Tùy hỷ là gì và vì sao nên tùy hỷ công đức?
Bao giờ tất cả chúng ta đều tập được hạnh "tùy hỷ công đức" thì nhân loại mới có ngày an vui hạnh phúc, ngọn lửa đấu tranh mới lịm tắt được.
Tùy hỷ là gì?
Theo nhà Phật, "tùy" là thuận là xuôi theo; "hỷ" trong hoan hỷ nghĩa là vui mừng, là điều tốt lành. "Tùy hỷ" có nghĩa là cảm xúc của mình vui theo niềm vui của mọi người, trong lòng mình cảm thấy hân hoan như thể mình đã đạt được thành tựu lớn lao.
Thực lòng vui cái vui của người, mừng thấy cái tốt của người đòi hỏi phải có sự thấu hiểu, đồng cảm, nhờ đó mà tạo được không khí an lành đầy chân thành hòa đồng trong tâm niệm hạnh phúc.
Lúc đó tâm ta sẽ thấy an vui, nhẹ nhõm, thanh thoát cõi lòng, sống trong hiện tại rất là thư thái và được nhiều người thương yêu, hỗ trợ, cuộc sống sẽ gặp may mắn và tràn đầy phúc khí.
Tùy hỷ công đức là gì?
Tùy hỷ là vui theo, còn "công" là công đã lập được, "đức" là đức hạnh đã làm được. Công đức là những điều lành, điều tốt đẹp, sự vui vẻ, hạnh phúc. Nghĩa là thấy ai có cái gì tốt, cái gì lành, cái gì phúc là chúng ta đều hoan hỷ phát tâm vui mừng như chính mình có được và nếu có thể hãy giúp đỡ cho họ.
Hoặc thấy họ làm điều phước thiện, đạo đức chúng ta sẵn sàng ùa vào trợ giúp với một niềm hân hoan vô hạn. Vui cái vui của người, mừng thấy cái tốt của người. Cho đến không còn thấy họ là đối tượng khác biệt. Sự vui mừng ấy phá tan được cái cách biệt giữa ta và người. Chân thành hòa đồng trong tâm niệm hạnh phúc.
Phật dạy: “Người phát tâm rộng lớn bố thí, của chỉ bằng hạt cải mà quả báo như núi Tu di. Ngược lại, người ôm lòng nhỏ hẹp bố thí, của bằng núi Tu di, công đức chỉ bằng hạt cải”.
Vì sao nên tùy hỷ công đức?
Người phát tâm làm việc bố thí, chính họ đã khởi lòng từ bi và dứt tính bỏn xẻn, nếu họ không vì hoàn cảnh bắt buộc. Thấy người bố thí, ta phát tâm tùy hỷ trợ giúp, chính ta đã khởi tâm khuyến thiện và phá tan tính tật đố. Công đức của người phát lòng từ bi, dứt tính bỏn xẻn đem so với công đức của người khởi tâm hướng thiện, dứt tính tật đố ngang nhau.
Tùy hỷ công đức mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi lạc:
Có được niềm vui đích thực
Việc tùy hỷ trước tiên mang lại niềm vui cho chính chúng ta. Khi tâm ta vui thay vì đố kỵ, ta có thể tạo được không khí an lành đầy chân thành hòa cùng niềm vui của mọi người.
Ngay thời điểm đó, trong lòng ta cảm thấy nhẹ nhõm, thư thái, có những suy nghĩ tốt đẹp, tích cực tới người khác. Chỉ khi đó ta mới tìm được niềm vui đích thực.
Đức Phật từng nói rằng, muốn tìm được hạnh phúc, muốn tìm được sự an lạc là ngay lúc này cần thể hiện lòng tùy hỷ.
Chuyện kể lại rằng, trong một lần Tỳ kheo đến hỏi Phật cách để tu tập được an ổn, được hạnh phúc. Ngài cho biết đó là một người buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều nghĩ điều lành, miệng nói lời lành và thân làm điều lành. Cũng vậy, nhờ có tùy hỷ mà suy nghĩ, lời nói cho tới hành động của ta hướng thiện nên nhất định có được niềm vui trọn vẹn nhất.
Được hưởng phước báu tương đương
Một trong những lợi ích tuyệt vời nhất của việc tùy hỷ đó là bản thân mình cũng nhận được phước báu tương đương như người ta.
Phật dạy rất rõ: “Một người bố thí và một người không bố thí nhưng tùy hỷ thì phước bằng nhau”. Ngày giải thích đó là vì người bố thí xả bỏ tâm tham, còn người tùy hỷ xả tâm tật đố.
Điều này có nghĩa là nếu chúng ta tùy hỷ công đức của chư Phật thì chúng ta cũng được một phần công đức vô lượng của chư Phật. Việc tùy hỷ này là ở nơi tâm, không phải chỉ vì qua một câu nói nào đó như: "Ta vui cho anh" nhưng trong lòng lại đang ghen tị.
Có thể thấy, chỉ cần tùy hỷ mà ta có được cả công đức của người ta. Thậm chí người ấy cũng không mất phước đi và Đức Phật từng so sánh việc này giống như lửa một cây đuốc, mấy trăm ngàn người mỗi người đều dùng đuốc đến chia nhau mà lấy để nấu ăn hay thắp sáng, nhiều người có được lửa mà cây đuốc ban đầu vẫn như cũ.
Chấm dứt ân oán
Khi có được sự hoan hỷ trong lòng, cho dù là vui cho niềm vui của người, ta loại được tâm đố kỵ - tác nhân gieo oán hận và tội ác. Thực tế cho thấy, nếu đố kỵ sẽ gây ra thù hận, cuối cùng lại thành oan gia trái chủ, để phải luân hồi sinh tử mãi mà đọa đầy trả ân oán với nhau.
Thế nhưng khi ta đã biết vui cái vui của người, mừng thấy cái tốt của người. Cho đến không còn thấy họ cũng như là bản thân ta, phá tan được cái cách biệt giữa và người, chấm dứt hoàn toàn ân oán từ đây.
Thế nhưng khi ta đã biết vui cái vui của người, mừng thấy cái tốt của người. Cho đến không còn thấy họ cũng như là bản thân ta, phá tan được cái cách biệt giữa và người, chấm dứt hoàn toàn ân oán từ đây.
Xem thêm: Đức Phật dạy: Tâm thái phải ung dung thì cuộc đời mới an lạc
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận