Quán bún riêu cua 5K dành cho những người khó khăn giữa lòng Hà Nội
Mỗi ngày quán bún riêu cua Huyền Anh bán khoảng 200 suất với giá 5 nghìn đồng cho những người có hoàn cảnh khó khăn.

Chị Đặng Khánh Ly (SN 1993) đọc được tấm biển treo cửa quán, tò mò rồi vào ăn thử. Hôm nay là lần đầu tiên chị ăn tại đây.
"Tôi chạy thận cũng được 11 năm, đối với người bệnh như tôi ngoài việc uống thuốc với đi chạy thận, bữa ăn cũng rất quan trọng. Nếu không đầy đủ chất sẽ bị tụt hồng cầu. Nhiều khi kinh tế không đủ cắt giảm đi khẩu phần ăn để tiền trang trải những cái khác”, chị Ly cho hay.

Quán bún riêu cua Huyền Anh nằm gần xóm chạy thận ở Bệnh viện Bạch Mai. Những ngày này quán gây chú ý với tấm biển "Bún riêu cua 5K dành cho người nghèo và những người bán hàng rong".
Bình thường quán bún này vẫn kinh doanh với mức giá bình thường. Song một ngày sẽ bán khoảng 200 suất với giá 5 nghìn đồng cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Chia sẻ về mục đích của những suất bún 5 nghìn đồng, chị Vũ Thu Huyền (SN 1992) cho biết, đây là dự định mà chị đã ấp ủ từ lâu để giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn.
Để có kinh phí duy trì những tô bún 5 nghìn đồng, chị Huyền đã trích một phần lợi nhuận từ hoạt động của quán, cùng với thu nhập cá nhân của mình. “Quán nhà tôi gần xóm chạy thận ở Bệnh viện Bạch Mai, ở đây chủ yếu là những người có hoàn cảnh khó khăn. Chính vì thế tôi muốn bán với giá 5 nghìn cho họ để phần nào giảm bớt chi phí”, chị Huyền chia sẻ.

Cũng theo chị Huyền, "bún 5K" đã được bán cách đây một thời gian vào những ngày Mùng 1 và 15 âm lịch. Nhưng từ giờ trở đi ngày nào chị cũng áp dụng để cho những người khó khăn có những suất ăn ấm lòng.
“Chúng tôi bán với giá 5 nghìn/bát để người ăn cảm thấy thoải mái vì họ cũng đã trả tiền và được phục vụ như “thượng đế”. Một suất 5 nghìn sẽ có riêu cua, đậu, chả cua. Quán có đầy đủ các giấy tờ kể cả an toàn thực phẩm. Quán ăn phục vụ cả ngày từ sáng đến 21h30”, chị Huyền cho biết.


Chị Nguyễn Phương Ngân (bệnh nhân ở xóm chạy thận) cho biết: Bản thân đã ở đây được 8 năm, chi phí chạy thận tốn kém nhưng những ngày gần đây biết chị Huyền bán bún 5K nên đã rủ thêm người trong xóm ra ăn.
“Hôm nào đi chạy thận tôi sẽ ăn cơm từ thiện, còn những ngày thường tôi tự đi mua đồ về và nấu cơm. Khi biết đến quán ăn 5 nghìn này tôi cảm thấy rất vui, vì phần nào giúp tôi giảm được chi phí sinh hoạt”, chị Ngân cho biết.
(VietNamNet)
Xem thêm: Cửa hàng 0 đồng giữa "phố nhà giàu" giúp cả người Việt lẫn người nước ngoài khi cần
Đọc thêm
Bên Đường tỉnh 941 (xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang), có một quán ăn mang tên “0 đồng”, góp phần lan tỏa sự yêu thương, tương trợ trong cộng đồng.
Không thể cầm lòng trước cảnh học trò bỏ về giữa chừng tìm cái ăn vì đói bụng, thầy giáo Vũ Văn Tùng đã chuẩn bị những giỏ bánh mì 0 đồng giúp các em ấm bụng, yên tâm ngồi tiếp thu tri thức.
Tuy đã ngoài 70 tuổi nhưng ngày nào vợ chồng ngoại My (TP HCM) cũng dậy sớm chuẩn bị cơm chay 0 đồng giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
Bài mới

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.