Nguồn gốc tên gọi xe đạp và người Việt Nam đầu tiên đi xe đạp là ai?

Trước đây vua Thành Thái thường sử dụng xe đạp để đi dạo trong hoàng thành khi rảnh rỗi. Tuy vậy, vua Thành Thái không phải người Việt đầu tiên đi xe đạp.

Hoa Nguyễn
11:00 12/04/2022 Hoa Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Xe đạp ra đời từ giữa thế kỷ 19, nhưng chiếc xe đạp hai bánh có đường kính bằng nhau như ta thấy hiện nay được ra đời vào năm 1885 tại Pháp. Sự kiện trên được báo L’Illustration đương thời đăng bài kèm theo bức họa.

“Vua Thành Thái sử dụng xe đạp chỉ để đi dạo trong hoàng thành trong lúc rảnh rỗi. Quan ѕát xe đạp lúc này chưa có “gạc đờ bu” (chắn bùn), xe không sử dụng xích kéo mà dùng hai cây ” lắp” để truyền lực. Đèn xe lúc ấy chưa có dynamo và dường như được thắp sáng bằng dầu …mù u !”

nguon-goc-ten-goi-xe-dap-va-nguoi-viet-nam-dau-tien-di-xe-dap-la-ai-1

Tuy vậy, vua Thành Thái không phải người Việt đầu tiên…đi xe đạp. Vì lúc đó ông ở Huế mà chiếc xe đạp đầu tiên của Việt Nam lại nhập về Sài Gòn.

Vậy ai là người đi xe đạp đầu tiên ở Việt Nam? Câu hỏi này vẫn chưa có đáp án chính xác!

nguon-goc-ten-goi-xe-dap-va-nguoi-viet-nam-dau-tien-di-xe-dap-la-ai-2

Theo người Nam Kỳ, hành động ngồi đạp xe bằng hai chân nên đặt là “xe đạp”. Còn theo tiếng Pháp gọi là Bicyclette, Anh là Bicycle, Tàu là Tư hành xa. 

Những bộ phận của chiếc xe đạp được người dân Nam Kỳ việt hóa hết. Ví dụ như: đàng trước có cái tay lái kêu là guy-đông (guidon), dưới chân có bàn đạp pê-đan (pedale), ngồi trên yên là selle de vélo, vỏ xe les pneumatiques bằng cao su, ruột xe les chambres a air , phía sau có cái yên để chở người kêu là pọc-ba-ga (porte-bagages). Lại có sợi dây sên -gạc-đờ-sên (garde-chaine), hai cái vè chắn bùn bánh xe kêu là gạc-đờ-bu (garde-boue), căm xe là les rayons, líp xe (roue libre), rồi thắng xe là frein (phanh)….

nguon-goc-ten-goi-xe-dap-va-nguoi-viet-nam-dau-tien-di-xe-dap-la-ai-4

Vào đầu thập niên 40, người dân Sài Gòn vẫn thường gọi những chiếc xe đạp là xe máy. Ngày ấy, tuy được bán ra khá nhiều nhưng để sở hữu được một chiếc xe đạp cũng là điều không đơn giản. Nhiều gia đình phải dành dụm tích góp một thời gian dài mà cũng chỉ có thể mua được một chiếc xe cũ. Thời đó, mọi người vẫn chủ yếu đi bộ hoặc đi xe ngựa, trừ một số ít người có xe hơi. 

Từ thập niên 1940 trở đi, xe đạp không cần phải đăng ký và mang biển số nữa. Ngoài ra việc kê khai lý lịch và mua những bảo hiểm đắt đỏ cũng không còn cần thiết nữa. Người mua xe chỉ cần sở hữu một tờ hóa đơn do cửa hàng bán cung cấp hoặc tờ giấy viết tay do chính quyền địa phương xác nhận. 

nguon-goc-ten-goi-xe-dap-va-nguoi-viet-nam-dau-tien-di-xe-dap-la-ai-6

Đến thập niên 1950, số lượng xe đạp được tăng lên đáng kể. Không chỉ có công nhân mà các bạn học sinh cũng sử dụng xe đạp làm phương tiện để di chuyển từ nhà đến trường. Tùy theo hoàn cảnh gia đình và địa vị trong xã hội mà người ta sắm cho mình chiếc xe đạp phù hợp. Ngày ấy, dù giàu hay nghèo thì gia đình nào cũng đều phải có ít nhất một chiếc xe đạp trong nhà. 

Thời bấy giờ xe đạp đã có kiểu dáng chắc chắn. Với loại dành cho nam, có ghi đông (tay cầm) hình chữ U, hai tay nắm vểnh cao để người điều khiển không phải cong người khi đạp xe. Yên xe to, có lò xo dưới yên để giảm xóc, còn poọc-ba-ga (porte bagage) được làm bằng thanh sắt đặc rất cứng. Hai tay thắng được làm bằng thanh sắt đặc uốn lượn theo ghi đông, song son với cổ xe, xuống đến đầu thắng. Xe tuy trông cổ, nặng nề nhưng lại rất chắc chắn.

nguon-goc-ten-goi-xe-dap-va-nguoi-viet-nam-dau-tien-di-xe-dap-la-ai-7

Theo thời gian, khi xe đạp đã trở nên phổ biến thì việc sắm cho mình một chiếc xe thời trang hơn cũng được nhiều người quan tâm. Từ đó, các hãng xe cao cấp mang thương hiệu Reynold, Royal Stella, Peugeot được nhập khẩu từ Pháp về để đáp ứng nhu cầu này. 

Đối với dòng xe của nữ thì thanh tuýp ngang của xe nam được hạ xuống, chéo từ cổ xe xuống gần bàn đạp của trục yên xe. Riêng xe của hãng Royal Stella và Peugeot thì thanh chéo này được làm bằng hai thanh tuýp song song, uốn lượn xuống gần trục bánh xe sau. Năm 1960 một chiếc xe đạp có giá cỡ 1.000 đồng.

nguon-goc-ten-goi-xe-dap-va-nguoi-viet-nam-dau-tien-di-xe-dap-la-ai-9

Ngày ấy, các cửa hàng buôn bán xe và phụ tùng ở Sài Gòn mọc ra như nấm. Họ đạo nhái theo các kiểu cách xe nhập… Nhưng do kỹ thuật hàn chưa tốt và chất liệu ống tuýp thường dày hơn xe Pháp, nên trọng lượng xe thường nặng hơn, lại dễ bị đứt mối hàn ở cổ xe, khiến người điều khiển gặp tai nạn là chuyện thường nhật.

Xem thêm: Bước chuyển mình của công viên Lê Thị Riêng: Đằng sau công viên xanh là những bí mật khủng khiếp ít người biết đến

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận