Tế lễ và lợi ích theo đúng lời Phật dạy
Tế lễ được thành công thì người chủ tế phải trong sạch, quốc vương phải trong sạch, đặc biệt là không có sự hối tiếc trước, đang và sau khi tế lễ. Muốn cho lợi ích cuộc tế lễ lớn hơn thì “ hãy tổ chức tế đàn một cách khiến nội tâm được an vui hoan hỷ”
Theo bài kinh Kutadanta, kinh Trường bộ, tập 1. Khi Phật ở tại một làng Khànumata thuộc Magadha, của người Bà- la- môn tên Kùtadanta. “Lúc bấy giờ, một đàn tế lớn đang được thiết lập cho Bà- la- môn Kùtadanta, bảy trăm con trâu đực, bảy trăm con nghé đực lớn, và bảy trăm con nghé cái lớn, bảy trăm con dê và bảy trăm con cừu đã được dắt đến trụ tế lễ cho đàn tế”1 .
Khi người Bà- la- môn này chuẩn bị lễ tế đâu vào đấy thì hay tin Phật đến làng. Vì muốn cho lễ tế được thành công mỹ mãn nên ông muốn đến gặp Phật để được tham vấn. Ban đầu mọi người ngăn không cho ông đi vì sợ ảnh hưởng đến sự cao quý của dòng tộc ông nhưng ông cố thuyết phục mọi người. Cuối cùng ông đã thuyết phục được họ và cùng nhau đến gặp Phật. Sau khi đưa ra những ý tưởng và những câu hỏi, ông được Phật dùng hình ảnh lễ tế đàn quá khứ để chỉ cho ông biết về cách tế đàn và lợi ích của nó.
Trong cuộc tế lễ thì người chủ tế phải trong sạch, quốc vương phải được trong sạch, và đặc biệt là không có sự hối tiếc trước, đang và sau khi tế lễ. Muốn cho lợi ích cuộc tế lễ lớn hơn thì “ Hãy tổ chức tế đàn một cách khiến nội tâm được an vui hoan hỷ” và “ trong lễ tế đàn này, không có trâu bò bị giết, không có dê cừu bị giết, không có gà heo bị giết, không có loại sinh vật nào khác bị sát thương, không có cây cối bị chặt làm trụ để tế lễ,… những người nô bộc hay người đau tin hay những người làm thuê không bị doạ nạt bởi hình phạt… Tế đàn nay hoàn thành chỉ với dầu, sanh tô, thực tô, mật, đường miếng”.
Qua đoạn trích trên ta thấy tế đàn trên là tiêu biểu cho tế đàn của thời quá khứ mà chính đức Phật là người chủ tế. Nó cũng là lời nhắc nhở cho những người đương thời tổ chức tế đàn như vậy là đúng pháp. Vì ngoài sự trong sạch của người chủ tế, người đứng ra tổ chức, thì yếu tố kế đến là mọi người tham gia buổi tế phải hoan hỷ. Vì có hoan hỷ thì kết quả mới được thành công một cách tốt đẹp nhất. Và thêm các yếu tố quan trọng nữa là trong lễ tế không có sinh vật bị giết, không có người khác bị sợ hãi. Vật tế là những món đồ làm từ thực vật hay ít
Trong cuộc tế lễ thì người chủ tế phải trong sạch, quốc vương phải được trong sạch, và đặc biệt là không có sự hối tiếc trước, đang và sau khi tế lễ. Muốn cho lợi ích cuộc tế lễ lớn hơn thì “ Hãy tổ chức tế đàn một cách khiến nội tâm được an vui hoan hỷ”2 và “ trong lễ tế đàn này, không có trâu bò bị giết, không có dê cừu bị giết, không có gà heo bị giết, không có loại sinh vật nào khác bị sát thương, không có cây cối bị chặt làm trụ để tế lễ,… những người nô bộc hay người đau tin hay những người làm thuê không bị doạ nạt bởi hình phạt… Tế đàn nay hoàn thành chỉ với dầu, sanh tô, thực tô, mật, đường miếng”.3
Qua đoạn trích trên ta thấy tế đàn trên là tiêu biểu cho tế đàn của thời quá khứ mà chính đức Phật là người chủ tế. Nó cũng là lời nhắc nhở cho những người đương thời tổ chức tế đàn như vậy là đúng pháp. Vì ngoài sự trong sạch của người chủ tế, người đứng ra tổ chức, thì yếu tố kế đến là mọi người tham gia buổi tế phải hoan hỷ. Vì có hoan hỷ thì kết quả mới được thành công một cách tốt đẹp nhất. Và thêm các yếu tố quan trọng nữa là trong lễ tế không có sinh vật bị giết, không có người khác bị sợ hãi. Vật tế là những món đồ làm từ thực vật hay ít nhất là những vật thực không tổn hại đến sanh mạng của chúng sanh như những tế đàn đương thời.
Vì khi một tế lễ không có sự giết chóc, không có người bị tổn thương chính là thể hiện tính từ bi, bình đẳng tôn trọng mạng sống của nhau. Và đây cũng nói lên tinh thần bình đẳng của đức Phật không giới hạn ở loài người mà còn lan toả khắp chúng sanh vạn loại. Vì nếu tình thương của đức Phật chỉ giới hạn chỉ với loài người thì những chúng sanh khác sẽ không hưởng được giáo lý giải thoát của Ngài. Và tinh thần bình đẳng của Ngài sẽ chỉ dừng lai một giới hạn nào đó. Như vậy, Phật giáo khác với tôn giáo đương thời, ngoài yếu tố con người, Phật giáo còn quan tâm đến chúng sanh khác.
Cũng trong lời dạy về tế đàn, Phật cũng đưa ra một số cách làm ít tốn kém, ít phiền não nhưng lại có kết quả thiết thực hơn như là: bố thí, cúng dường, xây dựng tịnh xá, quy y, giữ giới,… Trong những yếu tố trên thì yếu tố “giữ giới” có liên quan gián tiếp đến sự bình đẳng của chúng sanh. Vì trong các giới mà Phật đã chế, đối với người Phật tử thì không sát sanh nằm trong năm giới căn bản. Còn đối với người xuất gia không sát sanh nằm trong bốn giới trọng. Mà trong bài kinh Sa môn quả thuộc Trường bộ kinh, tập 1 cũng có đề cập về vấn đề này như sau: “Đại vương! Thế nào là Tỷ kheo giới hạnh cụ túc? Ở đây, này Đại vương, Tỷ kheo từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ thượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến tất cả hạnh phúc của chúng sanh và loài hữu tình. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật”4. Hay trong kinh Trường bộ, tập 2, bài kinh Giáo thọ Thi- ca- la- việt cũng dạy rằng: “Sát sanh và trộm cắp, nói láo, lấy vợ người, Kẻ trí không tán thán, Những hạnh nghiệp như vậy”5.
Qua đó, nếu một con người biết tuân thủ giới không sát sanh, ngoài ý nghĩa thể hiện lòng từ bi, tránh oán thù vay trả ở kiếp sau mà nó còn thể hiện tính tôn trọng các mạng sống các loài vật khác. Với việc sát sanh, trộm cắp, nói dối, lấy vợ người,… là việc làm người trí không khen ngợi. Ở đây, tầm quan trọng của việc không sát sanh được đức Phật đặt lên hàng đầu khi dạy cho người Phật tử, mà trong bài kinh này Phật dạy cho người gia chủ Thi- ca- la- việt. Điều này mang một ý nghĩa là tất cả chúng sanh đều có quyền được sống như nhau.
Nếu người nào sau khi sát sanh mà tinh thần hoan hỷ thì đức Phật gọi đó là người ngu si . Không những rời xa sự yểm ly, ly tham, tịch diệt, an tịnh, thắng trí giác ngộ và Niết- bàn mà còn phải chịu luân hồi trả vay do sát nghiệp mình gây ra. Và sát sanh chính là coi thường mạng sống của kẻ khác, tạo ra sự bất bình đẳng về luật sống giữa các chúng sanh với nhau.
Vì vậy thông qua hình ảnh các lễ tế đàn mà Phật cho là đúng pháp. Nếu ai thực hành theo sẽ được lợi ích cho chính bản thân họ và lợi ích cho những chúng sanh không phải chết vì các tế đàn vô nghĩa. Nếu vì sức khỏe, hay vì một lợi ích nào đó cho bản thân gia đình mà giết hại sanh vật khác để cúng tế thì mất đi ý nghĩa bình đẳng về quyền được sống giữa chúng sanh với nhau. Còn về mặt đạo đức tâm linh, giết đi một sinh mạng để cầu mong sự an lành cho sinh mạng khác là đều không thể, đôi khi còn mang kết quả ngược lại.
Như vậy, tế lễ mà Phật muốn nói đến là tế lễ mà mọi người khi tham dự đều được hạnh phúc, an lạc.
Thích Huệ Sĩ
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận