Chai dầu khiến người Sài Gòn mê mẩn một thời vì chữa được bách bệпh 

Dầu Nhị Thiên Đường từng được người Sài Gòn mệnh danh là “Dầu chữa bách bệпh” vì bị đau đầu, đau bụng, đau răng, cảm lạnh, sổ mũi… đều có thể sử dụng được.

Hoa Nguyễn
Hoa Nguyễn 04/04
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Giai thoại về một cây cầu

Hiện nay ở Quận 8, TP. HCM có một cây Cầu Nhị Thiên Đường mới với nhiều làn xe lên xuống. Và bên cạnh đó là dấu tích của cây cầu cũ đã bị phá bỏ.

Vào năm 1925, Cầu Nhị Thiên Đường cũ được xây dựng bởi nhà thầu Vallois Perret, bắc qua kênh Đôi, nối giữa Cần Giuộc vào Sài Gòn.

nhi thien duong 1

Lúc bấy giờ có một tiệm thuốc tây làm dầu gió tên là Nhị Thiên Đường nằm trên đường Trần Hưng Đạo. Công nhân của tiệm thuốc đa phần lại sống bên kia kênh Đôi nên khi đi làm phải di chuyển qua kênh bằng thuyền, vừa nguy hiểm, vừa bất tiện. Thấy vậy ông chủ Nhị Thiên Đường đã đề nghị chính phủ xây cầu và có thể trong quá trình xây dựng ông đã huy động vốn giúp nhà thầu nên cầu được đặt tên là cầu Nhị Thiên Đường …

Thời gian sau đó do thị trường được mở rộng, Nhị Thiên Đường không chỉ có mặt khắp cả nước, mà còn được xuất khẩu sang các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Chai dầu trị bách bệnh

Căn nhà số 47, đường Triệu Quang Phục (Q.5), thuộc dãy phố liền kề gồm một trệt, 2 lầu, vẫn còn nguyên dáng vẻ cũ trước đây là tiệm đông y Nhị Thiên Đường. Cách đây mấy năm chủ nhà mới cho khắc 3 chữ: Nhị Thiên Đường trên mặt tiền tầng 3 bằng tiếng Trung.

nhi thien duong 6

Bà lão bán hàng nước gần đó kể lại rằng: “Có thể nói đây là một loại dầu có công hiệu trị được bách bệnh. Những lần đau răng, chỉ cần lấy que tăm bông chấm vào dầu rồi bôi vào lỗ răng sâu, cơn đau sẽ nhanh chóng được đẩy lùi. Ngoài ra có thể cho vài giọt vào ly nước nóng uống nếu trúng thực, hay nhỏ vài giọt dầu vào nồi nước sôi để thay lá xông. Ngày ấy khi ra ngoài, trong túi của mỗi người đều có một chai dầu để phòng sự cố xảy ra”.

Dầu Nhị Thiên đường đã trở thành một món đồ quen thuộc và không thể thiếu đối với những người thuộc các thế hệ trước. Tuy hiện nay dầu này không còn sản xuất ở Việt Nam nữa nhưng dư âm của nó vẫn còn đọng lại đến tận ngày nay.

Các chiêu thức khuyến mại độc đáo

Cũng giống như các nhãn hàng khác, chủ nhân của Nhị Thiên Đường đã đăng các tờ báo, áp phích quảng cáo để giới thiệu sản phẩm. Nhưng có một hình thức khuyến mại độc đáo được áp dụng đó là ông nhờ các tác giả tri thức viết bộ sách với tên gọi “Vệ sinh chỉ nam” bằng 3 ngôn ngữ là Việt, Hoa và Pháp.

nhi thien duong 6

Bên trong cuốn sách có đầy đủ về hình ảnh, công thức cũng như các giải thích về thuốc một cách đầy đủ. Ngoài ra, đan xen những trang quảng cáo thuốc còn có những bài thơ, đoạn văn trích trong các tác phẩm nổi tiếng như: Lục Vân Tiên, Nghĩa Hiệp Kỳ Duyên,... là những tiểu thuyết ăn khách thời bấy giờ.

Thời gian đầu cuốn “Vệ sinh chỉ nam” được xuất bản nhằm mục đích làm quà tặng, không báп. Nhưng do lượng người yêu cầu đọc quá đông, nên ông chủ Nhị Thiên phải in thêm và bán với giá cực rẻ để bù chi phí. Với hình thức khuyến mại độc đáo đã giúp dầu Nhị Thiên đường đạt được kết quả vượt ngoài mong đợi.

Xem thêm: Sài Gòn thập niên 90: Sôi động và vô cùng thời thượng

Đọc thêm

Sài Gòn thân yêu có rất nhiều câu chuyện thú vị, cảm động về sự ân cần của con người. Tuy rằng cuộc sống hiện đại, tấp nập, hối hả khiến một thứ quý giá như vậy đang mất dần theo dư niệm của thời gian.

Mẩu chuyện thú vị về đức tính ân cần, tốt bụng của người Sài Gòn
0 Bình luận

Cách đây 30 năm, đã có một Sài Gòn sôi động, "chất chơi" như thế.

Sài Gòn thập niên 90: Sôi động và vô cùng thời thượng
0 Bình luận

Từ một vùng đất hoang vu, Sài Gòn trở thành khu phố thị tấp nập. Và hơn trăm năm trước, người Pháp nung nấu ý định biến Sài Gòn thành "Hòn ngọc Viễn Đông" để cạnh tranh với các thuộc địa khác của Anh.

Vì sao xưa kia Sài Gòn được gọi với mỹ danh 'Hòn ngọc Viễn Đông'?
0 Bình luận

Tin liên quan

Nguyễn Huỳnh Đức là hổ tướng của truyền Nguyễn với nhiều chiến công vang đội trên sa trường và nổi tiếng về lòng trung nghĩa. Khi Nguyễn Huệ bắt, muốn giữ làm bề tôi vì mến tài đức, ông không chịu nên sau 3 năm nương náu ông trốn về với chúa Nguyễn.

Nguyễn Huỳnh Đức - hổ tướng Sài Gòn nức danh trung nghĩa: Lấy chân làm gối cho vua ngủ
0 Bình luận

Nguy hiểm nhất của đội quân này là chúng biến những phụ nữ thôn quê, những thanh nữ bình thường, hiền lành trở thành lũ rắn độc giết hại đồng bảo mình, phản bội Tổ quốc mình.

Biệt đội 'Thiên Nga' ở Sài Gòn: Tay sai của CIA và những tội ác mang gương mặt mỹ nhân
0 Bình luận

Ở TP.HCM có một khu trọ hơn 150 phòng dành cho người lao động vô cùng tiện nghi hiện đại, do một ông chủ trọ quê Bình Định xây dựng. 

Chủ trọ 'chịu chơi' nhất Sài Gòn: Nhà trọ tiện nghi hết mức, hào phóng tặng quà cho người nghèo
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất