Giải mã ý nghĩa ẩn sau những chấm tròn trên đỉnh đầu các vị hòa thượng thời cổ đại
Các vị hòa thượng cổ đại trong phim cổ trang Trung Quốc xuất hiện với các dấu chấm tròn trên đầu. Đã bao giờ bạn tự hỏi nguyên nhân của những nốt chấm này và vì sao hòa thượng thời nay lại không có? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc không ngừng phát triển với những bộ phim được yêu thích vượt ra khỏi biên giới đất nước này. Trong đó, phải kể đến dòng phim cổ trang được sản xuất rất công phu và hoành tráng. Nếu bạn từng xem phim cổ đại Trung Quốc, sẽ thấy các vị cao tăng thời xưa thường có rất nhiều chấm tròn trên đầu, thế nhưng ngày nay các vị hòa thường lại không có những dấu tròn ấy nữa. Vậy đâu là nguyên nhân của sự thay đổi này?
Nguồn gốc xuất hiện các nốt chấm tròn trên đầu hòa thượng cổ đại
Được biết, vào thời kỳ đầu nhà Nguyên (Trung Quốc), có một vị hòa thượng tên xưng là "Trí Đức", ông được vua đánh giá rất cao và tôn kính. Trong thời gian xuất ra, để thể hiện lòng thành tĩn ngưỡng của mình với Phật Giáo, vị hòa thượng này đã dùng hương nóng chấm lên đỉnh đầu, tạo nên các chấm đen. Hành động này của ông lập tức nhận được sự tán thưởng của Hoàng đế.
Sau đó, phong tục này trở nên thông dụng và được lưu truyền về sau. Theo thời gian thay đổi, các chấm hương dần trở thành một biểu trưng cho thân phận của một người. Nhiều người tin rằng chấm hương trên đầu càng nhiều thì minh chứng vị hòa thượng ấy đã tu vi càng lâu.

Nhiều bộ phim truyền hình cổ trang khi xây dựng bối cảnh, nếu đúng vào thời nhà Nguyên thì hình ảnh các vị hòa thượng có chấm trên đỉnh đầu là hợp lý. Ngược lại, các bộ phim cổ trang lấy bối cảnh trước thời nhà Nguyên là sai sót, chưa thực sự tìm hiểu kỹ bối cảnh lịch sử.
Giải mã các dấu chấm tròn trên đầu các vị hòa thượng cổ đại
Sự ra đời của vết chấm hương trên đỉnh đầu không phải là nét đặc trưng của Phật giáo, mà trên khắp thế giới, chỉ có người Hán ở Trung Quốc mới có cách làm này. Khi xuống tóc đi tu, các tiểu hòa thượng phải trải qua kiểm tra, thử thách, đạt tiêu chuẩn thì mới được chấm hương lên đầu.
Chấm đầu tiên sẽ được gọi là "thanh tâm", với ý nghĩa vượt qua cửa ải "thanh tâm quả dục". Sau đó, rất nhiều bài kiểm tra khác sẽ cần vị hòa thượng đó phải vượt qua, ví dụ như chấm hương thứ 2 là lạc phúc (không thể tận hưởng phúc lành và lạc thú của nhân gian),..
Nếu vị hòa thượng không thể vượt qua hết tất cả các bài kiểm tra thì số chấm hương trên đầu sẽ chỉ dừng lại ở bài thi người ấy làm được.

Việc chấm hương cũng không bắt buộc phải chấm lên đỉnh đầu, mà có thể chọn chấm lên những chỗ khác trên cơ thể, các chấm hương phải được chấm rõ ràng, vì suy cho cùng những chấm hương ấy cũng tượng trưng cho thân phận của một người.
Tại sao ngày nay các hòa thượng không có dấu chấm tròn trên đầu?
Trên thực tế, khi chấm hương, một khi người chấm không khống chế được lực tay, thì sẽ tạo nên tổn thương cho người được chấm. Vào ngày chấm hương, trên đầu người được chấm sẽ bị sung tấy, có hại cho cơ thể của người đó.
Sau đó, có nhiều tranh cãi liên quan đến việc chấm hương này, đến năm 1983. Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc có văn thư nói rằng tập tục không có nguồn gốc trong Phật giáo và có hại cho sức khỏe, từ nay nên bỏ đi.
Đọc thêm
Chỉ cần 1 ý niệm giận hờn là mở ra trăm ngàn cửa nghiệp chướng, người đệ tử Phật nên biết chuyển hóa tính nóng giận, tu tâm dưỡng tính.
Mỗi người muốn nhận được phúc báo để cuộc sống luôn tươi đẹp, an yên, hãy luôn tâm niệm và thực hiện những việc này càng sớm càng tốt.
Người bạn tốt theo lời Phật dạy là người biết sẻ chia, giúp đỡ, biết nhẫn nhịn lời nói hiền lành, biết ứng xử và có hành động đẹp.
Tin liên quan
Tụng kinh niệm phật là để nhớ đến những Vị hoàn toàn tốt đẹp, những hành động trong sáng, những đức tánh thuần lương. Tụng kinh niệm phật để bản thân giác ngộ, tìm ra chân lý, tìm ra ý nghĩa cuộc sống.
Những đỉnh núi cao huyền bí luôn được lựa chọn làm nơi tọa lạc của những ngôi chùa cổ. Tại Việt Nam, có không ít ngôi chùa linh thiêng được xây dựng trên những ngọn núi cheo leo như chùa Bà Đen, Yên Tử...
Giữa cuộc sống này, có muôn vàn đạo lý đang diễn ra trước mắt nhưng không phải ai cũng tinh tế để lãnh hội được. Chẳng hạn như đạo lý sâu sắc từ một trái hồng do con chim làm rơi từ trên không trung xuống.