Vì sao hậu COVID-19 nhiều người bị thay đổi giọng nói?

Các di chứng của hậu COVID-19 vẫn đang được phát hiện và nghiên cứu. Bên cạnh vấn đề về tâm lý, rụng tóc, mất ngủ thì nhiều người gặp vấn đề về nuốt và thay đổi giọng nói.

Đỗ Thu Nga
10:43 21/02/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo các chuyên gia bộ môn Kỹ thuật Phục hồi chức năng, Đại học Y Dược TP HCM, người bị mắc COVID-19 có thể gặp một số vấn đề liên quan đến giọng nói. Nguyên nhân được xác định có thể do ho hai dẳng, đặt ống thở, trào ngược dạ dày thực quản... Dấu hiệu thường gặp như giọng khàn, tiếng nhỏ hơn trước, nói hụt hơi hoặc cần gắng sức để coi, đau khô cổ họng hoặc tằng hắng thường xuyên...

Để chăm sóc giọng cần uống đủ từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày. Trường hợp bị trào ngược dạ dày thực quản, nên kê đầu giường cao hơn 30 độ, hạn chế nước uống có ga... Sử dụng các đồ vật tạo âm thanh khi cần gọi lớn tiếng hoặc dùng tin nhắn, chữ viết, cử chỉ để hỗ trợ giao tiếp. Hạn chế tằng hắng liên tục. Thực hiện các động tác nuốt, ngáp khi thấy ngứa trong họng.

Bên cạnh đó cũng cần tránh các thức uống có caffein hoặc có cồn như rượu bia. Tránh sử dụng giọng quá mức như nói to, la lớn, nhưng cũng tránh nói thì thầm. Nếu tình trạng giọng không cải thiện, liên hệ bác sĩ tai mũi họng, hoặc chuyên viên ngôn ngữ trị liệu để thăm khám.

Người bệnh còn có thể gặp các vấn đề về nuốt do một số nguyên nhân trong quá trình điều trị như: đặt ống thở, suy nhược cơ thể dẫn đến yếu cơ, khó khăn trong việc nhai hoặc nuốt thức ăn một cách an toàn.

Vi-sau-hau-COVID-19-nhieu-nguoi-bi-thay-doi-giong-noi

Một số dấu hiệu thường gặp như sặc hoặc ho trong hoặc sau khi nuốt, khó nhau thức ăn, cảm giác mắc kẹt trong cổ họng, đau khi nuốt, khó khăn kiểm soát nước bọt, thức ăn bị rơi vãi từ mũi hoặc miệng, thể chất kém, dễ mệt mỏi trong suốt bữa ăn, thời gian ăn kéo dài hơn trước...

Để đảm bảo an toàn thì người bệnh nên ăn hoặc uống trong tư thế ngoài. Đứng hoặc đi lại 30 phút sau khi ăn, đánh răng 2 lần/ngày, dùng nước súc miệng không chứa cồn.

Người bệnh cũng nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Khi ăn cố gắng nhai kỹ. Có thể nuốt lại 2 - 3 lần để làm sạch thức ăn trong miệng. Ngưng ăn hoặc uống nếu có dấu hiệu: ho, sặc, nghẹn. Báo bác sĩ hoặc chuyên viên ngôn ngữ trị liệu nếu gặp các dấu hiệu sau: Khó thở khi ăn hoặc sau ăn, sốt, họ dai dẳng; sụt cân đột ngột; tình trạng khó khăn ăn hoặc uống không cải thiện.

Tiến sĩ, bác sĩ Đào Thị Yến Phi (cố vấn cao cấp tại hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome) cho biết, theo quy luật thông thường, cơ thể luôn có kho dự trữ đặc biệt giúp chúng ta chống đỡ trong một vài ngày nếu không được cung cấp các chất thông qua ăn uống. Kho dự trữ gồm: vitamin A, C, vitamin B, các khoáng chất, canxi... cung cấp đầy đủ nguyên liệu xây dựng các tế bào, cơ. Kho dự trữ cạn kiệt mà cơ thể không được cung cấp thêm các dưỡng chất thì sức khỏe tế bào, mô, cơ... khó hồi phục.

Các cơ quan tổn thương càng nhiều thì bệnh càng nặng, quá trình phục hồi càng lâu, thậm chí kéo dài 2-3 tháng sau khi đã khỏi bệnh.

Ngoài sức khỏe thể chất thì sức khỏe tinh thần của người bệnh cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Cơ thể bị tổn thương, tế bào thần kinh bị ảnh hưởng, kho dự trữ năng lượng sụt giảm đến mức không còn nguyên liệu để tạo thành các chất dẫn truyền thần kinh hay hoạt động thần kinh bình thường. Sự thiếu hụt này dẫn đến nhức đầu, mất ngủ, nội tiết tố thay đổi, rối loạn chuyển hóa, làm gia tăng tình trạng căng thẳng, stress. Đây là vấn đề mang tính thực thể hoàn toàn, có thể không phải vì yếu tố tâm lý.

Vậy nên, người bệnh cần phục hồi cả thể chất lẫn tinh thần. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn uống phong phú, đa dạng các nhóm chất (đạm, tinh bột, béo, vitamin và khoáng chất) để có đủ nguyên liệu xây dựng lại cơ thể. Ưu tiên các chất dinh dưỡng tăng đề kháng, phục hồi sức khỏe và tái tạo mô, tế bào như protein (chất đạm), chất béo lành tính, vitamin A, C, D, E và các chất khoáng như sắt, kẽm...

Thực đơn ăn hàng ngày nên phối hợp cân đối giữa đạm động vật và thực vật (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, hải sản, đậu, đỗ...), bổ sung đầy đủ rau xanh và trái cây, uống đủ nước. Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, hạn chế ăn đường, không uống rượu, hút thuốc, không ăn mặn và thực phẩm nhiều muối, hạn chế uống cà phê hoặc trà vì có thể gây khó ngủ.

"Nếu người bệnh không có biện pháp can thiệp và dinh dưỡng phù hợp thì di chứng hậu COVID-19 có thể kéo dài và cũng nghiêm trọng không kém so với giai đoạn điều trị cấp tính", bác sĩ Yến Phi khuyến cáo.

Xem thêm: Tổng hợp địa chỉ khám di chứng hậu COVID-19 ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận