Những điều ít biết về tuyến đường sắt đầu tiên của Việt Nam: Tàu lửa phải lụy phà để qua sông
Ra đời vào năm 1881, tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho đã thay đổi tư duy giao thông của người Việt lúc đó chỉ với 2 phương tiện là ngựa và ghe thuyền.
Trong thời gian xâm chiếm, người Pháp rất muốn khai thác triệt để vùng đất giàu có của Việt Nam. Vì vậy họ đã cho xây dựng tuyến đường sắt nối liền các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Vào đầu năm 1881, tuyến đường sắt đầu tiên của Đông Dương nối từ Sài Gòn tới Mỹ Tho dài 70km đã được xây dựng. Với tổng kinh phí gần 12 triệu France và mọi vật liệu đều được vận chuyển từ Pháp sang. Công trình xây dựng đường sắt này huy động khoảng 11.000 lao động, với sự tham gia của nhiều sĩ quan công binh và kỹ sư đến từ Pháp.
Theo tài liệu được ghi chép, phần lớn tuyến đường chạy xuyên qua các cánh đồng và khu dân cư, nhưng có đoạn lại bị ngăn cách bởi 2 con sông. Vậy nên các nhà thầu đã đặt hãng Eiffel (Pháp) hai cây cầu sắt với tên gọi Bến Lức (bắc qua sông Vàm Cỏ Đông) và Tân An (bắc qua sông Vàm Cỏ Tây) để xe lửa có thể đi qua sông.
20/7/1885 chuyến tàu đầu tiên xuất phát từ Sài Gòn đến trung tâm thành phố Mỹ Tho đã đánh dấu sự ra đời của ngành đường sắt Việt Nam cũng như giúp thay đổi tư duy về phương tiện giao thông của người Việt ta.
Khi hai cây cầu chưa được xây dựng xong, tàu hỏa muốn qua sông phải thực hiện tách tạm các toa hàng để đưa lên phà qua sôпg. Sau đó mới nối lại với nhau để chạy tiếp. Việc này kéo dài khoảng gần một năm thì đến tháng 5/1886 hai cây cầu được hoàn thành.
Tuyến đường sắt lúc bấy giờ có tất cả 15 ga. Xuất phát từ ga Sài Gòп (công viên 23/9 ngày nay) đi qua An Đông, Phú Lâm, An Lạc, Bình Điền. Trên Quốc lộ 1, xe lửa dừng lại ở các ga: Bình Điền, Bình Chánh, Gò Đen, Bến Lức, Cầu Voi, Tân An, Tân Hương, Tân Hiệp, Trung Lươпg và kết thúc tại ga Mỹ Tho (chỗ tượng đài Thủ Khoa Huân ngày nay). Với vận tốc khoảng 37km/h, thời gian di chuyển gần 2 tiếng.
Trong cuốn “Sài Gòn năm xưa” Học giả Vương Hồng Sển đã miêu tả về đoàn tàu một cách hài hước như sau: “Mỗi lần chạy đầu xe lửa Le Myre de Villers vừa ho, vừa khạc ra khói, vừa thét ra lửa, mà có khi không đủ trớn lên dốc cầu Tân An và cầu Bến Lức, trèo lên tụt xuống, lên dốc khôпg nổi… trối kể, xe cập bến cũng còi, cũng ‘xả hơi’ ồn ào oai vệ khiếp”.
Vào năm 1896, các đầu máy loại mới 220T-SACM có côпg suấт kéo lớn hơn được đưa vào Việt nam để cải thiện tình trạng trên. Từ ngày có xe lửa, người dân vùng Nam Kỳ đi lại dễ dàng, thuận tiện hơn rất nhiều.
Theo ông Nguyễn Đình Đầu, ban đầu Pháp có ý định xây tuyến đường sắt đến Vĩnh Long, rồi nối đến Phnom Penh (Campuchia). Nhưng do gặp khó khăn trong việc khai thác thuộc địa lần thứ 2 nên chỉ xây đến Mỹ Tho thì dừng lại.
Khi mới đưa vào sử dụng, tuyến đường sắt này đã thu lại một khoản lợi nhuận khổng lồ, có năm lên đến 4 triệu France. Đến thập kỷ 50 của thế kỷ 20, xe hơi phát triển mạnh nên các sân ga ngày càng vắng khách. Năm 1958, chính quyền Sài Gòn cũ quyết định cho tuyến đường sắt này nhưng chạy.
Qua 73 năm tồn tại, tuyến xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho đã góp phần to lớn vào đời sống, tình cảm, văn hoá, … của người dân vùng nam bộ. Còn có cả những câu thơ truyền miệng tả cảnh nhà ga như sau: “Mười giờ tàu lại Bếп Thành/ Xúp lê vội thổi, bộ hành lao xao“. “Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ/ Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ пgọп lu…“.
Theo thời gian, giờ đây tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho chỉ còn lại trong ký ức của những người lớn tuổi. Nhưng nó cũng sẽ để lại những dấu ấn khó phai trong lòng người dân Nam Kỳ lúc bấy giờ.
Xem thêm: Những hình ảnh hiếm thấy về cảnh tiêm chủng ở Việt Nam cách đây một thế kỷ trước
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận