Thông điệp hạnh phúc dành cho người hiện đại: Lắng nghe cõi lòng để thấy yêu thương

Trong thời đại khoa học phát triển, thế giới không ngừng thay đổi, con người cũng phải đối diện và thích nghi, chuyển hóa nội tâm để cuộc sống được hạnh phúc, an yên..

Nguyễn Thanh Thủy Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bản tâm của chúng ta không khác gì mặt nước hồ phẳng lặng, bị những cơn gió dục vọng khiến cho mặt hồ nổi sóng, lay động.

Vào thế kỷ III, Thiền sư Khương Tăng Hội sau khi trải nghiệm thiền quán, lắng nghe cõi lòng đã nhận thấy sự biến động mà con người phải đối diện: “Trong thời gian búng ngón tay, tâm ý ta có thể trải qua 960 lần chuyển niệm, trong một ngày đêm, ta có thể trải qua 13 ức niệm. Dùng phương pháp đếm hơi thở… ta có thể trừ bỏ 13 ức ý niệm không trong sạch đó. An ban nghĩa là hơi thở, thủ ý là sự nhiếp tâm, định tâm. An ban thủ ý tức là dùng phương pháp điều khiển hơi thở để điều phục tâm ý”.

Theo Ngài, con người cần thực tập lắng nghe tiếng nói lòng không chỉ bằng tai mà phải bằng nội tâm thanh tịnh vốn có. Nhờ đó mới có thể cảm nhận cuộc đời bằng cõi lòng yêu thương vô bờ bến.

thong-diep-hanh-phu-lang-nghe-coi-long-de-nhin-thay-su-yeu-thuong
Con người cần thực tập lắng nghe tiếng nói lòng không chỉ bằng tai mà phải bằng nội tâm thanh tịnh vốn có

Con đường chuyển hóa nội tâm để cảm nhận giá trị hạnh phúc cuộc sống theo đạo Phật thường được khởi đầu bằng sự “lắng nghe để hiểu, nhìn để mà thương”, Con người dù tiếp nhận chủ động hay thụ động, thì chỉ vì mê đắm sắc dục, cảnh trần nên bị cuốn vào vòng xoáy ấy.

Cụ thể, chỉ cần thiếu thức tỉnh một chút chúng ta sẽ đắm chìm trong sắc đẹp mỹ miều. Kết quả là con người khó mà lường được những đau khổ, hệ lụy phiền não do tâm vận hành theo chiều hướng say đắm. Theo kinh Pháp Cú, đó là con đường dẫn đến khổ đau: “Không lửa nào dữ bằng lửa tham dục, không cố chấp nào bền bằng tâm sân giận, không lưới nào trói buộc bằng lưới ngu si, không dòng sông nào đắm chìm bằng sông ái dục”.

Để có thể thoát khỏi sự ham muốn đó điều đơn giản nhất là cần tập trung quán chiếu nội tâm, mỗi ngày nhìn lại chính mình. Ta sẽ thực sự nhìn thấy hạnh phúc diệu kỳ đến ngay lập tức trong tâm trí. Phút giây trầm tĩnh ngắn ngủi ấy giúp ta nhìn nhận lại những việc đã qua, dễ dàng xác định những việc nên làm sau đó và kiểm soát sự vận hành tâm thức của mình. Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng dạy rằng:

“Thở vào tâm tỉnh lặng

Thở ra miệng nở cười

An trú trong hiện tại

Giây phút thật tuyệt vời”.

Bình tâm tĩnh khí, ta sẽ thấu tỏ những điều ham muốn khoái lạc, mê hoặc lòng người trong xã hội hiện đại. Từ đó, ta tự hỏi rằng con người phải đối diện và xử lý chúng ra sao? Thực ra, những tệ nạn ấy đều bắt nguồn từ mộng huyễn của sự đắm say dục lạc, khiến ta chìm đắm trong nỗi bất an, ưu tư nội tâm. Để giải quyết tận gốc rễ, ta phải bắt đầu từ trong tâm chính mình.

Chúng ta thường không sống thật với lòng mình, tự mình quên mất con người thật là Phật; sống bằng con người giả là chúng sanh mà sẵn sàng hệ lụy với tiền tài, danh vọng

Năm xưa, trong bối cảnh nội tâm bất an, triều chính và gia quyến chưa thuận hòa, vua Trần Thái Tông đã có ý định lên núi Yên Tử mong cầu làm Phật thay vì làm vua. Khi đó, Quốc sư Viên Chứng đã khuyên rằng: “Tâm tịch nhi, thị danh chân Phật”.

Nghe theo lời khuyên ấy, Ngài đã trở về kinh thành Thăng Long. Một mặt Ngài giải quyết quốc sự, còn lại dành thì giờ tập lắng nghe cõi lòng bằng tham thiền học đạo, tụng kinh bái sám, tẩy rửa thân tâm, ngộ đạo để thấu rõ nội tâm, cũng như hiểu thấu nhân tình thế thái. Bản tâm con người mỗi khi được vắng lặng, sẽ trong sáng như gương, như mặt hồ yên ả và là nguồn an lạc, hạnh phúc giữa đời thường. Tâm sáng suốt chính là tuệ giác. Tuệ giác ấy là kết quả của lòng không còn tham đắm các dục ở đời, gọi là Phật thật. Đã là Phật thật thì nhìn thấy tất cả, biết hết tất cả.

thong-diep-hanh-phu-lang-nghe-coi-long-de-nhin-thay-su-yeu-thuong
Sự lắng nghe – nhìn nhận – tỉnh giác là nguồn năng lực tuệ giác giúp ta vượt ra ngoài thế giới mộng tưởng

Sự lắng nghe – nhìn nhận – tỉnh giác là nguồn năng lực tuệ giác giúp ta vượt ra ngoài thế giới mộng tưởng, đầy ấp đam mê cuồng nhiệt, hay những cơn lốc xoáy xung đột tâm lý. Khi được an trú trong tĩnh lặng, tâm sẽ không còn bị phân chia giữa những điều yêu thích và không yêu thích, hay lo âu sợ hãi trước đó. Ta sẽ thật sự tự do, hạnh phúc khi bước ra ngoài cái tâm bị giới hạn và lệ thuộc vào tư duy hữu ngã thường tình. Sự soi rọi cõi lòng, tuệ giác hưng khởi giúp tăng cường khả năng nhận biết sự thật, tự tánh uyên nguyên các pháp vốn vô thường – vô ngã.

Đức Phật dạy: “Tâm làm chủ các pháp”. Bất kỳ ai biết lắng nghe cõi lòng sẽ làm chủ tâm mình và có cái nhìn chánh kiến khi bước vào thế giới an lạc vĩnh hằng. Chính sự lắng nghe nội tâm và cái nhìn rộng mở là chìa khoá để mở cánh cửa chân trời tự do trong cuộc sống sinh động này. Có vậy con người mới đến với nhau bằng trái tim yêu thương và hiểu nhau bằng cái nhìn chân thực.

Việc thực hành lắng nghe cõi lòng, để nhìn thấy yêu thương trong suối nguồn đạo Phật chính là thông điệp hạnh phúc và an bình dành cho con người hiện đại

Khi dành thì giờ nhìn lại bản thân, ta sẽ phát hiện ra một nguyên tắc sống thật đơn giản là hãy nhìn nhận “cái tôi người khác” chính là “cái tôi của mình”. Hãy làm những gì có thể để giúp mọi người biết cách chăm sóc bản thân như chính mình đang làm. Để sống một đời an lạc thư thái, ta phải biết yêu thương và đem hạnh phúc đến cho mọi người.

Bí quyết để đón nhận hạnh phúc thật đơn giản vô cùng. Khi lắng lòng, nhìn lại rồi tỉnh thức, tự thân sẽ kiểm soát tốt con người bên trong chính mình và tìm ra phương thức sáng suốt để hành động. Làm được như thế, không chỉ mỗi ta tận hưởng giá trị cuộc sống từ một hành động tốt đẹp mà còn tác động tốt đến những người xung quanh. Đó là cách cư xử giúp bản thân trở thành người bạn tốt của mọi người. Yêu và được yêu là điều hạnh phúc nhất trên đời.

Đạo lý sâu sắc từ một trái hồng do con chim làm rơi từ trên không trung xuống

Đọc thêm

Hầu đồng hoặc làm thanh đồng là hoạt động thuộc tín ngưỡng dân gian, thường được thực hiện tại các đền, miếu, phủ.

Hầu đồng là gì và trong nghi lễ đạo Phật có hầu đồng không?
0 Bình luận

Khi bạn đang gặp bế tắc về một vấn đề nào đó, tình yêu, công việc hoặc những mối quan hệ xã hội? Đừng quên lắng nghe những lời Phật dạy trong cuộc sống. Vào những giây phút bạn thấy mệt mỏi nhất, chắc chắn những lợi dăn dạy này sẽ giúp bạn tìm thấy được hướng đi cho riêng mình.

Lời Phật dạy trong cuộc sống: Kim chỉ nam giúp bạn tìm ra con đường của riêng mình
0 Bình luận

Di Lặc được coi là vị Bồ Tát thứ 5, vị Phật cuối cùng xuất hiện trên Trái Đất đạt được giác ngộ hoàn toàn, giảng dạy Phật Pháp, kế thừa Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Phật Di Lặc là ai? Ý nghĩa hình tượng Phật Di Lặc
0 Bình luận

Tin liên quan

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và các trang mạng xã hội, bên cạnh nhiều mặt tích cực lại đang khiến một bộ phận giới trẻ sống ảo, suy nghĩ lệch lạc và mất phương hướng.

Ngăn giới trẻ sống ảo, mất phương hướng theo tinh thần Phật giáo
0 Bình luận

Thủ ấn hay còn gọi là thủ ấn Phật, là dấu ấn thể hiện hoặc khắc họa tư thế tay đặc biệt, vừa là cử chỉ tự nhiên, vừa là dấu hiệu của tính chất Phật (Phật tính).

Thủ ấn là gì? 7 thủ ấn quan trọng trong Phật giáo
0 Bình luận

Đối với con người, đạo hiếu là đức hạnh hàng đầu. Theo giáo lý nhà Phật nếu con cái bất hiếu với cha mẹ sẽ phải chịu hậu quả nặng nề.

Bất hiếu là gì và bất hiếu theo giáo lý nhà Phật
0 Bình luận


Bài mới

TS Phật học Khangser Rinpoche - tác giả 'Làm chủ cuộc đời, sống hạnh phúc' đến Việt Nam

Năm 2025, TS Phật học Khangser Rinpoche trở lại Việt Nam với chỗi Pháp hội quy mô lớn nhất từ trước đến nay nhằm lan tỏa về một hành trình tràn ngập tình yêu thương và hạnh phúc.

Ngài Khangser Rinpoche thăm và giảng pháp tại chùa Bái Đính và các địa phương

Pháp Hội 2025 do Tôn sư Khangser Rinpoche chủ trì sẽ diễn ra tại nhiều tỉnh thành trên cả nước từ tháng 3 đến đầu tháng 4/2025. Đây là cơ hội quý báu để Phật tử Việt Nam được tiếp cận và học hỏi giáo lý từ một bậc thầy uyên bác.

Hội Xuân Yên Tử vùng đất linh thiêng trong kí ức của người Việt từ xưa tới nay

Theo thông tin chính thức từ Ban tổ chức, Lễ hội Xuân Yên Tử 2025 được chính thức khai hội vào ngày 10, tháng Giêng, năm Ất Tỵ (tức ngày 07/02/2025) tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí) và kéo dài suốt ba tháng đầu năm.

Phật gia giảng 'tướng do tâm sinh': Tâm an thì đất bằng, không chấp cầu thì ung dung

Tướng tại tâm sinh, tâm an thì đất bằng, không chấp không cầu thì ung dung, tự tại. Đó là cái quy luật bất di bất dịch trong cuộc đời này...

Đức Phật giảng về 2 dạng người hiếm có khó tìm trên đời: Ai may mắn gặp nhất định phải học hỏi

Đức Phật nói "trên đời có hai hạng người tốt nhất. Một là hạng người không bao giờ lầm lỗi. Còn hạng thứ hai là biết mình lầm lỗi mà lo ăn năn, sám hối, tránh không tái phạm”.

Đức Phật dạy: Ngày nào tâm bình an ấy là ngày tốt

Nếu tin vào nhân quả thì ngày nào hội tụ đủ duyên lành thì đó là ngày tốt. Mỗi người luôn sống đạo đức, tạo phước thiện nhiều thì đó là ngày tốt. 

18 nhọt độc - Câu chuyện Phật giáo về luật nhân quả

Vì kiếp trước xem nhẹ mạng người vô tội nên kiếp này vị hòa thượng phải chịu nỗi đau đớn. Đó là luật nhân quả báo ứng.

Xin thầy hãy cởi trói cho con - Câu chuyện Phật giáo đáng suy ngẫm

Năm 12 tuổi, Tứ Tổ lên chùa nhờ Thiền sư Đạo Tín cởi trói. Khi nghe thiền sư nói một câu chí lý, Tứ Tổ lập tức thấy mình được giải thoát.

Đức Phật dạy: Phụ nữ só 5 nỗi khổ cần được thấu hiểu

Phụ nữ thân mang thiên chức làm mẹ nên có cấu trúc sinh lý đặc thù, làm phái yêu và dĩ nhiên có những nỗi khổ riêng khác biệt với phái mạnh.

Quy định về việc tấn phong Giáo phẩm Thượng tọa Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tấn phong hàng giáo phẩm Thượng tọa đối với các vị Đại đức có tuổi đời từ 45 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 25 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có công đức với đạo pháp và dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

3 nguyên tắc nhẩm niệm khi đứng trước Bồ Tát Quan Thế Âm để được phù hộ độ trì một đời bình an

Bạn hãy ghi nhớ 3 nguyên tắc khấn niệm Bồ Tát Quán Thế Âm dưới đây để có thể được Ngài phù hộ độ trì cho tai qua nạn khỏi, một đời bình an.

3 câu chuyện ngắn nơi cửa Phật giúp ngộ ra trí huệ thâm sâu của cả đời người

Những câu chuyện ngắn nơi cửa Phật dưới đây chứa đựng triết lý nhân sinh sâu sắc của cả đời người có thể giúp bạn ngộ ra nhiều điều.

Tổ thiện nguyện Hoa Sen: Cúng dường chư Tăng Ni mùa An cư kiết hạ

Ngày 23/6/2024, Tổ thiện nguyện Hoa Sen đã tổ chức thành công chương trình cúng dường chư Tăng Ni trong mùa an cư kiết hạ, một nét đẹp văn hoá trong Phật giáo. Đây là dịp các Tăng Ni thúc liễm thân tâm, trau dồi Tam vô lậu học (Giới - Định - Tuệ), tinh tấn tu đạo trong suốt 3 tháng.

GHPGVN kỷ luật Thượng tọa Thích Chân Quang: Cấm thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có biện pháp kỷ luật với Thượng tọa Thích Chân Quang, trong đó có nội dung không được thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm.

Cửa thiền sáng chữ tâm của nhà sư Thích Minh Đạo

Thiền thất của nhà sư Thích Minh Đạo là mái nhà chung của trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ...

13 hạnh đầu đà hay 12 hạnh đầu đà?

13 pháp tu hạnh đầu đà cốt để tôi luyện thâm tâm, bằng cách diệt trừ lòng tham trước đối với ba vấn đề thiết yếu của cuộc sống thường nhật là cơm nước, quần áo và chỗ ở.

Đề xuất