Gen Z và việc tử tế: Tấm lòng nhân ái với người nghèo của cậu sinh viên mang biệt danh "chàng gạo"
Ở tuổi 21, cậu sinh viên Cao Trọng Nhân (21 tuổi) thực hiện hoạt động tặng gạo cho người nghèo bằng số tiền đi làm bảo vệ hằng đêm.

Từ biệt danh "chàng gạo''
Cao Trọng Nhân hiện là sinh viên năm cuối Trường CĐ nghề Cần Thơ. Ngoài tên Nhân, nhiều người còn gọi nam sinh này với biệt danh thân thương là "chàng gạo". Bởi hơn 2 năm nay, Nhân lấy tiền làm thêm và vận động nhà hảo tâm đóng góp gạo tặng cho người nghèo mưu sinh về đêm trong nội ô TP.Cần Thơ.
Nhân cho biết chương trình tặng gạo được thực hiện từ khi Nhân là sinh viên năm nhất. Trong một lần đi ngoài đường, nhìn những người cơ cực làm việc trong đêm, dù đã muộn nhưng có người mới tranh thủ ăn được bữa cơm nguội. Hình ảnh đó làm Nhân chạnh lòng.
Nhân nghĩ: "Mỗi người mưu sinh một cách khác nhau, nhưng có lẽ họ đều muốn kiếm tiền để bữa ăn gia đình được ấm cúng. Với thu nhập thấp, hẳn mỗi lần mua gạo đối với cô lượm ve chai hay chú quét rác cũng là một vấn đề. Vì vậy, tặng gạo cho các cô, chú sẽ có ý nghĩa, giúp vơi gánh nặng kinh tế".
Sau một đêm trằn trọc vì nôn nóng thực hiện ý tưởng, ngày hôm sau, Nhân mua 50 kg gạo, chia thành 10 túi nhỏ mang đi tặng. Nhân cho biết khi đó Nhân làm thêm với công việc bảo vệ, mỗi giờ được trả 14.000 đồng. Nhân đã trích số tiền bằng 3 ngày làm và cùng 3 người bạn đóng góp để mua quà. Nhóm chạy quanh một số tuyến đường trong nội ô TP.Cần Thơ, không khó để bắt gặp những hoàn cảnh khó khăn mưu sinh trong đêm. Do số lượng quà ít, thoáng chốc đã trao hết. Song, đọng lại trong kỷ niệm của Nhân là những nụ cười, lời cảm ơn và đôi mắt rưng rưng của một vài người nhận vì xúc động. Điều đó thôi thúc Nhân duy trì hoạt động nghĩa tình này cho đến bây giờ.
Theo Nhân trao gạo đến lần thứ 3 thì công việc bắt đầu lan tỏa, được nhiều người biết đến và đồng hành. Do đó, số lượng quà tặng ngày càng nhiều và số lượng thành viên nhóm cũng đông hơn. Không chỉ bạn bè trong trường mà còn có sự góp sức của nhiều sinh viên, nhà chùa, giảng viên, cựu sinh viên. Từ đây, Nhân thành lập nhóm thiện nguyện với tên gọi "Đội phát gạo về đêm". Cha mẹ ở quê nhà H.Gò Quao (Kiên Giang) cũng rất ủng hộ.
Mỗi tháng, đội thường tổ chức trao gạo 1 - 2 lần, mỗi lần khoảng 200 kg. Đến nay, đội đã phát khoảng 4 tấn gạo. Mỗi buổi đi trao có 10 -15 thành viên. "Tầm 19 giờ, chúng tôi bắt đầu xuất phát, đi theo các tuyến đường chính ở các quận như Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy. Bởi những nơi này tập trung nhiều người lao động nghèo, cơ nhỡ. Công việc không vất vả, nhưng mọi người đều muốn tham gia cho vui phần vì trong đội hầu hết ai cũng có máu nhiệt tình do làm trong Đoàn, Hội", Nhân chia sẻ.

Đến những câu chuyện đẹp được lan tỏa
Nhưng "Chàng gạo" không chỉ tặng gạo mà còn mang đến cho các hoàn cảnh khó khăn những phần quà như: quần áo cũ, cơm, cháo, bánh mì. Nhân tâm sự, trước đây mình từng chạy bàn cho một quán ăn. Chủ quán biết Nhân làm việc có ích cho cộng đồng nên dành những suất ăn riêng gửi tặng bà con, Nhân đóng vai trò như shipper.
Hiện tại Nhân chuyển sang làm thêm công việc vệ sinh công trình nhưng vẫn thường có nguồn thực phẩm tươm tất do các bạn bè kết nối anh với những cửa hàng khác. Còn quần áo thì Nhân nhận được rất nhiều từ các nhà hảo tâm gần xa. "Hoạt động này thì mình hay tự đi trao. Đôi lúc, mình thấy các cô, chú mở ra ăn tại chỗ. Thấy món quà thiết thực và mọi người trân trọng nó, lòng mình ấm áp và dâng lên niềm vui rất khó tả", Nhân tâm sự.
Màn đêm buông xuống, mọi người tranh thủ về nhà ăn bữa cơm ấm cúng bên gia đình, còn bà Nguyễn Thị Út (ngụ Q.Ninh Kiều) ngồi trên xe lăn được đứa cháu nhỏ đẩy đi rong ruổi trên đường phố. Bà Út kể trước đây bán vé số nhưng tai nạn giao thông ập đến khiến bà lâm vào cảnh nhồi máu não và hở khớp gối. Do không còn đi lại được nên phải xin tình thương từ những người đi đường. Nhận được túi gạo của Nhân, đôi mắt bà đỏ hoe vì xúc động, nói: "Bà mừng lắm vì được các cháu cho gạo ăn. Cảm ơn các cháu rất nhiều".
Nguyễn Hữu Mẫn, học cùng lớp với Nhân, cho biết đã tham gia đội phát gạo về đêm khoảng 6 tháng nay. Theo Mẫn, Nhân không chỉ nhiệt tình trong hoạt động tình nguyện mà truyền cảm hứng vì có thành tích học tập tốt. Mọi người yêu thích năng lượng tích cực, lối sống cống hiến vì cộng đồng của Nhân. Đặc biệt, mới đây Nhân trở thành 1 trong 7 gương mặt tiêu biểu được Hội Sinh viên TP.Cần Thơ tuyên dương Sinh viên Cần Thơ - Những câu chuyện đẹp năm học 2022 - 2023.
(Theo Thanh Niên)
Xem thêm: Gen Z và việc tử tế: Dự án "Thắp sáng đường quê” của nữ sinh Yên Bái
Đọc thêm
Nguyễn Thị Ngà - cô gái Gen Z người Hà Nội đã biến vùng cỏ cây hoang dại giữa núi đồi Can Lộc (Hà Tĩnh) trở thành điểm du lịch xanh hấp dẫn du khách trong và ngoài tỉnh.
Với trái tim nhiệt huyết, chàng trai Gen Z Võ Duy Phúc đã đi nhiều nơi, chia sẻ, giúp đỡ nhiều mảnh đời khó khăn mà không hề ngại khó, ngại khổ.
Những năm tháng sinh viên của Phạm Minh Tiến vô cùng ý nghĩa khi anh đã tổ chức hàng loạt chương trình thiện nguyện nhằm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
Bài mới

Chỉ trong vòng 3 năm (1963-1970) ở mặt trận Trị Thiên, “vua mìn” Trịnh Tố Tâm đã chỉ huy đơn vị đánh 58 trận, diệt 1.500 tên địch, phá hủy 61 xe quân sự, đánh bật 19 đoàn tàu hỏa... Riêng ông đã tiêu diệt được 272 tên địch, bắn rơi và phá hủy 3 máy bay và cực kỳ nổi tiếng với câu nói: "Tất cả chúng mày đã bị một mình tao bao vây!"

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.