Điểm danh 5 cuốn sách kì bí nhất về thế giới phép thuật cổ xưa
Thời xa xưa, việc dùng bùa chú, phép thuật, lời nguyền được phát triển khá mạnh và được ghi chép trong nhiều cuốn sách được lưu truyền đến tận ngày nay.
Trong cuộc sống, những điều càng bí ẩn, kỳ dị lại càng thu hút sự chú ý của con người. Thế giới phép thuật cổ xưa cũng vậy, nó được thể hiện chi tiết qua 5 cuốn sách kỳ bí dưới đây.
Ars Notoria
Ars Notoria là một trong năm cuốn sách trong một cuốn sách ma thuật có tên Lesser Keys of Solomon. Cuốn sách này chú trọng vào Quỷ học, ra đời từ thế kỷ 13 và không rõ tác giả là ai.
Ars Notoria là một cuốn sách giúp người dùng có thể tinh thông một lĩnh vực học vấn bất kỳ, giúp họ trở nên thông thái hơn, sở hữu trí nhớ hoàn hảo cũng kỹ năng hùng biện hơn người, tạo ra được những đồ vật thần bí trong thế giới tâm linh.
Những cuốn sách nguyên bản được viết dưới 3 dạng khác nhau, gồm chữ Hy Lạp, chứ Latin và chữ Do Thái với nội dung tạo ra những đồ vật thần bí như bùa may mắn hay bùa hộ mệnh. Nhiều người khẳng định, vua Solomon đã áp dụng nguyên vẹn các bài học trong sách Ars Notoria để trở thành người cai trị thông thái và tài năng.
Nếu hiến dâng thân mình cho Ars Notoria, những người học nghệ thuật sẽ đạt đến đẳng cấp thông thái, bậc thầy về học thuật. Thậm chí, có người còn có thể giao tiếp với thế giới bên kia và nhìn thấy linh hồn.
Ngày nay, một số phiên bản của cuốn sách vẫn được lưu truyền nhưng nội dung thì không ai dám chắc có giống với bản gốc hay không. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, kiến thức trong Ars Notoria chỉ là hoang đường.
Pseudomonarchia Daemonum
Cuốn sách Pseudomonarchia Daemonum còn được biết đến với cái tên Hệ thống cấp bậc của Quỷ. Cuốn sách này là xuất hiện ban đầu như một phụ lục của sách về Quỷ học và Ma thuật của Johann Weyer. Trong sách đưa ra tên của 69 con quỷ, được tóm tắt từ thế kỷ 16.
Johann Weyer là con trai của một Thương vụ dân sự, một bác sĩ người Hà Lan và cũng là một thầy tu huyền bí. Từ nhỏ, Weyer đã thông thạo tiếng Latin và theo học pháp sư nổi tiếng Heinrich Cornelius Agrippa. Sau 27 năm, Weyer cho ra đời cuốn sách Pseudomonarchia Daemonum.
Theo như cuốn sách này, Weyer khẳng định những con quỷ và quái vật dưới địa ngục có thể có sức mạnh ảo thuật lên con người, dưới dạng một căn bệnh tâm thần đáng sợ. Mong muốn của Weyer là có thể tạo ra một loại tín ngưỡng để cứu những người bị nguyền rủa.
Arbatel de magia veterum
Arbatel de magia veterum là cuốn sách ma thuật ở thời Phục hưng, được viết năm 1575 SCN bởi Jacques Gohory - một tín đồ của đạo Paracelsus. Arbatel de magia veterum là một trong những cuốn sách có ảnh hưởng nhất và khác biệt với đa phần các cuốn sách khác.
Arbatel de magia veterum không nói về bóng tối ma thuật hay những lời nguyền, cuốn sách hướng về thiên nhiên, mối quan hệ tích cực giữa con người và thế giới tự nhiên cùng sự tương tác qua lại giữa 2 thế giới. Nó còn chứa những chỉ dẫn tâm linh để sống một cuộc sống thành thật và đáng kính trọng.
Necromancer's Manual
Necromancer's Manual có tên đầy đủ là The Munich Manual of Demonic Magic (tạm dịch: Bản hướng dẫn ma thuật quỷ dữ Munich). Cuốn sách gồm các câu bùa chú và hướng dẫn ma thuật để chiêu hồn quỷ dữ.
Ra đời vào khoảng thế kỷ XV, Necromancer's Manual giống như các cuốn sách ma thuật khác, nêu lên 3 phương pháp để áp dụng lên đối tượng thực hiện là: Tạo ảo giác, liệu pháp tâm lý và phép phân ly. Cuốn sách còn đề cập đến việc hiến tế các sinh vật huyền thoại, hàng loạt nghi lễ trừ quỷ cổ xưa cùng các loại ma thuật đen tối đáng sợ.
Cuốn sách của Pháp sư Abramelin
Cuốn sách này được viết dưới dạng một cuốn tiểu thuyết hoặc tự truyện của một người tên Abraham. Được biết, Abraham sống vào khoảng thế kỷ 14 và 15, là một người Đức gốc Do Thái. Cuốn sách nói về việc truyền đạt kiến thức ma thuật của Abraham cũng như kiến thức Kabbalistic cho con trai mình - Lamech.
Abraham đã gặp Pháp sư Abramelin tại Ai Cập, sau đó được người này truyền dạy pháp thuật Kabbalistic và cho hai bản thảo. Trong Cuốn sách của Pháp sư Abramelin, nổi bật là “Lễ Abramelin”, một nghi lễ vô cùng phức tạp, có thể giúp các pháp sư có thêm kiến thức và hội thoại với cả quỷ cùng “thiên thần hộ mệnh” của mình.
Sau này, bản thảo của Abramelin được dùng trong các hội kín như Hermetic Order of the Golden và Aleister Crowley’s mystical system of Thelema.
Xem thêm: Phơi bày sự thật về làng Inunaki - 1 trong 3 địa điểm bí hiểm nhất ở nước Nhật
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận