Bước chuyển mình của công viên Lê Thị Riêng: Đằng sau công viên xanh là những bí mật khủng khiếp ít người biết đến
Công viên Lê Thị Riêng là một trong những địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng của thành phố Hồ Chí Minh với những câu chuyện bí mật khủng khiếp nhất không phải ai cũng biết.
Công viên Lê Thị Riêng nằm ở trục đường giao thông thuận lợi, bao bọc bởi các con phố sầm uất như Cách Mạng Tháng tám, Bắc Hải và Trường Sơn thuộc phường 15, quận 10, với tổng diện tích 8ha. Trong công viên có hồ nước để câu cá, có khu vui chơi giải trí Thỏ Trắng, nhà sách Nhân Văn và có cả khu ẩm thực. Đây có thể nói là một địa điểm quen thuộc của người dân Thành phố Hồ Chí Minh để tập. Tuy nhiên, khi nhắc về Công viên Lê Thị Riêng cũng có những tin đồn rằng: Nơi đây từng là hố chôn tập thể, nghĩa trang Đô Thành trước đó.
Vào thời kỳ Pháp thuộc, công viên Lê Thị Riêng chính là nghĩa trang Đô Thành (hay nghĩa trang Chí Hòa) là nơi an nghỉ của tầng lớp bình dân rộng 25ha. Cổng chính của nghĩa trang hướng ra đường Lê Văn Duyệt (nay là đường cách mạng tháng tám) thuộc khu Chí Hòa - Hòa Hưng của Sài Gòn – Gia Định lúc bấy giờ. Vào mùa xuân năm 1968, sau khi cuộc tổng tiến công kết thúc, số lượng lính tử trận nhiều không kể xiết.
Vì vậy nghĩa trang Đô Thành đã trở thành nơi chôn cất của các binh lính tử trận không có người thân đến nhận. Nhưng do số lượng thi thể quá lớn, bị hoại tử dần, nên chính quyền lúc ấy đã quyết định đào một hố chôn tập thể thay vì chôn cất từng người. Dù hố được đào rất sâu, nhưng do số lượng thi thể quá lớn, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc ảnh hưởng tới cuộc sống của những hộ dân gần đây.
Từ đó người dân nơi đây đã đồn đại về những hồn ma như nghe thấy hồn oán khóc mỗi đêm,... Thấy vậy, Hội tử Long Hoa Sài Gòn đã cho xây ngôi miếu và tạc bức tượng Địa Tạng Vương để thờ và trấn giữ những hồn ma này. Bức tượng có màu đen tuyền từ đầu đến chân, cao 5 đến 6m, chiều ngang 3m, đế cao 3m, làm từ chất liệu đá Italia đen, nặng gần chục tấn do điêu khắc gia Mai Lân thực hiện. Tuy nhiên từ khi bức tượng xuất hiện, những lời đồn không những không bị đẩy lui mà còn khiến cho nghĩa trang Đô Thành thêm huyền bí và ma mị.
Sau 30/4/1975, cuộc sống ngày càng phát triển nên việc nghĩa trang ở vị trí đó không còn phù hợp nữa. Đến năm 1983, nghĩa trang Đô Thành được giải tỏa để xây dựng công viên và lấy tên là Lê Thị Riêng - một anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân được chôn cất tại đây. Tuy nhiên, khi việc giải toả diễn ra, các nấm mộ được hốt cốt và san bằng toàn bộ nghĩa trang thì bức tượng Địa Tạng Vương vẫn đứng vững ở đó.
Điều này lại khiến cho những tin đồn thổi về sự linh thiêng của bức tượng này ra đời Theo cụ Nguyễn Vinh Thân, sống ở đường Phạm Văn Hai, quận 10 kể lại “Nghe nói, mới đầu người ta mang đục đến để đục bức tượng mang đi, nhưng không hiểu sao đục hoài vẫn không bể được chân đứng. Có người bảo dùng xe ủi ủi bể bức tượng. Sau khi đưa ra ý kiến đó thì ông ta bị bệnh luôn. Bởi vậy không ai dám đụng đến bức tượng Địa Tạng Vương đen nữa”.
Đến ngày 26/8/1986, bức tượng Địa Tạng Vương được thỉnh về thờ tại Quan Âm Tu Viện tọa lạc tại đường Nguyễn Ái Quốc, khu phố 13, phường Bửu Hòa, TP Biên Hòa, Đồng Nai. Sau khi giải tỏa nghĩa trang Đô Thành, công viên Lê Thị Riêng được xây dựng theo lối có nhà truyền thống và bia tưởng niệm những lính đã hy sinh trong sự kiện tết Mậu Thân năm 1968.
Bà Lưu Mỹ Hoa, nhà ở đối diện công viên Lê Thị Riêng chia sẻ: “Tất cả chỉ là đồn thổi thôι, tôi sống gần cả đời người ở đây mà có bao giờ thấy bóng dáng ma quỷ gì đâu. Ngày nào cũng vậy, 4 giờ sáng tôi đã qua công viên tập thể dục, đi từ đầu tới cũng chẳng thấy gì bất thường. Lời đồn thì cứ bay xa, một người truyền, triệu người nghe và bàn tán”.
Bỏ qua những lời đồn đại trước kia, ngày nay công viên Lê Thị Riêng vô cùng nhộn nhịp, đông đúc với những cây xanh rợp bóng, lúc nào cũng rộn ràng tiếng cười tươi vui của trẻ thơ hay những câu chuyện ấm áp, ý nghĩa của ông bà lớn tuổi.
Một số câu lạc bộ trượt patin, khiêu vũ,... cũng được mở tại công viên Lê Thị Riêng. Nằm trên tuyến đường Cách Mạng Tháng Tám, công viên khoách lên mình tấm áo nhiều ánh đèn rực rỡ của chợ xuân, những tiếng nhạc tưng bừng. Không còn dấu tích của một nghĩa trang âm u, rùng rợn. Những đời đồn đại năm nào cũng phải nhường chỗ cho những khu vui chơi ăn uống lý tưởng cho mọi người khi ghé thăm Sài Gòn ngày nay.
Xem thêm: Những bức ảnh lịch sử về chợ Đồng Xuân thập niên 1950
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận