Mỗi ngày một việc tốt: Sài Gòn hào sảng và những tiệm cơm 0 đồng ấm lòng người nghèo

Sài Gòn hào sảng vì ở đó rất dễ bắt gặp những câu chuyện người tốt việc tốt, những tấm gương sáng luôn sẵn sàng giúp đời, giúp người... 

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Sài Gòn có rất nhiều tiệm cơm 0 đồng, ở đó, ai cũng sẽ có những bữa ăn ấm lòng. Mà những người tạo ra quán cơm ấy, chỉ mong nhận về những nụ cười hạnh phúc, chẳng màng đến tiền bạc...

Cơm chay 0 đồng ngoại My (Nguyễn Văn Đậu, quận Bình Thạnh)

Từ lâu cơm chay ngoại My đã được rất nhiều người biết đến, là chỗ dựa của biết bao bà con nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Tổ Quốc đăng tải, chủ quán là hai vợ cụ My (đều đã ngoài 70 tuổi). Ban đầu, cụ lên Sài Gòn là để chữa "cụp cái lưng". Thời điểm đó, cụ thuê nhà để tiện đến viện thăm khám, đồng thời mở một quán bánh xèo nho nhỏ để có "đồng ra đồng vào" chữa bệnh.

sai-gon-hao-sang-va-nhung-tiem-com-0-dong-am-long-nguoi-ngheo-0
Cụ My đặt bao tâm huyết của mình vào trong tiệm cơm

Nhưng khi tình cờ thấy cảnh cả đoàn người nằm gục vì cái đói, cụ đã thay đổi quyết định. Thay vì bỏ tiền mổ lưng, cụ đã rút sạch mọi đồng trong tài khoản để lo cho bữa ăn của những người lao động nghèo. Đây cũng là lý do khiến hai vợ chồng cụ quyết định ở Sài Gòn. Suốt mấy năm thành phố "ốm nặng" vì Covid, cụ đều đặn bật bếp, nấu ra những phần ăn nghĩa tình gửi tặng mọi người.

sai-gon-hao-sang-va-nhung-tiem-com-0-dong-am-long-nguoi-ngheo-9
Ngoại My lúc nào cũng bận rộn trong tiệm cơm 0 đồng của mình

Dần dần 80 triệu đồng duy nhất của cụ My dần cạn sạch. Cụ kể: "100 (suất) là chạy lại này mua gạo chịu rồi đó. Lúc đó dịch, đồ mắc lắm, rau củ mắc nữa. Thành ra 80 triệu nó đâu làm được bao lâu đâu. Bà tính nghỉ nhưng bên chùa Long Vân chở qua một xe đồ. Cái chú Quyền Linh ổng đi ngang, ổng hỏi đi xe du lịch vậy nè thì cho ăn không? Bà mới nói mình cho ở ngoài, ai ăn mà hổng được. Nhưng mà chú Linh xuống đâu phải đi xin, chú chở cho mình một xe đồ, chở gạo nước tương cho mình một xe luôn".

Rồi người này người kia cho thực phẩm, cụ lại tiếp tục làm công việc thiện nguyện của mình. Cứ có đồng nào trong người, cụ lại dành dụm cho căn bếp nhỏ, không dám tiêu xài cho bản thân. Mỗi suất ăn đều được hai cụ chuẩn bị kĩ lưỡng, chưa từng làm qua loa lấy lệ. Hộp nào cũng đầy ắp thức ăn nóng hổi, tuy không phải cao lương mĩ vị nhưng bên trong lại chất chứa cả tấm lòng. Có lúc thiếu cơm, cả hai còn sẵn sàng lấy cả phần của mình đưa cho người khó khăn.

sai-gon-hao-sang-va-nhung-tiem-com-0-dong-am-long-nguoi-ngheo-8
Ai cũng vui vẻ khi nhận được phần cơm nghĩa tình từ hai cụ

Cũng nhờ tình thương của vợ chồng ngoại My mà biết bao nhiêu người có thể vượt qua được đợt dịch. Căn bếp tình thương của hai cụ cũng nhận được rất nhiều lời khen, sự động viên, ủng hộ. Có người góp tiền, người lại góp sức, lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười.

Quán cơm 0 đồng của đôi vợ chồng Việt Nam - Mexico (Vườn Lài, Quận 12)

Quán cơm 0 đồng của chị Trần Hoàng Kim và chồng là anh Del Toro Garcia Nicolas Antonio (quốc tịch Mexico) cũng là địa chỉ mà nhiều bà con lao động nghèo thường tìm đến. Chị từng sống tại Malaysia hơn chục năm, lúc nào cũng chăm chỉ làm các công việc thiện nguyện. Đến năm 2019, khi trở về TP.HCM, chị lại tiếp tục đam mê giúp đỡ mọi người của mình bằng cách mở ra quán cơm "lấy nụ cười làm lãi".

sai-gon-hao-sang-va-nhung-tiem-com-0-dong-am-long-nguoi-ngheo-7
Nhờ có suất cơm của vợ chồng chị Kim, nhiều người khó khăn mới có được một bữa ăn đúng nghĩa

Chị nói với Thanh Niên: "Tôi tin vào nhân quả, tin vào việc khi mình cho đi thì chắc chắn sẽ nhận lại được nhiều hơn như thế. Như việc mở quán cơm này hỗ trợ cho người khó khăn, tôi nhận lại được nụ cười, sự quý mến của mọi người và tôi thấy cuộc sống của mình trở nên có ý nghĩa. Đó cũng là động lực để tiếp tục công việc của mình".

sai-gon-hao-sang-va-nhung-tiem-com-0-dong-am-long-nguoi-ngheo-6
Hành động nghĩa tình của hai vợ chồng chị được rất nhiều người ủng hộ

Quán được mở ngay trong căn nhà thuê của hai vợ chồng chị Kim. Mỗi ngày chị lại đứng bếp nấu đồ ăn, còn chồng và những tình nguyện viên khác sẽ góp sức chuẩn bị nguyên liệu, đóng gói món. Bà con khi đến chỉ việc xếp hàng, chờ đến lượt để lấy cơm mang đi. Hầu hết khách đều là người lượm ve chai, người bán vé số, người bệnh... Ai cũng đều rất vui vẻ khi nhận được món quà ý nghĩa từ vợ chồng chị Kim. Chỉ chưa đầy 15 phút, khoảng 200 suất đã được tặng sạch.

Quán chay Diệu thường (Hòa Hưng, Quận 10)

Cứ độ 10 giờ 30 phút mỗi ngày, quán cơm nhỏ Diệu thường lại nhộn nhịp người lao động từ khắp các nèo đường đổ về "mua" những suất cơm 0 đồng. Có những ngày lượng người xếp trước cửa quán trở thành một hàng dài. Dù vậy, ai cũng rất kiên nhẫn, chờ đợi đến lượt của mình. Chỉ tầm 30 phút là các suất ăn được trao hết sạch.

Điểm đặc biệt nhất của quán chính là thực đơn thay đổi mỗi tuần, mỗi ngày lại có một món chính khác nhau. Nói về điều này, bà Nguyễn Hai (người trực tiếp nấu) chia sẻ với Thanh Niên: "Bây giờ mình chỉ nghĩ ngày nào cũng ăn một loại thịt, một loại rau thì làm sao mà chịu được. Mọi người ăn cơm chay cũng thế, có những người họ khó khăn nên ăn thường xuyên thì mình cũng phải đổi các món cho dễ ăn. Tôi thi thoảng nấu thêm mấy món nước hoặc cơm chiên để thay đổi, không phải cứ miễn phí là thế nào cũng được".

sai-gon-hao-sang-va-nhung-tiem-com-0-dong-am-long-nguoi-ngheo-4
Từ việc lên thực đơn cho đến chọn nguyên liệu, chế biến, tất cả đều được chuẩn bị rất tỉ mỉ

Giải thích về cái tên Diệu thường, chị Huyền Trân (một thành viên của quán) cho biết: "Tên là do anh Điệp - trưởng nhóm quán cơm chay Diệu thường - đặt. Nó có nghĩa là một cái gì đó thật đơn giản thôi, như việc làm của tụi mình vậy. Mình thích chữ '0 đồng' thay chữ 'miễn phí' vì tụi mình coi như đang bán cho các cô chú chứ không phải kiểu ban phát. Mình chỉ muốn san sẻ yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn hơn, tình thương không miễn phí, nó là vô giá".

Theo thời gian, các thành viên trong nhóm thiện nguyện ngày một nhiều hơn. Tuy nhiên cũng bởi vậy nên quán có thêm nhiều vấn đề cần phải làm hơn, ví như phân chia nhân lực, tài chính, lên kế hoạch hoạt động... Mọi thông tin chi tiết đều được chia sẻ công khai trong hội nhóm "Quán chay 0 đồng Diệu thường và những người bạn". Chia sẻ thêm về điều này, anh Điệp nói: "Tụi mình xác định đây là công việc nghiêm túc nên mọi sổ sách, kế hoạch được bàn rất cẩn thận. Bởi vì tụi mình muốn duy trì lâu dài chứ không giống kiểu tự phát rồi lại chóng nở tối tàn".

sai-gon-hao-sang-va-nhung-tiem-com-0-dong-am-long-nguoi-ngheo-3
Mỗi phần ăn đều rất đầy đặn, ngon mắt

Bày tỏ về những quán cơm 0 đồng, anh chàng M.T (sống tại TP.HCM) chia sẻ: "Để duy trì được một quán ăn mà không cần lời lãi, chắc chắn không phải là điều dễ dàng gì, kể cả khi có sự hỗ trợ từ các mạnh thường quân. Không ai có thể phủ nhận tấm lòng đáng trân quý của những chủ quán trên."

Người Sài Gòn lúc nào cũng vậy, luôn hào sảng và đầy tình nghĩa. Kể cả khi thành phố có thay đổi đến mấy, sự tử tế vẫn luôn hiện diện ở khắp mọi nơi. 

Xem thêm: Mỗi ngày một việc tốt: Anh thợ hồ xây dựng, sửa nhà 0 đồng cho người nghè

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Với tâm niệm "sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình", cựu chiến binh Dương Văn Nam đã từ bỏ lợi ích cá nhân để hiến đất làm đường, giúp người khó khăn hết sức.

Mỗi ngày một việc tốt: Cựu chiến binh vì lợi ích cộng đồng
0 Bình luận

Hễ ai gặp khó khăn, gặp hoạn nạn, trong khả năng của mình thì ông Ba Ní lại tìm cách giúp đỡ. Mấy năm nay, hình ảnh ông thêm thân quen với chiếc xe chữa cháy cải tiến.

Mỗi ngày một việc tốt: Ông Ba Ní và hành trình hơn 10 năm làm việc thiện
0 Bình luận

Nghệ sĩ tóc Andre đã đồng hành cùng Phòng Công tác xã hội Bệnh viện K3 Tân Triều từ rất lâu. Những việc anh ấy làm khiến ai cũng khâm phục.

Mỗi ngày một việc tốt: 'Phù thủy ngành tóc' Andre và những việc  tử tế với bệnh nhân ung thư
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Chàng trai không chân vượt lên số phận bằng đam mê bơi lội: “Tôi vẫn ở đây, tôi vẫn sống trọn từng phút giây trong đam mê chính mình”

Mất hai chân sau một vụ tai nạn hy hữu, Phạm Tuấn Hưng – chàng trai không chân đã vượt lên nghịch cảnh, không chỉ trở thành vận động viên bơi lội chuyên nghiệp mang về nhiều thành tích đáng nể mà còn là nhà sáng tạo nội dung số với mức thu nhập đáng nể.

Hải An
Hải An 17 giờ trước
Trưởng thôn 47 tuổi quyết tâm lấy bằng tốt nghiệp THPT để xứng đáng với niềm tin của nhân dân

Mong được dân tiếp tục bầu làm trưởng thôn, anh Ksor Wek (47 tuổi, Gia Lai) quyết tâm lấy được tấm bằng tốt nghiệp THPT.

Hải An
Hải An 18 giờ trước
Nam sinh khuyết tứ chi quyết tâm tham gia kỳ thi tốt nghiệp dù được miễn

Bị cụt tứ chi từ năm 2 tuổi, được đặc cách tốt nghiệp nhưng nam sinh Nguyễn Gia Lâm vẫn quyết tâm tham gia và muốn được tự viết bài, lấy điểm để vào đại học.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Shipper U80 từ chối nhận giúp đỡ, lý do đằng sau khiến nhiều người xúc động

Thấy ông cụ đã gần 80 tuổi vẫn làm shipper (người giao hàng) để nuôi con con ăn học, cộng đồng mạng kêu gọi ủng hộ tiền nhưng ông kiên quyết từ chối, bảo rằng: "Tôi còn sức khỏe thì còn cố gắng lao động để nuôi con".

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Người cha 40 tuổi quyết tâm thi tốt nghiệp THPT để làm gương cho con

Sáng 26/6, anh Trần Tiến Phước (40 tuổi) chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại TPHCM với mong muốn viết tiếp ước mơ dang dở và làm tấm gương sáng cho con.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Tiến sĩ Bùi Hải Hưng – “Thiên tài” toán học Việt Nam sở hữu “bộ óc” hàng đầu thế giới về AI với hồ sơ sự nghiệp “đỉnh của chóp”

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.

Đăng Dương
Đăng Dương 5 ngày trước
Nam sinh “tí hon” ở Đắk Lắk khiến nhiều người xúc động với câu chuyện vượt khó và ước mơ bình dị

Chỉ cao 1m25, nặng chưa tới 30kg, nam sinh “tí hon” - Nguyễn Văn Thiện, học sinh lớp 12 trường Trường THPT Krông Bông (Đắk Lắk) khiến cả phòng thi bất ngờ vì vóc dáng bé nhỏ như học sinh tiểu học.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Cụ ông U70 trích lương hưu lo bữa sáng cho người nghèo

Với mong muốn sẻ chia yêu thương với những học sinh khó khăn, những người lao động nghèo, cụ ông Đỗ Tùng Lâm (61 tuổi, ngụ xã Tân Phú Trung, H.Châu Thành, Đồng Tháp) đã chủ động trích lương hưu, thực hiện mô hình “Điểm tâm nhân ái”.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Vượt nghịch cảnh, nam sinh trở thành tân kỹ sư chỉ với “niềm tin của mẹ và cuốn sổ hộ nghèo”

Mang theo niềm tin của mẹ và cuốn sổ hộ nghèo vào thành phố, nam sinh Nguyễn Nhật Trường (22 tuổi) đã nỗ lực vừa học vừa làm, tốt nghiệp sớm Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM với bằng xuất sắc.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Nam sinh vừa đi học vừa tranh thủ nhặt ve chai, xin cơm thừa để nuôi theo phụ bố mẹ

Nhà khó khăn, cha mẹ bệnh tật liên miên nên hàng ngày nam sinh Lê Hữu Do (học sinh lớp 11, trường THPT Phan Ngọc Hiển,  thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, Cà Mau) vừa đạp xe đi học, vừa tranh thủ nhặt ve chai, xin thức ăn thừa bên đường để về nuôi heo phụ mẹ.

Hải An
Hải An 23/06
Chân dung ông Hai Số 20 năm tình nguyện vá đường

Hơn 20 năm dành tâm huyết cho việc vá đường, ông Võ Văn Hai hay còn được gọi với cái tên “Hai Số” ở khu vực 1, P.4, TP.Vị Thanh, Hậu Giang được ví như “khắc tinh” của những ổ voi, ổ gà, giúp bà con đi lại an toàn.

Hải An
Hải An 23/06
Thầy giáo người Mông nuôi gà đen âm thầm thắp sáng ước mơ nơi non cao

Thầy Xồng Bá Cha (SN 1975) ở xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An không chỉ tận tâm với sự nghiệp gieo con chữ cho học trò vùng cao mà còn là người tiên phong trong hành trình bảo tồn giống gà bản địa quý, giúp bà con thoát nghèo.

Hải An
Hải An 21/06
Xúc động dòng tâm sự của thầy giáo gửi học trò ngày biết điểm: Trượt lớp 10 không phải là dấu chấm hết!

Dòng tâm sự đầy xúc động và ý nghĩa của thầy giáo Lê Hoàng Tuấn (huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) gửi đến những học sinh không may thi trượt lớp 10 đã khiến rất nhiều người xúc động.

Hải An
Hải An 21/06
Chủ tịch huyện khiến làng quê “đổi đời” nhờ dạy dân bán hàng online: Mang về doanh thu “khủng” 4000 tỷ trong vòng 6 tháng

Nhận thấy huyện Phú Xuyên sẽ khó lòng phát triển nếu chỉ trông chờ vào con đường nông nghiệp truyền thống, ngay từ khi mới nhận chức Chủ tịch huyện – ông Lê Văn Bính đã mạnh dạn đổi mới, tự dựng video, dạy người dân bán hàng online, mang về doanh thu 4000 tỷ trong vòng nửa năm.

Hải An
Hải An 20/06
Ấm lòng bữa ăn yêu thương dành cho trẻ em nghèo

Với mong muốn giúp đỡ trẻ em nghèo, bệnh tật, chị Trần Thị Trúc Ly (35 tuổi, trú tại P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) đã thành lập nhóm thiện nguyện Hiếu Niệm.

Hải An
Hải An 20/06
Độc lạ mô hình nuôi cá gây quỹ cho làng ở Gia Lai

Từ khó khăn vận động kinh phí, làng Al thuộc xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, Gia Lai đã nảy ra ý tưởng độc đáo, góp tiền xây dựng mô hình nuôi cá gây quỹ cho làng.

Hải An
Hải An 19/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất