Siêu trăng cuối cùng của năm 2021 sẽ diễn ra vào đêm 24, rạng sáng 25/6
Siêu trăng thứ 3 và cũng là siêu trăng cuối cùng trong năm 2021 sẽ diễn ra vào đếm 24, rạng sáng ngày 25/6. Đây là cơ hội cho những người yêu thiên văn được chiêm ngưỡng hiện tượng kỳ thú này.
Siêu trăng cuối cùng của năm 2021
Năm 2021 sẽ có 3 lần diễn ra siêu trăng. Siêu trăng đầu tiên xuất hiện vào ngày 27/4, được gọi là "Super Pink Moon" (siêu trăng hồng). Song siêu trăng này không có màu hồng như tên gọi của nó. Sở dĩ nó được gọi là "siêu trăng hồng" là vì có một loài hoa màu hồng thường nở vào dịp trăng tròn tháng 5.
Lần thứ 2 người yêu thiên văn được chiêm ngưỡng siêu trăng là vào ngày 26/5, trùng với thời điểm diễn ra nguyệt thực toàn phần. Lúc này, Mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ cam trong vòng 15 phút. Đó được gọi là hiện tượng "trăng máu". Khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam chiếm ngưỡng rõ hiện tượng này.
Siêu trăng lần thứ 2 đó xảy ra hiện tượng nguyệt thực toàn phần khiến cho Mặt Trăng không chỉ to hơn 14%, sáng hơn 30% mà còn chuyển sang màu đỏ thẫm.
Và siêu trăng cuối cùng của năm 2021 diễn ra vào đêm 24, rạng sáng ngày 25/6. Theo một số dự báo, khi siêu trăng xuất hiện thì sẽ to và sáng hơn bình thường. Thời điểm trăng tròn và sáng nhất diễn ra vào lúc 1h40 phút rạng sáng ngày 25/6.
Những bộ lạc thổ dân châu Mỹ xưa gọi pha trăng tròn này là Trăng Dâu bởi thời điểm này trùng với mùa thu hoạch dâu. Pha trăng này cũng được biết đến với cái tên Trăng hoa hồng và Trăng Mật.
Đây là siêu trăng cuối cùng trong năm nay mà người yêu thiên văn được chiêm ngưỡng. Phải đến năm 2022, người yêu thiên văn mới có cơ hội được chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn thú vị và dễ quan sát này.
Dự báo, sau siêu trăng ngày 25/6, khoảng ngày 28/7, rạng sáng ngày 29/7, người yêu thiên văn se có cơ hội chiêm ngưỡng một sự kiện thiên văn khác là mưa sao băng Bảo Bình. Đây là trận mưa sao băng trung bình với tần suất thời điểm cực đại khoảng 20 sao băng xuất hiện một giờ, được hình thành từ những mảnh vụn của sao chổi Marsden và Kracht.
Trong năm nay, trăng khuyết sẽ ảnh hưởng nhất định đến việc quan sát nhưng nếu kiên nhẫn thì vẫn có cơ hội nhìn thấy một số vệt sao băng sáng dài. Thời điểm quan sát tốt nhất là sau nửa đêm, chọn nơi ít ánh sáng đèn và ô nhiễm không khí. Các vệt sao băng có xu hướng phát ra từ chòm sao Bảo Bình nhưng cũng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên bầu trời.
Những điều thú vị về siêu trăng
Mặt trăng di chuyển quanh Trái đất theo quỹ đạo hình oval. Khi Mặt trời di chuyển tới vị trí có khoảng cách gần Trái đất nhất (điểm cận địa), kích thước Mặt trăng khi nhìn từ Trái đất lên sẽ lớn hơn.
Đặc biệt khi Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng xếp thẳng hàng đúng thời điểm Mặt trăng ở điểm cận địa, Mặt trăng sẽ sáng và có kích thước lớn khi nhìn từ Trái đất lên, đó được gọi là Siêu trăng hoặc Siêu Mặt trăng (Supermoon).
So với kích thước của Mặt Trăng tại vị trí có khoảng cách xa nhất với Trái Đất trên quỹ đạo (điểm viễn địa), Mặt Trăng sáng hơn 30% và có kích thước lớn hơn 14% khi nhìn từ Trái Đất vào lúc xảy ra hiện tượng Siêu trăng.
Siêu trăng là một trăng non hoặc trăng tròn nằm tại vị trí cận cực - điểm gần nhất của Mặt trăng so với Trái đất trong quỹ đạo hàng tháng của nó. Thuật ngữ "supermoon - siêu trăng" đã có từ 30 năm trước do nhà chiêm tinh Richard Nolle. Và đến bây giờ giới chiêm tinh vãn sử dụng nó.
Khi nào xuất hiện siêu trăng? Theo định nghĩa của nhà chiêm tinh Richard Nolle, trăng non (New Moon) hay trăng tròn (Full Moon) di chuyển đến khoảng cách 362.146 km (225.027 dặm) của hành tinh Trái đất, được đo từ trung tâm của Mặt trăng và Trái đất, để được coi là siêu trăng.
Nhà chiêm tinh Richard Nolle định nghĩa siêu trăng như sau: "Siêu trăng là một trăng mới hoặc trăng tròn xuất hiện tại Mặt Trăng hoặc gần (khoảng 90%) điểm tiếp cận gần nhất của Trái Đất với một quỹ đạo cụ thể". Dựa vào định nghĩa này, Nolle cho biết: Trung bình mỗi năm sẽ có từ 4 đến 6 siêu trăng. Một số siêu trăng là trăng tròn, một số khác là trăng non.
Bất kỳ trăng tròn hoặc trăng mới nào gần hơn 361.554,9 km (406,464 - 44,909.1 = 361,554.9) tính từ Trái Đất đều có thể là siêu trăng.
- Trăng tròn ((Full Moon): Là hiện tượng xảy ra khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời. Tại thời điểm này, toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng có thể nhìn thấy rõ từ Trái Đất và cũng là lúc Mặt Trăng trông "tròn" nhất.
- Trăng rằm Trung thu (Harvest Moon): Đây là hiện tượng trăng tròn xảy ra vào giữa mùa thu, đúng thời điểm thu hoạch. Thời điểm này, trăng thường sáng hơn so với những thời điểm trăng tròn thông thường.
- Trăng non (New Moon): Là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời. Tại thời điểm này, phần được chiếu sáng của Mặt Trăng không thể nhìn thấy từ Trái Đất.
- Nhật thực (Solar Eclipse): Là một trường hợp đặc biệt của trăng non. Mặt trăng nằm giữa Trái đất và Mặt trời trong ngày xảy ra hiện tượng trăng non không đồng nghĩa với việc cả Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời đều nằm trên cùng 1 đường thẳng. Trường hợp Mặt Trăng che lấp Mặt Trời khi cả 3 cùng nằm trên đường thẳng tạo nên hiện tượng Nhật thực.
- Nguyệt thực (Lunar Eclipse): Là hiện tượng xảy ra khi Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời nằm thẳng hàng và Mặt Trăng nằm trong vùng tối của Trái Đất nên không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời.
- Trăng đen (Black Moon): Là một trường hợp đặc biệt khác của trăng non. Khi phần Mặt Trăng được chiếu sáng rơi vào bóng của Trái Đất, Mặt Trăng biến mất hoàn toàn trên bầu trời, không thể quan sát được trong khi màn đêm không xuất hiện chút ánh sáng nào. Song vài ngày sau khi xảy ra hiện tượng này, một mảnh trăng bạc hình lưỡi liềm sẽ dần xuất hiện trên bầu trời. Các chuyên gia cho rằng, lần xuất hiện trăng non thứ hai cùng 1 tháng tạo nên hiện tượng trăng đen. Lần xuất hiện trăng đen gần nhất xảy ra vào tháng 10/2016 và lần tiếp theo dự kiến diễn ra vào năm 2019.
- Trăng xanh (Blue Moon): Là một trường hợp đặc biệt của trăng tròn. Phần lớn chuyên gia cho rằng lần xuất hiện trăng tròn thứ hai trong cùng 1 tháng tạo nên hiện tượng trăng xanh. Đây là hiện tượng đối lập so với hiện tượng trăng đen. Về bản chất, hiện tượng trăng xanh ám chỉ hiện tượng này rất hiếm xảy ra và không đồng nghĩa với việc Mặt Trăng có màu xanh.
- Trăng máu (Blood Moon): Là hiện tượng Siêu Mặt Trăng xảy ra đúng thời điểm nguyệt thực. Tại thời điểm này, Mặt trăng đi vào vùng tối của Trái đất và bị che khuất. Song ánh sáng phản xạ từ Mặt trăng bị khúc xạ khi xuyên qua khí quyển Trái đất trước thời điểm xảy ra nguyệt thực toàn phần, khiến Mặt Trăng có màu đỏ rực như máu.
Xem thêm: 3 Siêu trăng, 1 trăng máu và 1 trăng xanh sẽ xuất hiện vào ngày nào trong năm 2021?
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận