Ngũ Uẩn Giai Không là gì?

Tóm tắt toàn bộ giáo lý Phật giáo trong một vài từ ngữ thì đó chính là "Ngũ Uẩn Giai Không". Ngũ uẩn hay Năm uẩn là một thuật ngữ thông dụng trong Phật học, bao gồm: Sắc (vật chất); Thọ (cảm giác); Tưởng (tưởng tượng); Hành (chuyển động); Thức (nhận thức, phân biệt).

Loan Nguyễn
06:00 13/05/2021 Loan Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ngũ Uẩn là gì?

Tóm tắt toàn bộ giáo lý Phật giáo trong một vài từ ngữ thì đó chính là "Ngũ Uẩn Giai Không". Ngũ uẩn hay Năm uẩn là một thuật ngữ thông dụng trong Phật học, bao gồm: Sắc (vật chất); Thọ (cảm giác); Tưởng (tưởng tượng); Hành (chuyển động); Thức (nhận thức, phân biệt).

Sắc uẩn

Trong 12 sắc ấy thì chúng luôn là sắc như thực, nhưng nếu 5 sắc căn bị chấp thủ là “ta”; và 7 sắc đối tượng bị chấp thủ là “của ta” thì đã biến chúng thành sắc uẩn rồi! Một số ví dụ cụ thể:

Khi mắt ta nhìn một bông hoa, ta không bao giờ nhìn bông hoa như là bông hoa (sắc như thực), mà luôn chất chồng vào cái hoa ấy không biết bao nhiêu là khái niệm: Hoa đỏ, hoa vàng, hoa này đẹp, hoa kia xấu, hoa này có giá trị, hoa kia không có giá trị... Chính những khái niệm đỏ, vàng, đẹp, xấu, có giá trị, không có giá trị... đã phủ chụp, đã chồng chất lên cái hoa thực nên gọi là sắc tập khởi. Cái phủ chụp, chồng chất ấy chính là uẩn, tạo thành sắc uẩn.

ngu-uan-giai-khong-1

Khi tai nghe âm thanh, ta không bao giờ nghe âm thanh như chỉ là âm thanh (sắc như thực – âm thanh là vật chất, là sắc) mà luôn chất chồng lên cái âm thanh ấy, nào cao, nào thấp, nào trầm, nào bổng, nào réo rắc, nào thê lương... Chính những khái niệm chủ quan, do tình cảm hay lý trí này chế biến, đẻ ra... đã phủ chụp, chồng chất lên cái âm thanh thực nên được gọi là sắc tập khởi. Cái phủ chụp, chồng chất ấy chính là uẩn, tạo thành sắc (thanh) uẩn.

Mũi ngửi hương, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm... đều tương tự như trên; nghĩa là nếu ta không được thấy rõ như thực mà để cho tình cảm, lý trí của mình xen vào thì đều bị biến thành sắc uẩn – nói theo thuật ngữ Duy Thức là do “biến kế sở chấp” mà thành uẩn.

Sắc uẩn có thể đoạn tận: Sắc uẩn ấy nó không có trong thế giới tự nhiên, mà chỉ có trong tình cảm và lý trí chủ quan của người mê, khởi sanh chấp trước mà thôi.

Chẳng hạn, hôm qua tôi cãi nhau với một người nên đưa đến giận tức nhau. Sáng nay, người ấy muốn đến gặp tôi để xin lỗi. Nhưng vừa nhìn thấy người ấy thì hình ảnh, khuôn mặt của người ấy từ ngày hôm qua hiện ra – nên tôi đùng đùng nổi giận. Ồ, hóa ra, là mình đã lấy cái khuôn mặt (sắc) của anh ta từ ngày hôm qua để chồng lên khuôn mặt của anh ta sáng hôm nay (sắc uẩn) nên đâm ra giận ghét. Vậy thì rõ ràng mình giận ghét cái không thật có, vì hôm qua đã qua rồi, còn hôm nay, con người anh ta, khuôn mặt (sắc) anh ta đang mới mẻ hiện tiền thì mình không thấy! Như vậy, nếu hiện quán, minh sát, trở lại với “thực tại đang là” thì uẩn kia liền chấm dứt, chấm dứt luôn cả giận tức.

Thọ uẩn 

Khổ thọ uẩn hay khổ khổ 

Từ khổ thọ bình thường, thuần túy ở trên, phát sinh tâm lý chủ quan làm gia tăng cảm giác khổ thêm một tầng nữa gọi là khổ khổ.

Chính tâm sân (phi hữu ái) tác động (là do ta bực bội, không chịu đựng nổi nên phát sinh tâm sân) nên khổ thọ thuần túy bị biến đổi, bị tư và hành chi phối, phải nhận chịu cái khổ thâm sâu hơn. Nói cách khác, khổ thuần túy chỉ ở nơi thân, khổ do sân chi phối là khổ ở nơi tâm. Khổ ở nơi thân là do sự tác động tự nhiên của căn trần thức. Khổ ở nơi tâm là do tư và hành chi phối. Nó chỉ là ảo giác, không thực, nhưng có khả năng bóp méo toàn bộ tâm sinh lý của con người. Đây chính là khổ khổ, là thọ khổ uẩn.

Lạc thọ uẩn hay lạc hoại khổ

Khi lạc thọ thuần túy phát sinh như 2.1.2, do tâm tham (hữu ái) xen vào làm cho lạc thọ thuần túy bị biến đổi mà thành uẩn:

Khi lạc đang tồn tại thì sợ lạc biến mất. Khi lạc tồn tại quá lâu thì sinh chán nản, chán chường. Khi lạc biến mất thì sinh ra nuối tiếc, sầu muộn.

Sợ hãi, nuối tiếc, chán chường… chính là nỗi khổ mới, tức sự khổ do lạc biến đổi, đổi khác; đây mới chính là hoại khổ hay lạc thọ uẩn.

Xả thọ

Lúc không có khổ thọ và lạc thọ tức là xả thọ, chúng ta thường không giữ nó được lâu, chạy đi tìm kiếm những đối tượng ưa thích khác... Chính trạng thái tâm lăng xăng tìm kiếm, lăng xăng tạo tác này tạo nên cái khổ gọi là hành khổ. Sự thúc động ấy là do tâm si hay dục ái chi phối, chạy đi tìm kiếm những đối tượng ưa thích, rồi lại rơi vào trường hợp của khổ, lạc ở trên để tạo nên uẩn khác.

Thọ uẩn có thể đoạn tận

Quan sát tất cả các thọ khổ, lạc, xả, hỷ, ưu ở trên, ta thấy chúng đều có những cảm thọ bình thường, thuần túy – nhưng khi chúng có sự tham dự của bãn ngã, ví như tôi đau, tôi nhức, tôi vui, tôi buồn... thì tất thảy chúng đều biến thành thọ uẩn. Lấy tuệ minh sát nhìn ngắm thì chúng vốn là không, không thực có, chỉ do ta tự chế biến đẻ ra mà thôi.

Khi ta thương một người thì vẻ mặt hay tiếng nói, cười cả sự đi, đứng... gì của người ấy cũng dịu dàng, thân thương cả. Trái lại, đấy là người mà ta ghét thì vẻ mặt hay tiếng nói, cười, đi, đứng... gì của người ấy cũng khiến ta khó chịu, bực bội cả. Như vậy, chính tình cảm chủ quan của ta, đã biến cảm thọ như thực thành dịu dàng, thân thương (lạc) hay khó chịu, bực bội (khổ).

Tưởng uẩn

Bị ký ức, hồi tưởng xen vào, để cho hình ảnh, âm thanh, mùi vị... quá khứ chồng lên hình ảnh, âm thanh, mùi vị... hiện tại làm cho “tri giác đang là” bị biến đổi.

Bị tưởng tượng xen vào làm sai lạc đối tượng, biến đối tượng như thực thành đối tượng khác. 

Ví dụ: Thấy sợi dây tưởng là con rắn rồi sợ hãi con rắn do mình tưởng tượng ra. Thấy bóng cây lay động tưởng là con ma, sợ hãi bỏ chạy. Nghe tiếng súng nổ tưởng là tiếng pháo rồi nghĩ đến một đám cưới đông vui 

Như vậy chỉ có hiện tưởng là đúng, là thực khi được lái bởi như lý tác ý. Còn các tưởng khác đều sai lạc, đều do ta chế biến, đẻ ra; các tưởng chồng chất ấy mới gọi là tưởng uẩn.

Tưởng uẩn có thể đoạn tận

Quan sát những chồng chất (uẩn), những che đậy (ấm) ở trên, ta thấy con rắn, bóng ma, tiếng pháo nổ... chúng đều không thực có trong thế giới tự nhiên. Chúng vốn là không, không có, nhưng chính uẩn đã biến chúng thành có... để sinh ra vui, buồn, khổ, lạc!

Hành uẩn

Nếu sắc, thọ, tưởng... bị biến thành sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn thì hành uẩn đồng thời khởi sanh do tư chi phối, điều động.

Nói cách khác, do tư chủ động điều hành, tập hợp các tâm sở tương ưng để tạo tác nên nó được gọi là “tập hợp tạo tác”, thiện hay ác, ba cõi sáu đường đều do nó cả.

Hành uẩn có thể đoạn tận

Khi hành uẩn biểu hiện ra ngoài qua thân, khẩu thì ta dùng ngữ, nghiệp mạng để đối trị. Khi hành uẩn khởi động trong tâm thì đối trị bằng tấn, niệm, định. Khi hành uẩn đã lắng dịu, hoạt động vi tế hơn qua thân tâm, lúc đó cần phải có trí tuệ, chánh kiến, chánh tư duy mới hóa giải và đoạn tận được sự tạo tác của hành uẩn .

Thức uẩn

Nếu thức bị sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn chi phối thì thức ấy sẽ biến thành thức uẩn.

Thức uẩn có thể đoạn tận

Thật ra chỉ cần trả thức lại cho thức là đoạn trừ được thức uẩn, nói đúng hơn là đoạn tận uẩn của thức (rối ren, chất chồng của thức) chứ không phải đoạn tận thức.

Nếu thức không bị các uẩn chi phối - nghĩa là do như lý tác ý dẫn dắt thì thức ấy biến thành kiến, văn, giác, tri như thực; là thành chánh tri kiến.

Ngũ Uẩn Giai Không

Trong kinh Đại Kinh Mãn Nguyệt thuộc Trung Bộ Kinh đã trình bày tóm tắt về Duyên Khởi của năm nhóm Sắc Thọ Tưởng Hành Thức. 

Kinh đã chỉ rõ: Tứ đại là nhân, là duyên của Sắc uẩn, Căn Trần tiếp xúc là nhân, là duyên của Thọ uẩn, Căn Trần tiếp xúc là nhân, là duyên của Tưởng uẩn, Căn Trần tiếp xúc là nhân, là duyên của Hành uẩn, Xúc – Thọ – Tưởng – Tư (duy) khởi lên Thức uẩn. Nếu quan sát tỉ mỉ theo Duyên Khởi thì Năm Uẩn khởi lên theo một lộ trình sinh diệt. 

ngu-uan-giai-khong-2

Đối với Phàm phu Năm uẩn khởi lên theo lộ trình Bát Tà Đạo như sau:

Xúc – Thọ – Tưởng – Tà Niệm – Tà Tư Duy – Tà Tri Kiến (Thức Uẩn) – Tham Sân Si – Tà Định – Dục – Tà Tinh Tấn – Phi Như Lý tác ý – Tà ngữ, Tà nghiệp, Tà mạng – Sầu Bi Khổ Ưu Não Sinh Già Bệnh Chết.

Đây là tất cả pháp hay là Năm Uẩn hay Danh và Sắc.

– Sắc Uẩn hay nhóm Sắc bao gồm sáu Căn: Mắt Tai Mũi Lưỡi Thân Ý và năm Trần: Sắc Thanh Hương Vị Xúc.

– Thọ Uẩn hay nhóm Thọ bao gồm sáu Thọ hay sáu cảm giác do Căn Trần tiếp xúc mà phát sinh: Cảm giác hình ảnh, Cảm giác âm thanh, Cảm giác mùi, Cảm giác vị, Cảm giác xúc chạm, Cảm giác pháp trần.

– Tưởng Uẩn hay nhóm Tưởng bao gồm sáu cái biết trực tiếp giác quan do sáu Căn tiếp xúc sáu Trần phát sinh (có phận sự nhận biết sáu Cảm thọ) bao gồm: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thức, Tưởng thức.

– Hành Uẩn hay nhóm hành bao gồm: Niệm, Tư Duy, Tham Sân Si, Định, Dục, Tinh Tấn, Tác Ý, Lời nói, Hành động, Ăn uống, Sầu Bi Khổ Ưu Não. Các tâm hành này cũng do Ý tiếp xúc Pháp trần mà phát sinh.

– Thức Uẩn hay nhóm Thức chính là Ý thức do lộ trình Xúc – Thọ – Tưởng – Tư (duy) phát sinh. Định nghĩa này trong kinh Đại Kinh Mãn Nguyệt đã chỉ rõ Thức Uẩn chỉ là Ý thức nên tránh được sự hiểu lầm Thức uẩn bao gồm sáu thức là Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thức, Ý thức.

Năm uẩn hay Năm nhóm Sắc Thọ Tưởng Hành Thức là Pháp Duyên khởi nên nó Vô thường, sinh lên rồi diệt không thường hằng, không thường trú bất kỳ chỗ nào. Năm uẩn cũng Vô Chủ nghĩa là không có bất kỳ một cái gì là chủ nhân, chủ sở hữu Năm uẩn, cũng đồng nghĩa không có một cái Ta nào là chủ nhân, chủ sở hữu năm uẩn. Đây gọi là Vô Ngã.

Năm Uẩn sinh diệt theo một tiến trình Nhân diệt Quả sinh. Nghĩa là Căn Trần tiếp xúc rồi cùng diệt thì Thọ – Tưởng sanh. Tiếp đến Thọ – Tưởng diệt thì Tà Niệm sanh. Tà Niệm diệt thì Tà Tư Duy sinh. Tà Tư Duy diệt thì Tà Tri Kiến (Thức Uẩn) sinh. Tà Tri Kiến diệt thì Tham hoặc Sân hoặc Si sinh. Tham hoặc Sân hoặc Si diệt thì Tà Định sinh. Tà Định diệt thì Dục sinh. Dục diệt thì Tà Tinh Tấn sanh. Tà Tinh Tấn diệt thì Tà ngữ hoặc Tà nghiệp hoặc Tà mạng sinh. Tà ngữ hoặc Tà nghiệp hoặc Tà mạng diệt thì Sầu Bi Khổ Ưu Não khởi lên. Sầu Bi Khổ Ưu Não diệt thì một lộ trình Năm uẩn sinh diệt tương tự lại tiếp tục khởi lên. 

Xem thêm: Thông điệp hạnh phúc dành cho người hiện đại: Lắng nghe cõi lòng để thấy yêu thương

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận