Sứ mệnh gieo yêu thương: Bếp ăn 0 đồng lan tỏa yêu thương

Đều đặn thứ Tư và Chủ nhật hàng tuần, bếp ăn của các phật tử chùa Tường Nguyên lại đỏ lửa, nấu ra những suất ăn 0 đồng lan tỏa yêu thương.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chùa Tường Nguyên (Q.4, TP.HCM) hiện có 2 bếp ăn 0 đồng: một bếp tại chùa nấu vào thứ tư, một bếp tại H.Nhà Bè nấu vào chủ nhật với khoảng 5.000 suất cơm/tuần.

Phật tử góp sức

 5 giờ sáng thứ tư hằng tuần, cô Tám (67 tuổi, ngụ Q.7) mặc chiếc áo vàng quen thuộc chạy xe đến bếp ăn. Với rất nhiều rau, củ, quả, nấm, đậu hũ để nấu các món chay, mỗi người chia nhau một việc, vừa làm vừa cười nói rôm rả. Cô Tám cùng nhiều phật tử tham gia nấu cơm tại đây đã gắn bó với công việc này 5 - 7 năm.

"Tôi đến bếp thường xuyên vì thấy nhiều người ở quê lên TP nằm viện gặp nhiều khó khăn, tiền viện phí, chi phí khác đều cao hơn ở quê nên tôi mong góp chút công sức giúp cho mọi người bữa cơm. Tuần nào cũng vậy, thường thì 5 giờ tôi đến đây, tuần nào nấu món đơn giản hơn, sơ chế nhanh thì có thể trễ hơn đôi chút", cô nói.

su-menh-gieo-yeu-thuong-bep-an-0-dong-lan-toa-yeu-thuong-0

Tại bếp ăn ở H.Nhà Bè, anh Trần Văn Tuấn (31 tuổi) cũng là "gương mặt thân quen" vì đã có 8 năm gắn bó. Anh cho rằng, góp sức nấu cơm là việc không bắt buộc nhưng anh cảm thấy gắn kết, hạnh phúc nên tuần nào cũng đến. Để chuẩn bị cho buổi nấu chính vào sáng chủ nhật, từ thứ bảy, anh cùng khoảng 15 người khác đã có mặt để cùng nhau nhặt rau, gọt vỏ các loại củ và lau lá chuối để lót vào hộp xốp. 4 giờ 30 phút sáng chủ nhật, bếp đỏ lửa, đến 8 giờ thì mọi thứ hoàn thành.

Anh tâm sự: "Bếp ở đây nấu vào cuối tuần nên có cả các bạn sinh viên tham gia. Ngoài sơ chế rau củ, tôi cũng rửa chén, phát cơm ở bệnh viện. Tôi đã gặp rất nhiều hoàn cảnh khó khăn khác nhau, có thể 1 hộp cơm không nhiều nhưng với những người phải điều trị dài ngày thì đó là điều họ trân quý. Tôi cảm nhận được giá trị trong việc mình làm nên gắn bó với bếp đến bây giờ". Theo anh Tuấn, cuối tuần có người chọn đi cà phê, ăn uống hay nghỉ ngơi, giải trí; còn anh chọn đến bếp ăn 0 đồng như một thói quen. "Nhiều người đi từ TP.Thủ Đức, Q.11 đến bếp góp sức nấu cơm. Trong đó có những người gắn bó với bếp ăn lâu năm. Ai cũng làm nhanh tay, cẩn thận, chu đáo", anh nói.

Khó khăn vẫn duy trì bếp ăn 0 đồng

Đại đức Thích Minh Phú, Ủy viên Hội đồng Trị sự T.Ư Giáo hội Phật giáo VN, trụ trì chùa Tường Nguyên cho biết bếp ăn 0 đồng của chùa ra đời 15 năm trước. Xuất phát điểm ban đầu là nấu ăn tiếp sức mùa thi cho các trường đại học. Từ năm 2011, chùa bắt đầu nấu cơm giúp người lang thang, cơ nhỡ, sau đó dần mở rộng ra là giúp tới bệnh nhân cũng như người nhà bệnh nhân. Các món ăn ở bếp đều là món chay, riêng mùa dịch vì khó khăn trong đầu vào nguyên liệu nên bếp ăn buộc phải nấu món mặn. Rau, củ…, tất cả đều được sư thầy tìm mua hàng chất lượng, ngâm nước muối sau đó rửa sạch lại 2 - 3 lần với nước rồi mới bắt đầu chế biến.

Một năm trở lại đây, bếp được những nhà hảo tâm tại Đà Lạt tài trợ rau, củ mua trực tiếp tại vườn, chuyển xuống TP.HCM. Gạo nấu cơm cũng là loại có giá từ 17.000 đồng/kg trở lên. Mỗi hộp cơm chay đến tay người cần đều được lót lớp lá chuối ngăn cách với hộp xốp, có rau xào, món mặn và bịch nước tương. Các phần cơm sau đó được chuyển đến giúp bệnh nhân, người nhà ở các bệnh viện như: Trưng Vương, Nguyễn Trãi, Nhi đồng 1, 2…

su-menh-gieo-yeu-thuong-bep-an-0-dong-lan-toa-yeu-thuong-6

Sư thầy Minh Phú chia sẻ: "Tôi muốn đổi hộp xốp lắm nhưng vì giá thành cao nên đành dùng tạm lá chuối để lót ngăn cách. Hai bếp có khoảng 60 phật tử nấu; trong đó, bếp ở chùa là các cô chú lớn tuổi, hàng xóm xung quanh, bếp ở Nhà Bè thì nhiều người trẻ hơn".

15 năm duy trì bếp cơm 0 đồng, chùa Tường Nguyên cũng không ít lần đối diện khó khăn, nhưng bếp vẫn đỏ lửa từ tiền cúng dường của phật tử khắp nơi. "Có những người buôn gánh bán bưng, mỗi ngày kiếm 150.000 - 200.000 đồng, mà cơm trưa hết 30.000 đồng rồi. Nếu có cơm của mình, họ sẽ tiết kiệm được 30.000 đồng ấy chiều về mua bó rau hay 1 - 2 kg gạo cho cả gia đình. Do đó, dù khó khăn nhưng tôi vẫn duy trì bếp ăn, mọi người hay nói vui với nhau để tiếp thêm động lực là: mọi việc có Phật lo", đại đức Minh Phú bày tỏ.

(Theo Thanh Niên)

Xem thêm: Sứ mệnh gieo yêu thương: Những chuyến xe thiện nguyện "0 đồng" lan tỏa yêu thương từ các bản làng xa xôi

Đọc thêm

8 năm là một hành trình không dài nhưng cũng không ngắn, nó đủ để lan tỏa những giá trị tốt đẹp mà nhóm "Hương từ bi Ninh Bình"  mang đến cho cộng đồng.

Sứ mệnh gieo yêu thương: Những thiên sứ thiện từ tâm của nhóm 'Hương tư bi Ninh Bình'
0 Bình luận

Tôi biết đến Câu lạc bộ Tình nguyện sinh viên cơ sở Gia Bình, Bắc Ninh (tên tiếng Anh là: Sky Volunteers Plus) thật tình cờ qua chàng sinh viên Đoàn Văn Dũng.

Sứ mệnh gieo yêu thương: CLB Tình nguyện sinh viên - nơi sẻ chia những yêu thương, ấm áp 
0 Bình luận

Nhóm Thiện Nguyện Xanh (những bạn trẻ Cần Thơ) tự tay chuẩn bị những phần ăn khuya nóng hổi và tự tay trao cho các cô chú bán vé số và người lao động nghèo.

Sứ mệnh gieo yêu thương: Nhóm Thiện Nguyện Xanh và những phần ăn khuya ấm áp tình người
0 Bình luận


Bài mới

3 chàng trai dũng cảm lao xuống biển cứu 2 nữ sinh đuối nước

Phát hiện 2 nữ sinh đuối nước, 3 chàng trai ở TP.Tuy Hòa, Phú Yên đã không ngần ngại lao mình xuống biển cứu người.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 13 giờ trước
Chàng trai 18 tuổi bị ung thư lan tỏa sự lạc quan cho mọi người

Mắc ung thư ở tuổi 17 là cú sốc quá lớn với Huy và cả gia đình. Nhưng sau 1 năm chiến đấu kiên cường, chàng trai trẻ nhận raa.. "ung thư là một căn bệnh thật đẹp". Vì sao vậy?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Bộ đội mở cầu phao trong đêm cứu bệnh nhi nguy kịch

Trong lúc phong tỏa công trường chuẩn bị đổ bê tông tại bến Tam Nông, Phú Thọ, gặp xe cấp cứu chở bệnh nhi nguy kịch, các chiến sĩ Lữ đoàn Công binh 249 ngay lập tức nhận lệnh dừng thi công để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Bác sĩ vượt biển cứu sống sản phụ băng huyết sảy thai lưu

Ngày 09/4/2025, Phòng khám Đa khoa khu vực Quan Lạn - Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn, Quảng Ninh bất ngờ tiếp nhận trường hợp cấp cứu sản khoa đặc biệt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Người đàn ông chết não hiến 7 tạng cứu sống nhiều bệnh nhân

Nhờ nguồn tạng hiến của người đàn ông chết não, Bệnh viện Quân y 175 đã phối hợp cùng các đơn vị chuyên môn thực hiện thành công ca lấy đa mô, tạng đầu tiên tại bệnh viện.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Chàng trai khuyết tật trích tiền bán vé số giúp người khó khăn

Chàng trai khuyết tật – Nguyễn Tiến Hữu (26 tuổi, trú tại TX Hoài Nhơn, Bình Định) dù khó khăn nhưng vẫn trích 10.000 đồng/ngày từ tiền bán vé số để giúp đỡ mọi người.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Cậu bé 3 tuổi nhanh trí cứu bạn rơi xuống hố công trình

Thấy bạn rơi xuống hố công trình, cậu bé 3 tuổi Nguyễn Nam Phong vội vã chạy vào nhà báo cho người thân ra đưa bạn lên bờ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Thầy giáo Hậu Giang hết lòng lo hậu sự cho người nghèo

Ngoài tận tâm với công tác chuyên môn, nhiều năm qua thầy giáo Nguyễn Hoàng Nam (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) còn hết lòng lo hậu sự miễn phí cho hàng trăm người nghèo khó.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Cuộc đời truyền cảm hứng của thợ cắt tóc lớn tuổi nhất thế giới

Bà Shitsui Hakoishi (108 tuổi) vừa được kỷ lục Guiness Thế giới công nhận là ''thợ cắt tóc nữ lớn tuổi nhất thế giới'' với 94 năm tuổi nghề và chưa có ý định nghỉ hưu.

Những “hiệp sĩ” miệt mài đi hút đinh trong đêm

Thời gian qua, hình ảnh những chiếc xe máy tự chế rong ruổi khắp mọi nẻo đường tại TP.Bạc Liệu để hút đinh đã trở nên vô cùng quen thuộc với bà con nơi đây.

Nhóm bạn trẻ “Phủ xanh biên giới biển” với hoạt động trồng cây tại Mũi Né

Chiến dịch “Phủ xanh biên giới biển” được Cộng đồng Xanh Việt Nam tổ chức với mục đích góp phần cải thiện cảnh quan và bảo vệ hệ sinh thái ven biển.

60 năm giữ cờ Tổ quốc mãi tung bay ở Hiền Lương 

Năm xưa, ông Nguyễn Đức Lãng chính là người được nhận trọng trách may cờ Tổ quốc tại cầu Hiền Lương, nơi giới tuyết chia cắt 2 miền Nam - Bắc. 

Người phụ nữ bán ve chai dành 4 ngày tiền lời để ủng hộ người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất

Vừa hoàn tất công việc mua bán ve chai, bà Nguyễn Thị Quý (59 tuổi, ở phường An Phú Đông, quận 12, TP.HCM) liền đạp xe một mạch tới tòa soạn để ủng hộ cho người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất

Lực lượng cứu hộ Việt Nam dựng lều thăm khám cho người dân Myanmar

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cứu hộ tại Myanmar, lực lượng cứu hộ Bộ Công an Việt nam đã cử tổ công tác dựng lều bạt để hỗ trợ thăm khám cho người dân.

Cú lộn ngược dòng đầy ngoạn mục của chàng trai mồ côi 

Từ một đứa trẻ mồ côi phải bỏ học mưu sinh, hiện nay, Tần Hoan đã trở thành kỹ sư AI với thu nhập hàng triệu tệ mỗi năm. Cuộc đời của anh chính là câu chuyện truyền cảm hứng cho các bạn trẻ cùng cảnh ngộ.

Trở thành 'người hùng' khi cõng cụ bà xuống 40 tầng trong động đất

"Sau tất cả, tôi chỉ muốn khóc. Tôi tự nhủ, nếu phải chết, tôi muốn chết khi đang cứu người"!

Đề xuất