Đột quỵ mùa hè là gì và đột quỵ mùa hè nguy hiểm cỡ nào?
Với thời tiết nắng nóng cực độ như những ngày gần đây, những người có thể chất không tốt sẽ có nguy cơ cao bị đột quỵ mùa hè và dẫn tới nhiều di chứng vô cùng nguy hiểm như: méo miệng, nói ngọng, liệt nửa người,... Vậy, Đột quỵ mùa hè là gì và đột quỵ mùa hè nguy hiểm cỡ nào?
Đột quỵ mùa hè là gì?
Vào mùa hè, khi nhiệt độ thường xuyên duy trì ở mức vô cùng cao sẽ khiến thân nhiệt tăng lên quá mức, hoặc đối với những người thường xuyên di chuyển từ môi trường tự nhiên sang phòng điều hòa và ngược lại cũng sẽ khiến thân nhiệt thay đổi liên tục và dẫn đến các hiện tượng như sốc nhiệt, tăng huyết áp, say nắng.
Đây là những triệu chứng khá phổ biến, tuy nhiên, nếu không được cứu chữa kịp thời, chúng sẽ dẫn tới những hệ lụy nghiêm trọng hơn như: Vỡ mạch máu não, nhồi máu não, thiếu máu não, rối loạn vận mạch,… hay gọi chung với tên gọi là đột quỵ mùa hè.
Đột quỵ mùa hè thường được biểu hiện cụ thể qua những triệu chứng bao gồm:
- Người bệnh đột nhiên bị choáng váng, không thể giữ thăng bằng
- Đột nhiên bị ù tai, hoặc điếc tạm thời
- Ra mồ hôi lạnh và đổ mồ hôi liên tục
- Tiểu tiện không tự chủ, giãn cơ trơn, cơ tròn
- Tim và mạch đập nhanh, huyết áp tăng cao
- Nôn mửa, co giật, thậm chí có biểu hiện bị động kinh
- Mặc đoe, tay chân có dấu biệu bị sưng phù, bầm tím
- Mê man, bất tỉnh, không phản ứng khi được gọi
Nguyên nhân nào dẫn đến đột quỵ mùa hè?
Các chuyên gia đã chỉ ra những nguyên nhân phổ biến dẫn đến đột quỵ mùa hè ở người bao gồm:
- Sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa ngày và đêm
- Trong những ngày nắng nóng, độ ẩm không khí cao, và cơ thể chúng ta mất nước qua hơi thở, mồ hôi cũng có thể gây rối loạn về đông cầm máu và gây đột quỵ.
- Bị sốc nhiệt do đột ngột di chuyển từ môi trường nhiệt độ thấp tới môi trường nhiệt độ cao (phòng điều hòa tới môi trường bình thường mùa hè với nền nhiệt gần 40 độ C) hoặc ngược lại
- Đi tắm giải nhiệt ngay khi cơ thể đang trong trạng thái mất muối, nước nhiều do đổ mồ hôi để hạ nhiệt khi làm việc dưới môi trường nhiệt độ cao, dẫn đến tình trạng máu cô lại làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Được biết, đột quỵ mùa hè thường xảy ra ở những đối tượng là trẻ em, người cao tuổi, người đang mắc bệnh mạn tính như bệnh tim, phổi, thận, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu,...
Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người sống ở thành phố thường có nguy cơ bị đột quỵ mùa hè cao hơn những người ở nông thôn.
Nguyên nhân là do khu vực thành thị chịu ảnh hưởng của hiệu ứng đô thị dẫn đến nhiệt độ môi trường tăng cao hơn mức nhiệt thời tiết vào ban ngày, trong khi đó, vào ban đêm, khu vực này lại xảy ra hiện tượng 'đảo nhiệt' khiến cho nhiệt độ từ đường nhựa, bê tông phả ra ngoài, khiến cho nhiệt độ buổi tối giảm chậm hơn so với ở vùng nông thôn.
Đột quỵ mùa hè nguy hiểm như thế nào?
Đột quỵ mùa hè xảy đến với người bệnh vô cùng bất ngờ và các biến chứng kéo theo những diễn biến vô cùng nhanh chóng kể từ khi người bệnh phát bệnh.
Nếu không được cứu chữa kịp thời, người bị đột quỵ mùa hè có thể bị các di chứng nặng như: tai biến dẫn đến liệt nửa người, méo miệng, nói ngọng,...
Các biện pháp sơ cứu tại chỗ cho người bị đột quỵ mùa hè
Đột quỵ mùa hè thường ập đến với người bệnh không báo trước và sẽ rất nguy hiểm nếu không được sơ cứu kịp thời.
Do đó, nếu có bệnh nhân bị đột quỵ mùa hè ở gần, chúng ta cần phải thực hiện các bước cơ cứu tạm thời như sau:
- Lập tức hô hoán, gọi cấp cứu hoặc gây sự chú ý và nhờ người gọi cấp cứu
- Đưa ngay bệnh nhân vào nơi thoáng mát, đặt bệnh nhân nằm thoải mái
- Cởi bỏ hết cúc áo, khóa quần, thắt lưng hoặc những vật dụng có nguy cơ gây khó thở cho người đột quỵ để người bệnh có thêm oxy
- Kiểm tra nếu bệnh nhân có thêm triệu chứng co giật động kinh thì phải dùng giấy ăn hoặc bông gạc chèn vào miệng để tránh cắn phải lưỡi
- Thực hiện thao tác móc dị vật đờm dãi trong miệng và hồi sinh tim phổi nếu cần thiết
- Làm mọi cách để hạ nhiệt cơ thể cho bệnh nhân như quạt mát, chườm mát
- Đưa bệnh nhân đến ngay các bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để kịp thời cấp cứu.
Làm thế nào để phòng tránh đột quỵ mùa hè?
Muốn hạn chế nguy cơ bị đột quỵ mùa hè, bạn nên duy trì lối sống sinh hoạt lành mạnh, nghỉ ngơi điều độ, phù hợp.
Đa số nguy cơ đột quỵ đều do quá trình vận mạch, cao huyết áp, xơ cứng thành mạch, kém đàn hồi. Do đó, để tránh bị đột quỵ mùa hè, bạn nên cải thiện tình trạng tuần hoàn máu bằng cách uống đủ 2L nước mỗi ngày.
Đồng thời, hạn chế tối đa việc nạp vào cơ thể các loại thức ăn chứa nhiều cholesterol xấu, ăn nhiều rau xanh và uống nước ép hoa quả mỗi ngày. Nếu đi ngoài trời nắng, ra mồ hôi nhiều, bạn cần uống nước bù khoáng ngay lập tức.
Bên cạnh đó, hãy duy trì các bài tập vận động phù hợp với tình trạng sức khỏe để cải thiện trạng thái của hệ tim mạch, hệ tuần hoàn và toàn bộ cơ thể nói chung. Nên luyện tập vào thời điểm nhiệt độ môi trường không quá cao và vận động trong khoảng 30 - 40 phút để cơ thể không bị quá sức dẫn đến đột quỵ sau khi chạy bộ hoặc đột quỵ sau khi tập các bài tập mất sức.
Đặc biệt, hãy hạn chế di chuyển đột ngột từ môi trường điều hoà nhiệt độ thấp ra môi trường ngoài trời nắng nóng, để tránh sốc nhiệt.
Trước khi phải ra ngoài, bạn nên tăng nhiệt độ điều hoà dần dần, cho đến khi gần bằng với nhiệt độ bên ngoài môi trường, rồi mới có thể bước ra để cơ thể kịp thích nghi nhất có thể.
Trên đây là các thông tin giúp bạn đọc có thêm hiểu biết về "Đột quỵ mùa hè là gì? và "Đột quỵ mùa hè nguy hiểm như thế nào?". Chúc bạn và gia đình luôn có được sức khỏe tốt nhất để vượt qua mùa hè khắc nghiệt năm nay.
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận