Bố bệnh mẹ yếu, 2 đứa trẻ sống trong tình cảnh thiếu thốn trăm bè, nửa năm chưa được ăn miếng thịt nào cả

Không chỉ sống chật vật bởi bữa ăn chỉ có muối trắng, quả mắc mật dầm mà giờ đây con đường đến trường của hai đứa trẻ học giỏi còn chênh vênh hơn bao giờ hết khi bố mắc bệnh nặng. 

Đỗ Thu Nga
07:00 20/07/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bên trong ngôi nhà gỗ siêu vẹo của chị Triệu Thị Luân (46 tuổi, thôn Nà Áng, xã Đồng Lạc, huyện Chợ Đồng, tỉnh Bắc Kạn) chẳng có gì đáng giá, vách gỗ bị mối mọt ăn mòn, tấm lợp fibro xi măng thủng lỗ chỗ. Ngày nắng thì nóng "chảy mỡ", ngày xưa thì "ướt như chuột lột". Cả đời chị Luân là khổ đau, tủi hờn, mặc cảm... Đến khi có chồng con thì lại tiếp tục gánh nỗi đau chồng ốm nặng, con đứng trước nguy cơ khó được đến trường.

Nằm trên chiếc giường đặt giữa nhà là người đàn ông trung niên gầy gò chỉ có da bọc xương, lồng ngực nhô cao một cách bất thường, liên tục thở dốc. Ngồi bên cạnh là 2 đứa con trai gương mặt khôi ngô thay nhau nắm bóp chân tay cho bố.

thuong-2-dua-tre-nua-nam-chua-duoc-an-mieng-thi-nao-vi-bo-benh-me-yeu-6
Gương mặt biến dạng sau vụ bỏng năm 11 tuổi của chị Luân

Chị Luân mồ hôi đầm đìa đi từ ngoài vào đỡ chồng dậy ép uống thuốc. Chị cho biết, vừa đi "vay nóng" được hàng xóm hai trăm ngàn mua thuốc cho chồng. Mấy ngày nay trời nắng nóng quá nên bệnh tình trở lạnh, không có tiền đi viện. 

Cho chồng uống thuốc xong chị Luân mới bỏ khẩu trang ra. Đằng sau lớp khẩu trang là gương mặt biến dạng, da mặt không còn khiến gương mặt bị nhăn nhúm, đỏ au. Lớp da dưới cổ cũng bị tổn thương khiến miệng, mắt không còn bình thường.

thuong-2-dua-tre-nua-nam-chua-duoc-an-mieng-thi-nao-vi-bo-benh-me-yeu-5

Nói về khuôn mặt "đáng sợ" của mình, chị Luân kể: Năm 11 tuổi bị bỏng dầu hỏa mặt biến dạng, phần ngực, tay bị tổn thương nặng. Từ đó, chị rơi vào mặc cảm ngoại hình. Tuổi thanh xuân trôi đi chị cũng không dám nghĩ đến chuyện lập gia đình. 

Nhưng số phận run rủi thế nào, năm 31 tuổi (2006), một nhóm từ thiện đưa chị về Bệnh viện Bỏng Quốc gia (Hà Nội), để phẫu thuật cải thiện khuôn mặt biến dạng. Những ngày điều trị ở viện, chị gặp và quen anh Phàn Văn Diễm (sinh năm 1974, quê ở Hà Giang) đang chăm sóc em gái.

Hai số phận đồng cảm gặp nhau, nảy sinh tình yêu. Sau thời gian tìm hiểu, hai người làm lễ cưới. Dù sống trong cảnh nghèo khó nhưng gia đình luôn rộn tiếng cười vì vợ chồng con cái yêu thương nhau.

thuong-2-dua-tre-nua-nam-chua-duoc-an-mieng-thi-nao-vi-bo-benh-me-yeu-0
Từ ngày anh Diễm bị bệnh, một mình chị Luân cáng đáng hết mọi chuyện lớn nhỏ trong nhà

Di chứng của vụ bỏng năm 11 tuổi khiến chị Luân gần như không còn sức lao động. Nhất là các sẹo co lại khiến tay chị bị biến dạng, không thể làm việc nặng. Phần ngực bị hoại tử nên khi hai con ra đời không được ăn tý sữa mẹ nào. 

Vì nhà quá nghèo, vợ chồng chị Luân nuôi hai con lớn lên bằng nước cơm, nước cháo loãng. Để vợ con có cuộc sống tốt hơn, anh Diễm đi làm ngày làm đêm, góp nhặt từng đồng tiền lẻ để đong gạo.

Những tưởng chỉ cần cố gắng thì gia đình sẽ dần vượt qua khó khăn, nhưng không, vào đầu năm 2019 khi đang đi phát cỏ trên đồi, anh Diễm bỗng thấy đau thắt ngực rồi ngất xỉu. Khi đưa vào bệnh viện, các bác sĩ  cho biết: Bệnh nhân bị suy tim, phổi tắc nghẽn mãn tính, thận yếu... 

thuong-2-dua-tre-nua-nam-chua-duoc-an-mieng-thi-nao-vi-bo-benh-me-yeu-8
Hai đứa con trai của anh Diễm và chị Luân học giỏi, ngoan ngoãn

Vậy là anh Diễm phải nằm viện điều trị. Vì nhà nghèo nên chị Luân phải bán cả quả đồi lấy 20 triệu đồng cứu chồng. Bệnh của anh Diễm nhiều mà nên tiền bán quả đồi chỉ như "muối bỏ biển". Chị Luân đi vay mượn khắp nơi mà vẫn không đủ, cuối cùng đành đưa chồng về nhà, cầm cự bằng thuốc thang.

Từ trụ cột gia đình anh Diễm trở thành gánh nặng của vợ con. Chỉ cần đi bộ vài bước là ngất lịm nên thường xuyên làm bạn với cái giường. 

Để kiếm cái ăn, ngày nào 3 mẹ con chị Luân cũng vào rừng đào măng, hái củi. Đôi tay thương tật của chị giờ sẹo lớn sẹo nhỏ chồng chất vì phải cầm rựa chặt củi, đào măng. 

thuong-2-dua-tre-nua-nam-chua-duoc-an-mieng-thi-nao-vi-bo-benh-me-yeu-7
Biết bố ốm nặng, hai đứa trẻ thay nhau lo việc nhà, cùng mẹ lên rừng hái măng

Trong khi đó, hai đứa con thơ cũng phải oằn mình đi hái măng phụ mẹ. Mỗi lần nghĩ đến 2 con, nước mắt chị Luân lại trào ra không cản được. 

Được biết, bé Phàn Minh Giang (11 tuổi) nhiều năm liền đạt học sinh giỏi, bé Phàn Triệu Bắc (14 tuổi) cũng là học sinh tiên tiến. Hai cậu bé không chỉ học giỏi còn ngoan ngoãn, thay mẹ làm việc nhà, giặt quần áo, nấu cơm, vào rừng kiếm măng...

Chị Luân kể, từ ngày bố ốm, chị chưa mua cho con được cái áo hay bộ sách vở mới nào. Tất cả đều do nhà trường và Đoàn Thanh niên xã giúp đỡ xin đồ cũ cho bọn trẻ. Nói rồi chị thở dài, thằng bé lớn năm nay lên lớp 9 không biết chị có lo cho nó học được không nữa...

thuong-2-dua-tre-nua-nam-chua-duoc-an-mieng-thi-nao-vi-bo-benh-me-yeu-4
Nửa năm nay, 2 anh em chưa từng được ăn miếng thịt nào, sách vở, quần áo có dùng cũng là do được quyên tặng

"Từ Tết đến giờ bọn trẻ chưa được ăn bữa thịt nào, người cứ xanh xao, vắt vẻo như sợi dây rừng. Hôm trước bán được gùi măng, tính mua cho chúng lạng thịt mà chúng bảo dành tiền mua thuốc cho bố", chị Luân nghẹn ngào nói.

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Chủ tịch UBND xã Đồng Lạc cho biết, gia cảnh của chị Luân rất khó khăn, là hộ nghèo nhiều năm. Giờ anh Diễm lại bệnh tật nên gia đình càng khó khăn hơn. 

Chính quyền địa phương và người dân xung quanh rất mong các nhà hảo tâm biết đến hoàn cảnh của chị Luân để cùng chung tay giúp đỡ.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ:

Chị Triệu Thị Luân

Địa chỉ: Thôn Nà Áng, xã Đồng Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

Điện thoại: 0372317188

Xem thêm: Nỗi cơ cực của người đàn ông nghèo cưu mang đôi vợ chồng hàng xóm tàn tật suốt nhiều năm

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận