Bí ẩn vũ trụ: Những điều lạ lùng về hành tinh "kẹo bông gòn" WASP 107b

Các nhà khoa học xác nhận sự tồn tại của một hành tinh "kẹo bông gòn" WASP 107b siêu khổng lồ, lớn bằng sao Mộc nhưng trọng lượng lại nhẹ hơn 10 lần.

Hoa Nguyễn
15:00 02/06/2022 Hoa Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hành tinh này gọi là WASP 107b, được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 2017. Nhưng tới gần đây, các nhà thiên văn học mới đưa nó vào danh mục các hành tinh "siêu phồng" hay "kẹo bông gòn".

Giáo sư Caroline Piaulet - tác giả chính của nghiên cứu đăng trên tạp chí Astronomical Journal cho biết: "Đối với WASP 107b, kịch bản hợp lý nhất là hành tinh được hình thành ở xa sao chủ, nơi khí trong đĩa vật chất đủ lạnh để quá trình tích tụ khí có thể xảy ra rất nhanh. Hành tinh này sau đó có thể đã di chuyển đến vị trí hiện tại của nó, thông qua tương tác với đĩa vật chất hoặc với các hành tinh khác trong hệ".

bi-an-vu-tru-nhung-dieu-la-lung-ve-hanh-tinh-keo-bong-gon-wasp-107p-9

WASP-107b quay quanh hệ sao WASP 107, cách Trái đất 211 năm ánh sáng. WASP 107b đặc biệt gần với sao chủ của nó. Hành tinh này chỉ cần 5,7 ngày để quay quanh sao chủ.

Các nhà thiên văn học tin rằng 85% khối lượng của WASP 107b nằm trong lớp khí xung quanh lõi của nó. Điều này cho thấy WASP-107b tương đối "rỗng". 

"Chúng tôi có rất nhiều câu hỏi về WASP 107b. Làm thế nào mà một hành tinh có khối lượng riêng thấp như vậy có thể hình thành. Làm thế nào nó có thể giữ cho lớp khí khổng lồ không thoát ra ngoài, đặc biệt là hành tinh này rất gần ngôi sao của nó. Điều này thúc đẩy chúng tôi phân tích kỹ lưỡng hơn để tìm hiểu lịch sử hình thành của nó", Piaulet cho biết. 

Cùng kích thước như WASP 107b nhưng sao Mộc có khối lượng riêng lớn hơn đáng kể. Lõi của nó chiếm từ 5% đến 15% tổng khối lượng. Sao Mộc cũng xa Mặt trời hơn nhiều so với khoảng cách giữa WASP 107b và sao chủ. 

bi-an-vu-tru-nhung-dieu-la-lung-ve-hanh-tinh-keo-bong-gon-wasp-107p-4

Trong quá trình quan sát WASP 107b, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện một hành tinh khác trong hệ là WASP 107c. Hành tinh này rất khác với WASP 107b, với quỹ đạo hình bầu dục và mất 1.088 ngày để quay quanh ngôi sao chủ. 

Năm 2018, các nhà khoa học cũng đã tìm thấy khí heli trong khí quyển WASP 107b. Đó là lần đầu tiên ghi nhận sự hiện diện của heli ở một hành tinh ngoài hệ Mặt Trời. Nhóm nghiên cứu hy vọng có thể quan sát hành tinh này kỹ hơn khi kính viễn vọng không gian James Webb đi vào hoạt động cuối năm nay. Nhóm tin rằng WASP-107b sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc mới về cách thức các hành tinh khí hình thành và cung cấp những manh mối mới mà Sao Mộc và Sao Thổ không làm được. 

"Các hành tinh như WASP 107b là độc nhất trong hệ Mặt trời, cho phép chúng ta hiểu rõ hơn về cơ chế hình thành hành tinh nói chung và sự đa dạng của các ngoại hành tinh", Piaulet cho hay. 

Xem thêm: Bí ẩn vũ trụ: Con người bị Trái Đất... đuổi khéo? - “Thông điệp không gian” được Mỹ công bố

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận