Trăng Cá Tầm là gì và vì sao siêu trăng và mưa sao băng Perseid cùng xuất hiện?

Theo giới yêu thiên văn chia sẻ, vào đêm nay (12/8 - đêm Rằm tháng 7 âm) sẽ cùng xuất hiện Trăng Cá Tầm và sao băng.

Đỗ Thu Nga
09:00 12/08/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trăng Cá Tầm là gì?

Siêu Trăng hay (siêu Mặt trăng) xuất hiện khi Mặt trăng đi vào thời kỳ trăng tròn hoặc trăng non trùng với điểm cận địa, tức là điểm trên quỹ đạo của nó mà có khoảng cách gần nhất so với Trái đất, làm cho kích thước biểu kiến của nó to hơn bình thường khi quan sát từ Mặt đất. 

Vào tháng 8/2022, những người yêu thiên văn sẽ được chứng kiến siêu trăng. Và siêu trăng này được gọi với cái tên "Trăng Cá Tầm". Vậy vì sao lại gọi là "Trăng Cá Tầm"?

"Trăng Cá Tầm" - tên gọi theo văn hoá dân gian của các bộ lạc người Mỹ bản địa ở New England vì đây là dịp dễ đánh bắt cá tầm nhất; hoặc Trăng “lúa mạch”, “ngô xanh”, “trái cây”, “hạt” theo cách gọi ở Anh…

Theo Live Science, tên gọi này được nhắc đến lần đầu tiên trong cuốn sách Farmer's Almanac xuất bản năm 1818.  Tại đây, mỗi kỳ trăng tròn trong năm đều được người Mỹ bản địa quy ước đi kèm với một hoạt động nhất định để tiện cho việc xác định thời gian.

Trang-Ca-Tam-la-gi-va-o-Ha-Noi-co-quan-sat-duoc-sieu-trang-khong-9

Trong đó, trăng tròn tháng 8 được gọi là "Trăng Cá Tầm" do gắn liền với hoạt động đánh bắt cá tầm của bộ lạc Algonquin ở miền đông Bắc Mỹ, chỉ diễn ra trong đợt trăng sáng đặc biệt này.

Còn theo báo cáo của NASA, trăng tròn của tháng 7 được gọi là Trăng cá tầm, theo Maine Agricultural Almanac, tổ chức lần đầu tiên công bố tên của các mặt trăng đầy đủ vào những năm 1930. Các bộ lạc Algonquin ở Bắc Mỹ gọi đây là Mặt trăng Cá Tầm vì loài cá này có rất nhiều ở Hồ Lớn và các tuyến đường thủy khác vào thời điểm này trong năm. Ngoài ra, trăng rằm tháng Bảy có nơi gọi là Algonquin, Mặt trăng ngô xanh.

"Trăng Cá Tầm" cũng là siêu trăng cuối cùng xuất hiện trong năm 2022, theo Fred Espanak, nhà vật lý thiên văn NASA đã nghỉ hưu.

Trước đó, chúng ta đã chứng kiến tổng cộng 3 siêu trăng diễn ra trong năm, lần lượt rơi vào tháng 5,6 và tháng 7. Theo GS. Sara Russell đến từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ, hiện tượng siêu trăng chỉ xảy ra khi Mặt Trăng đang trong giai đoạn di chuyển ở quỹ đạo gần Trái Đất nhất, thường kéo dài từ 2 - 5 kỳ trăng tròn. Đây cũng là lý do tại sao có nhiều siêu trăng diễn ra liên tiếp trong năm.

Đặc điểm của siêu trăng là chúng to hơn khoảng 14% và sáng hơn 30% so với trăng thông thường. Nguyên nhân là bởi Mặt trăng ở vị trí gần hơn, húng sẽ phản xạ thêm nhiều ánh sáng hơn tới Trái Đất.

Về mặt lý thuyết, trăng trò toàn phần chỉ diễn ra trong 1 khoảnh khắc. Nhưng bằng các phương pháp quan sát thông thường thì trước và sau thời điểm đó cũng được coi là trăng tròn toàn phần, bởi vì phần bóng đen do bị che khuất rất hẹp và thay đổi rất chậm đến mức mắt thường khó nhận ra.

Trăng Cá Tầm sẽ đạt cực đại ở vị trí khá cao trên bầu trời đêm (ở miền đông Tây bán cầu), nhưng lại trông lớn nhất khi mới bắt đầu mọc lên từ đường chân trời vào lúc hoàng hôn. Hiệu ứng này được gọi là ảo giác Mặt Trăng.

Theo lý giải của các nhà khoa học NASA, cây cối, dãy núi và những tòa nhà phía đường chân trời có thể đánh lừa não bộ, khiến người quan sát nghĩ rằng Mặt Trăng trông gần và to hơn.

Vì sao siêu trăng và mưa sao băng Perseid cùng xuất hiện?

Perseids là một trận mưa sao băng liên hoàn liên quan đến sao chổi Swift – Tuttlepresent. Các sao băng được gọi là Perseids vì từ vị trí đó chúng xuất hiện mưa sao băng (được gọi là điểm phát) nằm trong chòm sao Anh Tiên. Cái tên Perseids có nguồn gốc từ Perseidai (tiếng Hy Lạp: Περσείδαι), họ là các con trai của Perseus trong thần thoại Hy Lạp.

Các mảnh vụn từ sao chổi này rải rác trên quỹ đạo của sao chổi, khi chúng rơi vào tầng khí quyển của Trái Đất với vận tốc 210.000 km/giờ, sau đó bốc cháy và tạo thành vệt sáng trên bầu trời đêm.

Theo các chuyên gia, hầu hết các mảnh vụn tạo ra sao băng Perseid đều có kích thước bằng hạt cát, mảnh lớn nhất cũng không lớn hơn 1 viên bi, do đó hiếm khi chúng có thể đáp xuống được mặt đất.

Trang-Ca-Tam-la-gi-va-o-Ha-Noi-co-quan-sat-duoc-sieu-trang-khong-8

Đáng lưu ý, mưa sao băng Perseid đạt đỉnh điểm trùng với siêu trăng. Theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA, Mặt trăng quay theo quỹ đạo hình elip, có một đầu gọi là perigee (cận điểm hay điểm gần Trái đất nhất). Điểm này ở gần Trái đất hơn 48.280 km so với đầu mang tên apogee (viễn điểm hay điểm xa Trái đất nhất).

Tuy nhiên, thời điểm mưa sao băng Perseids trùng với thời điểm Siêu trăng nên việc quan sát gặp khó khăn. Dù vậy, nếu kiên nhẫn, người yêu thiên văn vẫn thấy được những vệt sao băng sáng dài.

Bạn nên đứng ngoài trời đêm trong 20 phút để mắt quen với bóng tối, chọn vị trí bầu trời thoáng rộng, không có ánh đèn làm phiền để chiêm ngưỡng màn trình diễn tuyệt vời nhất.

Ở Hà Nội có quan sát được Trăng Cá Tầm không?

Theo giới thiên văn, do diễn ra vào khung thời gian sáng ngày 12/8, cộng với ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, nên việc quan sát siêu trăng ở Hà Nội nói riêng và tại Việt Nam nói chung là rất khó khăn.

Nhiều khả năng, chúng ta sẽ phải đợi gần 1 năm nữa để quan sát hiện tượng thiên văn kỳ thú này, vì siêu trăng tiếp theo dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 1/8/2023.

Tuy nhiên, năm 2023 sẽ có 4 chu kỳ siêu trăng liên tiếp, tương tự là vào năm 2024, các nhà thiên văn dự đoán. Thậm chí, năm 2025 cũng sẽ có 3 kỳ siêu trăng liên tiếp.

Trang-Ca-Tam-la-gi-va-o-Ha-Noi-co-quan-sat-duoc-sieu-trang-khong-7
Trăng Cá Tầm xuất hiện ở khu đền cổ bằng đá cẩm thạch Poseidon tại Cape Sounion, Hy Lạp tháng 8/2020

Trước đó, vào tháng 8/2020, Trăng Cá Tầm cũng xuất hiện và được quan sát rõ ở Hy Lạp. Cụ thể, Trăng Cá Tầm khổng lồ nhô lên rất ấn tượng từ phía sau dãy cột của khu đền cổ bằng đá cẩm thạch Poseidon tại Cape Sounion, Hy Lạp. Đền được xây dựng từ năm 444 đến 440 trước Công nguyên.

Vào tối 1/8/2020, Trăng vàng óng mọc lên ở những ngọn đồi ở Darwen, Lancashire cạnh tháp Jubilee của nước Anh. Siêu trăng này cũng xuất hiện ở khu tài chính của Thủ đô London, Vương quốc Anh tối Chủ nhật 2/8.

Siêu trăng và mưa sao băng cùng xuất hiện, cơ hội hiêm để hấp thụ năng lượng tích cực

Năng lượng từ siêu trăng cũng góp phần gõ cửa tâm trí và giúp bạn thức tỉnh. Nó tạo động lực để bạn học hỏi thêm kiến thức, hoàn thiện bản thân. Với sự góip sức của sao Thổ, năng lượng Kundalini được khơi dậy mãnh liệt.

Có thể bạn chưa biết, năng lượng này giúp chúng ta trở nên linh hoạt, mềm dẻo, dám đương đầu với mọi thách thức. Nó cho bạn cơ hội để thiết lập ý chí, vận hành cuộc sống với một tần số khác hoàn toàn.

Nếu bạn đang đi tìm đáp án cho bản thân thì đợt siêu trăng cuối cùng này sẽ giúp bạn hoàn thành tâm nguyện. Nó kéo tâm trí bạn lên một tầm cao mới. Lúc này, bạn nên mở lòng để đón nhận những tinh hoa từ đất trời. Sau đó, khoảng thời gian thức tỉnh sẽ hoàn thiện "mảnh ghép" mà bạn đang còn thiếu. Ánh trăng sẽ giúp bạn hoàn thiện bức tranh tổng thể của định hướng và tầm nhìn.

Bạn đừng nên để bản thân bị bao vây bởi lăng kính tiêu cực. Hãy học cách thay đổi và tận dụng thật tốt năng lượng của đợt Siêu trăng cuối cùng trong năm 2022. Đây là 3 điều giúp bạn thanh lọc tâm hồn và truyền cho bạn năng lượng sống tích cực:

Trang-Ca-Tam-la-gi-va-o-Ha-Noi-co-quan-sat-duoc-sieu-trang-khong-3

- Thiền định: Bên cạnh việc giúp cơ thể, tâm trí khỏe mạnh hơn, thiền là một trong những cách đầu tiên nên thử khi muốn khai thác tiềm thức. Thiền là cửa ngõ cần thiết để bạn đến với sức mạnh tư duy. Từ đó, bạn có thể sở hữu cuộc sống hạnh phúc, yên bình và như ý.

- Đọc sách: Khi đọc sách, toàn bộ tâm trí và các giác quan của bạn đều theo dõi từng chữ, từng dòng. Bàn tay lật mở từng trang giấy và đầu óc tập trung vào những kiến thức mà cuốn sách đang nhắc đến. Bắt kịp diễn biến tiếp theo của câu chuyện, tạm gác lại bộn bề xung quanh sẽ giúp nội tâm của bạn được chữa lành.

- Chạy bộ: Chạy giúp giảm căng thẳng vì khi chạy bạn sẽ có thời gian để suy nghĩ nhiều hơn. Bạn có thể vừa chạy, vừa tìm ra giải pháp cho các vấn đề còn tồn đọng. Chạy cũng có thể làm tăng năng lượng, bạn sẽ cảm thấy có thêm sự tự tin để đương đầu với những thử thách phía trước.

Xem thêm: Bí ẩn vũ trụ: Đài thiên văn bắt được tín hiệu của 97 ngôi sao có cấu trúc giống hệ mặt trời thuộc chòm sao Orion

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận