ở cái tuổi cao hơn 9 lần tuổi thọ của những con chuột bình thường, gấp 5 lần những loài gặm nhấm cùng kích thước khác.

Thùy Nguyễn
11:15 11/08/2021 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Sinh ra năm 1982, Joe đã gần 40 tuổi và già đi trông thấy. Chú chuột già nua này vẫn có sở thích gặm nhấm các loại rau củ nhưng mắt đã lác đi, có nhiều nếp nhăn dù da dẻ vẫn hồng hào, hàm răng cũng trở nên kỳ lạ khi răng hàm trên ‘chạy’ ra ngoài môi, có tác dụng đẩy chất bẩn ra khỏi miệng khi cần thiết.

Một nhà sinh vật học tên Rochelle Buffenstein đã có cơ hội gặp Joe khi bắt đầu nghiên cứu chuột chũi trụi lông từ những năm 1980 khi đang làm tiến sĩ ở Cape Town, Nam Phi. Khi đó, nghiên cứu của cô liên quan đến việc chuyển hóa vitamin D ở chuột chũi. Tuy nhiên đến năm 1990, Buffenstein nhận ra rằng, những con chuột chũi mà cô nghiên cứu vẫn chưa chết. Đây chính là lý do khiến Buffenstein nghiên cứu về lão hóa.

bi-mat-truong-sinh-cua-chu-chuot-chui-gia-nhat-the-gioi-1
Joe năm nay đã 39 tuổi

Năm 2000, Joe chuyển về sống với Buffenstein tại phòng thí nghiệm của mình ở New York. Kể từ đó tới nay, chú chuột trụi lông già nua này đã cùng cô tham dự hàng loạt bài nghiên cứu ở khắp mọi nơi.

Khi mới bắt đầu nghiên cứu độ tuổi của những con chuột trụi lông, Buffenstein chụp một loại hình ảnh trước và sau về cơ chế sinh học của loài động vật này, xem khi nào thì xương, các cơ quan hay mức độ chống oxy hóa của chúng thay đổi nhưng chờ đợi mãi lại chẳng có chuyện gì xảy ra.

Bình thường khi con người gia đi, chức năng tế bào suy giảm và cơ thể rất dễ mắc bệnh, sau đó tử vong. Các tế bào già đi cũng ngừng tái tạo, cạn kiệt các tế bào gốc trẻ hóa khiến sự liên lạc giữa các tế bào bị phá vỡ, tình trạng viêm nhiễm tăng lên.

Ở động vật, định luật tử vong Gompertz là một mô hình toán học định lượng cách thức nguy cơ tử vong bên trong tăng theo cấp số nhân khi những con vật già đi. Hình dạng của đường cong Gompertz là quy chuẩn dù mỗi loài động vật có tuổi thọ khác nhau. Tuy nhiên, chuột chũi trụi lông lại hoàn toàn khác.

bi-mat-truong-sinh-cua-chu-chuot-chui-gia-nhat-the-gioi-2
Đường cong mô tả định luật tử vong Gompertz

Những con chuột trũi trụi lông bất chấp định luật tử vong của Gompertz. Khi Joe 35 tuổi, chưa có số liệu thống kê cho thấy nguy cơ tử vong của nó đã cao gấp đôi so với khi... lên 2 tuổi. Chuột chũi là loài có tính xã hội cao. Nó sẽ giao phối tối đa 3 con đực và vẫn có khả năng sinh sản sau 30 năm sau kể từ khi dậy thì - tương đương với việc sinh con ở tuổi 300 ở con người.

So với những động vật sống thành từng nhóm lớn, chuột chũi trụi lông nhìn chung khá ổn định và hiền hòa. Chúng có cuộc sống tương đối lành mạnh, một phần do loài này hay sống trong các hang sâu ở sa mạc, nơi rất ít các loại động vật ăn thịt tự nhiên. Không phải chuột chũi trụi lông không bao giờ bị bệnh hay già đi, tuy nhiên cơ thể của chúng bằng một cách nào đó đã làm chậm đi quá trình này.

Theo năm tháng, xương chuột chũi vẫn giữ nguyên hàm lượng khoáng chất và rắn chắc như cũ. Chức năng tim của chúng cũng không thay đổi dù qua mấy chục năm tuổi đời. Trong tế bào chuột chũi trụi lông tích một lượng lớn protein gọi là p53, có tác dụng ngăn chặn khối u. Trong một báo cáo của Buffenstein cho thấy, lượng chất này trong mô liên kết của chuột chũi nhiều hơn 10 lần ở người và các loài chuột khác.

bi-mat-truong-sinh-cua-chu-chuot-chui-gia-nhat-the-gioi-3
Bí quyết sống lâu của Joe vẫn còn nhiều bí ẩn

Chúng còn có một protein được gọi là NRF2 – một yếu tố phiên mã dính vào DNA và kích hoạt một số gen bảo vệ tế bào. Nó hoạt động như một hàng rào bảo vệ đối với chất chống oxy hóa, chất khử độc, giữ để các protein khác không bị sắp xếp sai; từ đó ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm phổ biến như bệnh tim, tiểu đường, trầm cảm...

So với con người và động vật có vú, việc sản xuất protein này ở chuột chũi trụi lông tích cực hơn. Có lẽ, chính NRF2 là nguyên nhân giúp chuột chũi thoát được sự tấn công của nhiều bệnh liên quan đến lão hóa. Do chuột chũi chống lại bệnh tật rất tốt, Buffenstein vẫn đang tìm kiếm bí mật bên trong hệ thống miễn dịch của loài này và hi vọng sẽ tìm thấy một nhóm các tế bào đặc biệt.

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận