Cách viết sớ Rằm tháng 7 chi tiết nhất

Rằm tháng 7 âm lịch là một trong những dịp lễ lớn trong văn hóa tâm linh của người Việt được lưu truyền từ bao đời nay. Trong ngày lễ trọng đại này, ngoài việc chuẩn bị một mâm cơm cúng tươm tất để kính lễ gia tiên, chủ nhà cũng cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại sớ cầu siêu, sớ trạng mã để trình lên bề trên ý nguyện và mong được các cụ độ trì.

Thái An
11:00 11/07/2022 Thái An
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Sớ là gì?

Sớ là một loại văn bản cổ dùng để trình bày ước vọng của người dưới dâng lên bề trên mọng được y chuẩn. Ứng dụng của sớ rất rộng rãi, nhưng thời nay chỉ còn sử dụng trong việc cúng lễ.

Mỗi khoa cúng khi hành trì đều có đoạn phải tuyên sớ, khoa cúng nào có loại sớ đó, riêng trong việc cúng lễ thôi cũng có tới vài trăm loại sớ.

Ngoài việc gắn liền với các khoa cúng, thì trong sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng người ta cũng hay sử dụng sớ khi tự thân lễ lạt nơi đền chùa miếu mạo, bởi người ta quan niệm sớ là một loại đơn từ giấy trắng mực đen gửi lên các đấng siêu hình, mong các ngài ban cho được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

cach-viet-so-ram-thang-7-chi-tiet-nhat-6

Sớ là phương thức được sử dụng thay cho lời khấn khi đi lễ, nên trên mâm lễ vật có tờ sớ vàng thêm phần tố hảo, viên mãn.

Các loại sớ thường được sử dụng trong cúng Rằm tháng 7

Sớ rằm tháng 7 có 2 loại cơ bản như sau:

Sớ trạng mã

Sớ trạng mã là loại sớ thường được các gia đình sử dụng trong trong các dịp cúng lễ tại gia đình để mời ông bà tổ tiên về hưởng lễ vật, cầu mong ông bà chứng giám và phù hộ cho con cháu sức khỏe, bình an, tài lộc. 

Sớ cầu siêu

Sớ cầu siêu được biết đến là văn bản sử dụng để nguyện cho người thân trong gia đình là ông bà, cha mẹ,… những người đã khuất còn đang lưu lạc sẽ được siêu thoát, cầu cho họ được thoát khỏi khổ ải và yên nghỉ.

Thể thức quy chuẩn của một lá sớ trong văn hóa tâm linh của người Việt

Các lá sớ là món đồ không thể thiếu trong các mâm lễ rằm tháng 7 âm lịch. Sớ dâng lễ của người Việt thường được viết trên tờ giấy màu vàng hoặc đỏ hình chữ nhật rất mỏng có dấu triện vuông rõ nét. Sớ sẽ được gấp theo chiều dọc khi đặt lên mâm lễ.

cach-viet-so-ram-thang-7-chi-tiet-nhat-1

Sớ được thiết kế văn bản theo thể thức sau:

  • Phần giấy trắng (tức là lưu không- ngày nay gọi là canh lề) đầu tờ sớ rất hẹp (cỡ vừa 1 ngón tay), cuối tờ sớ bằng “nhất chưởng” tức khoảng rộng tương đương 4 ngón tay, như thế gọi là “ tiền lưu nhất chưởng, hậu yêu không đa”.
  • Lưu không Trên đầu tờ sớ rất rộng, chân tờ sớ thì rất hẹp chỉ vừa cho con kiến chạy – “thượng trừ bát phân, hạ thông nghĩ tẩu”.
  • Các cột chữ rất thưa nhưng khoảng cách chữ lại rất mau – “sơ hàng mật tự”.
  • Một chữ không bao giờ được đứng riêng một cột – “nhất tự bất khả nhất hàng”.
  • Khi viết họ tên người phải đứng cùng 1 cột – “bất đắc phân chiết tính danh”

Cách viết sớ cúng rằm tháng 7 âm lịch năm 2022

Sớ cúng sẽ là phương thức liên lạc, là cách để người dương gian truyền đạt, gửi gắm tấm lòng và bày tỏ ước nguyện với người nơi âm thế. Nếu bạn chưa biết cách viết sớ cúng rằm tháng 7 sao cho đúng thì hãy tham khảo ngay 2 mẫu viết dưới đây. 

Cách viết sớ trạng mã rằm tháng 7

Sớ trạng mã rằm tháng 7 âm lịch là một loại 'thư tín' thường được sử dụng để mời ông bà, cha mẹ, người thân đã khuất về thọ hưởng lễ vật đã được dâng lên trên mâm cúng. Một bản sớ trạng mã rằm tháng 7 điển hình có thể được viết như sau:

cach-viet-so-ram-thang-7-chi-tiet-nhat-3

“Nam mô A Di Đà Phật ( 3 lần )

Kính lạy tổ tiên nội ngoại họ … và chư vị hương linh .

Hôm nay là rằm tháng Bảy năm … .

Gặp tiết Vu Lan, nhớ đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, kiến thiết xây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, nay chúng con được hưởng âm đức. Vì vậy do đó nghĩ đức cù lao không báo, cảm công trời biển khó đền. Chúng con sửa sang lễ vật, hương hoa kim ngân và các thứ lễ bày dâng trước án linh tọa .

Chúng con thành tâm kính mời : Các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, cô dì tỷ muội và toàn bộ hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ …

Cúi xin thương xót con cháu, rất linh giáng lâm linh sàng chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, bình an, lộc tài vượng tiến, nhà đạo hưng long, hướng về chính nghĩa .

Tín chủ lại mời : Các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất ở đất này, nhân lễ Vu Lan giáng lâm linh tọa, chiêm ngưỡng và thưởng thức tôn thần, hâm hưởng lễ vật, độ cho tín chủ muôn sự bình an, sở cầu suôn sẻ .

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám .

Nam mô A di Đà phật ! ( 3 lần )"

Cách viết sớ cầu siêu rằm tháng 7

Sớ cầu siêu rằm tháng 7 thường được sử dụng trong nghi thức cúng lễ Vu Lan. Thông qua văn sớ cầu siêu hậu nhân trong các gia đình muốn gửi gắm tới các đấng bề trên mong muốn giúp những thành viên trong gia đình được siêu thoát, an nghỉ ở thế giới bên kia. Tập tục cầu siêu trong văn hóa tâm linh của người Việt ta cũng là một trong những phương thức thể hiện đạo lý báo ân và mối liên kết tâm linh giữa phần dương và phần âm trong đời sống.

cach-viet-so-ram-thang-7-chi-tiet-nhat-2

Để viết được văn sớ cầu siêu rằm tháng 7 âm lịch chuẩn mực, đảm bảo được bề trên chứng giám và toại ý, bạn đọc có thể tham khảo văn bản dưới đây:

“ Kính nghe : Tiết Vu lan trăng tỏ

Ngày tự tứ thanh lương

Thiết trai đàn cầu Cha Mẹ hiện tại bình an, dâng sớ tấu độ Tổ tiên siêu thăng Phật cảnh. Câu Dương khánh in sâu tâm tưởng, Chữ Âm siêu chung hưởng phúc duyên, khiến nhà nhà An lạc như nguyền, mong chốn chốn bình yên toại ý. Chúng con : Động chân bước, một sát na tạo tội muôn vàn, tham sân si mạn, sơ sẩy gây oan luỹ kiếp. Từ vô thuỷ đã tạo bao ác nghiệp, e lại sinh còn thiếu lắm thiện nhân .

Ơn Phật Tổ mở hội Vu Lan, mỗi năm dạy lập đàn xá tội. Trước bệ ngọc nay cầu sám hối, đối Liên Tòa hương giới uy nghi. Trượng Phật Thừa nương đức từ bi, cầu tăng chúng dắt về giác đạo .

Duyên nay có tại nước Nước Ta, … ..

Chúng con tên là : …

Nhân tiết Vu Lan cầu siêu tiến cho Chân linh Gia tiên nội ngoại : … … … … … 

Vâng lời di giáo dâng hương hoa cầu Tam bảo chứng minh, thiết lập đạo tràng cùng tụng niệm nguyện bách linh siêu thoát. Kính dâng:

Nam mô Thập Phương nhất thiết Chư Phật, Kim Liên Tọa Hạ .

Nam Mô Sa Bà Giáo Chủ Bản Sư Thích ca Mâu Ny Phật, Kim liên tọa hạ .

Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật, Kim liên tọa hạ .

Nam mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát, Hồng liên tọa hạ .

Kính mong: Thánh Tăng chiếu giám, Liệt Tổ cảm thông, Bát Bộ gia trì, Thiên Long ủng hộ. Đức lục hòa, cứu khổ trầm luân, Thanh tịnh giới, vớt dòng lục đạo. Khiến vong giả tội khiên gột sạch, và người còn cát khánh tam đa. Nguyện gia tiên tắm gội Liên Trì, mong Cha Mẹ quay về Bát Chính.

Chạnh nghĩ: Thiên đường còn sinh tử luân hồi, Địa ngục bao tối tăm khổ cực. Trên đời ai thoát cảnh tóc bạc da mồi, dưới âm kẻ đọa đày ma kêu quỷ khóc. Thời tiết đổi bão bùng cây ngả, mùa Vu Lan lã chã mưa rơi, non sông sóng gió tơi bời, buồn thương than khóc ngậm ngùi chia ly, biết bao cảnh sầu bi thảm thiết, khắp cõi này oan nghiệp đảo điên, chúng con nay học Đức Mục Liên, báo ân Phật Tổ, Gia tiên chí thành.

Lại nguyện: Âm siêu về cảnh an lành, Dương khánh ân chiêm pháp vũ, Phật nhật tăng huy, Pháp luân thường chuyển, để từ nay oan kết băng tiêu, chung cộng hưởng thái bình Tịnh Độ. Trăm lạy khấu đầu cẩn bạch, ngưỡng mong Tam Bảo chứng minh.

Đệ tử chúng con thành tâm kính dâng văn sớ!

Ngày.... Tháng,... Năm".

Lưu ý khi viết sớ cúng Rằm tháng 7

Trong quy trình viết sớ rằm tháng 7, bạn cần lưu ý 4 điều sau:

  • Giấy viết phải phẳng phiu, không nên gấp hoặc cuộn lại
  • Trước khi viết nên niệm Phật 10 lần, giữ tâm thanh tịnh
  • Tại sớ cúng siêu chỉ được ghi một danh tên tại một ô 
  • Khi viết hay khi dâng sớ cần phải tỏ lòng thành kính, tập trung truyền tải sở nguyện để được bề trên chứng giám
cach-viet-so-ram-thang-7-chi-tiet-nhat-5

Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc khi tìm hiểu về cách viết sớ Rằm tháng 7 chi tiết nhất. Sống đẹp hy vọng các kiến thức này sẽ được ứng dụng hiệu quả trong dịp lễ Vu lan báo hiếu sắp tới!

Xem thêm: Nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ Tự tứ trong đạo Phật

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận