Đạo lý sâu sắc từ một trái hồng do con chim làm rơi từ trên không trung xuống
Giữa cuộc sống này, có muôn vàn đạo lý đang diễn ra trước mắt nhưng không phải ai cũng tinh tế để lãnh hội được. Chẳng hạn như đạo lý sâu sắc từ một trái hồng do con chim làm rơi từ trên không trung xuống.
Thiền sư Quy Sơn - Linh Hữu có một người đệ tử nhập thất nổi tiếng là ngài Ngưỡng Sơn - Huệ Tịch, người sáng lập tông pháp Quy Ngưỡng của Phật giáo Trung Quốc. Giữa hai người này, ngoài quan hệ truyền thừa nối pháp còn có một tình cảm thầy trò sâu sắc. Tình cảm ấy được ghi lại thông qua đoạn pháp thoại về "một trái hồng":
Tương truyền, vào một ngày nọ, hai thầy trò cùng nhau đi thiền hành trong một khu rừng phía sau chùa. Đột nhiên có một trái hồng trừ trên cao rơi xuống ngay phía sau mặt hai người. Thấy trái hồng chín vàng, thơm ngon, ngài Ngưỡng Sơn bè cúi xuống lượm lên, phủi sạch lớp bụi dính bên ngoài và cung kính dâng lên thầy mình. Thiền sư Linh Hựu thấy vậy bèn hỏi:
- Trái hồng từ đạo đức của Hòa thượng mà đến.
Thiền sư Linh Hựu đưa tay nhận trái hồng và tách ra một nửa đưa cho ngài Ngưỡng Sơn và nói:
- Con cũng có phần trong đó.
Ngài Ngưỡng Sơn đón lấy nửa trái hồng thầy đưa, khóe miệng mỉm cười.
Câu chuyện trái hồng chín do một con chim làm rơi từ trên không trung xuống quả thật là một chuyện ngẫu nhiên và rất bình thường trong cuộc sống của chúng ta. Nếu chuyện này xảy ra với một trong số chúng ta thì có thể chẳng ai nghĩ gì mà chỉ nhặt quả hồng lên, lau sạch rồi tách ra ăn và cảm giác đó là một điều may mắn trong cuộc sống.
Thế nhưng với những bậc tu hành xuất chúng, bất cả một sự vật hiện tượng gì trên đời cũng đạo của nó. Ngài đã làm cho sự phụ cảm thấy hài lòng với câu trả lời đầy ý tứ và thiền vị: Trái hồng từ đạo đức của Hòa thượng mà đến, Câu trả lời thật hay và sâu sắc, nó giúp chúng ta khám phá được rất nhiều đạo lý ở đây.
Chúng ta thử đặt câu hỏi: "Tại sao trái hồng lại rơi trước mặt hai thầy trò mà không rơi ở một vị trí nào khác?". Chúng ta sẽ có một câu trả lời thỏa đáng. Có phải vì đạo đức của hai thầy trò nên nhận được trái hồng ngon ngọt không?
Luật nhân quả của đạo Phật rất bình đẳng, nhân duyên đầy đủ thì các pháp tự sinh ra. Nếu không phải là hai thầy trò thiền sư Linh Hựu, chắc có lẽ trái hồng đã không rơi nơi đó mà có thể rơi ở một vị trí khác.
Chỉ có tâm niệm cảm thông nhau nên ngài Ngưỡng Sơn mới trả lời được như vậy. Một trái hồng cũng cũng không có gì là quý giá. Nếu là chúng ta thì có thể chúng ta chẳng thèm nhặt luôn. Nhưng ngài Ngưỡng Sơn lại nhặt lên, vì ngài có hiếu với thầy mình.
Chưa hết, nhận được trái hồng từ tay học trò, thiền sư Linh Hựu không vội ăn ngay, cũng không bình phẩm hồng ngon hay dở mà dùng phong trải nghiệm, đạo hạnh của mình để hỏi đệ tử: "Trái hồng từ đâu tới?".
Ai chẳng biết trái hồng do con chim làm rơi từ trên không trung xuống, thế thì cần gì phải hỏi cho phiền phức. Nhưng chính chỗ này lại là cơ hội để thiền sư Linh Hựu trắc nghiệm sự tu tập của đồ đệ và câu trả lời của ngài Ngưỡng Sơn khiến sư phụ rất hài lòng.
Thiền sư Linh Hựu nhạn hồng, không ăn một mình mà bẻ đôi chia cho đồ đệ một nửa. Hành động này thể hiện tình thầy trò khăng khít, bền chặt. Sâu xa hơn nữa, thiền sư còn nói: "Trong đó có phần của con". Như vậy là không chỉ sư phụ có đạo đức mà cả đồ đệ cũng có đạo đức.
Mỗi câu thoại trong câu chuyện "quả hồng" của hai thầy trò truyền tải một đạo lý sâu sắc. Từ câu chuyện này có thể khẳng định, Thiền không phải là giáo lý khô khan.
Con người chúng ta, dù xuất gia hay tại gia thì đều có tình cảm của thế gian thì bị kẹt trong nhân ngã bỉ thử, còn tình cảm xuất thế gian thfi bao la không cùng tận. Gần gũi mà không vấn vương, sâu đậm mà không lưu luyến. Tình cảm ấy sâu thẳm, không có gì có thể đong đếm được.
Câu chuyện của hai thầy trò thiền sư Linh Hựu đã giúp chúng ta có thời gian sống chậm lại, chiêm nghiệm những triết lý nhân sinh sâu sắc. Giữa cuộc sống này có muôn vàn đạo lý đang diễn ra, tại sao chúng ta không lãnh hội? Phải chăng chúng ta đã sống chưa trọn vẹn với hiện tại nên không phát hiện ra điều đó? Chúng ta còn quá bận rộn với đời thường nên bỏ qua những phút giây chiêm nghiệm cuộc đời.
Đức Phật dạy, ai cũng có thể thành Phật. Vậy ngay từ bây giờ, chúng ta hãy sống chậm lại một chút, biết lắng nghe lòng mình,lắng nghe cuộc đời để sống trọn vẹn hơn!
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận