Lý luận văn học: Quan niệm về người nghệ sĩ, văn chương và cuộc đời

"Mọi thứ nghệ thuật, cái đích đến của nó phải là phục vụ nhân sinh, nhưng muốn phục vụ nhân sinh cho tốt cũng phải có cái say sưa vì nghệ thuật" - Hoài Thanh.

Đỗ Thu Nga
10:00 07/07/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

????. “Một nhà văn lớn phải là một tác giả xây dựng được diện mạo của lịch sử trong thời đại mình, người viết lịch sử bằng hình tượng, biểu tượng. Một nhà văn lớn phải là một nhà văn làm nên những dấu mốc để góp phần đổi thay về hệ hình sáng tác của một nền văn học. Một nhà văn lớn phải là một nhà văn luôn đứng về phe những người yếu thế, lắng nghe tiếng nói của họ, xây dựng họ thành những hình tượng mà hình tượng đó sẽ đóng đinh vào lịch sử. Một nhà văn lớn phải là một nhà văn có sự ảnh hưởng đến các nhà văn cùng thời, đồng thời trao truyền cảm hứng cho những thế hệ tiếp theo”.

(Hoàng Nhật)

????.  “Nhà văn phải viết vì một con người hôm nay, vì thế giới hôm nay và vì thời đại của mình. Song cái lý tưởng mà nhà văn khao khát và hướng đến vẫn là một giá trị nhân loại trong trọn vẹn thời gian và không gian lịch sử”.

(Nguyễn Hoàng Đức)

????.  “Nói văn chương là nói văn hóa. Mà đã thuộc mặt trận văn hóa thì phải lấy việc xây dựng con người làm nhiệm vụ trung tâm... Chúng ta cần nhận thức sứ mệnh cao quý của văn chương, trước hết và trên hết là góp phần xây dựng văn hóa và con người Việt Nam, phục vụ đất nước, nhân dân chứ không đơn thuần nhằm giải trí”.

(Nhà văn - nhà báo Phan Quang)

????. “Tôi không thể nào tưởng tượng nổi một nhà văn mà lại không mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thương con người. Tình yêu này của người nghệ sĩ vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn, khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những người chung quanh mình. Cầm giữ cái tình yêu ấy trong mình, nhà văn mới có khả năng cảm thông sâu sắc với những nỗi đau khổ, bất hạnh của người đời, giúp họ có thể vượt qua những khủng hoảng tinh thần và đứng vững được trước cuộc sống” (Nguyễn Minh Châu).

????. “Mỗi chữ phải là hạt ngọc buông xuống những trang bản thảo, phải là hạt ngọc mới nhất của mình tìm được, do phong cách văn chương của mình mà có. Trang sách mà không có ngọc, trang bản thảo mà không có chữ thần, không có tinh hoa, thì cái hồn tác phẩm, từ tư tưởng đến nhân vật, tất cả bao nhiêu ước vọng và khát khao mà ta gửi gắm vào sáng tác biết lấy gì cho sống được.” (Tô Hoài)

????. “Mỗi nhà văn bước vào nghề một cách thì mỗi nhà văn có một lối đi của mình. Cùng một ý tưởng nhưng mỗi người một lối viết, lối cảm nghĩ, một tâm hồn, đó là quang cảnh trăm hoa trong văn học” (Tô Hoài). 

????. “Mọi thứ nghệ thuật, cái đích của nó phải là phục vụ nhân sinh, nhưng muốn phục vụ nhân sinh cho tốt cũng phải có cái say sưa vì nghệ thuật” (Nhà phê bình văn học Hoài Thanh)

????. “Tôi nghĩ nhà văn cũng là một con người như mọi người, cũng đầy những khuyết tật, những cá tính riêng, kể cả những thói xấu riêng. Nhưng khi đã là người viết văn, ngồi trước trang giấy trắng thì hình như lúc ấy mình sống, mình nghĩ đẹp hơn. Hình như mình vượt khỏi những thói tật hàng ngày của mình. Hình như thế. Tôi cũng chẳng cắt nghĩa các trạng thái này bao giờ. Không biết có đúng thế không, hỡi các bạn văn trẻ?” (Nhà văn Kim Lân).

????. “Lắm lúc tôi thấy văn chương là một thứ đạo, đạo làm người, như một thứ tôn giáo. Mà tôn giáo nào cũng đòi hỏi sự thương yêu giữa con người với con người, đòi con người có quyền làm người, bình đẳng, tự do, bác ái. Mỗi người truyền một cách, nhưng cuối cùng con người vẫn thương yêu nhau và làm cho con người có tư cách, có nhân phẩm, tài năng để đánh giá đúng và chống lại bạo ngược, cường quyền, áp bức. Cũng như các ngành nghệ thuật khác, văn chương còn là một thứ giải trí. Làm cho người ta vui thích, yêu đời, thư giãn sau những mệt mỏi, như thế cũng là ích lợi, là nhân văn cho người thưởng thức” (Nhà văn Kim Lân)

quan-niem-ve-nguoi-nghe-si-van-chuong-va-cuoc-doi-0

????????. “Viết văn không phải cứ nói được là viết được! Muốn viết văn trước hết phải đọc và ham đọc, đọc phải chú ý cách viết của tác giả. Phải đi đây đi đó để thu thập vốn sống. Tôi khẳng định rằng, các bạn ngồi bàn nghị sự sẽ không rút ra được gì để viết văn chương, thay vì các bạn nên ra ngoài cuộc sống, ví dụ như đi trên một chiếc tắc ráng ra chợ bạn sẽ nghe và nhìn được nhiều điều hơn là ngồi trong bàn hội nghị…” (Nhà văn Lê Văn Thảo).

????????. “Điều quan trọng nhất của nhà văn theo tôi là tính chân thực. Một chút phô trương, giả dối, làm dáng trong văn chương là hỏng. Nhà văn có tài là người biết bỏ cái gì chứ không phải viết cái gì. Nhà văn đâu chỉ nên miêu tả một cách khách quan, lạnh lùng về nhân vật và diễn biến sự việc,nhà văn phải biết lắng cảm xúc, có sự gạn lọc, không đứng ngoài, đứng trên sự thật, tác phẩm mới hay, thuyết phục được bạn đọc” (Nhà văn Lê Văn Thảo).

????????. “Văn chương là chuyện đời thông qua việc đào bới bản thể mình ở chiều sâu tâm hồn, chứ đâu phải là đi hớt lấy cái váng bọt nổi trên mặt của ngoại vật” (Nhà văn Ma Văn Kháng) 

????????. “Vén mây thấy núi, sau núi lại có mây. Cứ vén từng lớp màn cuộc sống lên, bạn đọc sẽ thấy vô vàn những điều bí ẩn trong đó, nhà văn đang giúp bạn đọc nhìn sâu vào đời sống này bằng cách riêng của mình mà thôi” (Nhà văn Nguyễn Đình Tú)

????????. Nhà văn Belinsky từng mời F.Dostoevsky đến và nói rằng: “Chính anh có hiểu là anh đã viết nên một tác phẩm như thế nào không? Không thể nào, anh, với hai mươi tuổi đầu đã có thể hiểu hết được điều đó… Là môt nghệ sĩ, anh đã được sự thật mở rộng cánh cửa và ban cho tài năng, anh hãy biết quý trọng tài năng đó và trung thành với nó, anh sẽ trở thành một nhà văn vĩ đại”. 

(Nguồn: Thưởng thức sách)

Xem thêm: Bàn về chức năng "chữa lành" của văn chương qua nhận định của Nguyễn Ngọc Tư

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận