Trước khi chết, Quách Gia để lại di ngôn báo sự tồn vong của nước Ngụy, Tào Tháo xem nhẹ: Hậu quả không thể cứu vãn

Tào Tháo xem Quách Gia là "kỳ tá" luôn đem theo bên mình để thuận tiện bàn bạc kế sách, tùy cơ ứng biến. Vậy mà, sau cùng, Tào Tháo lại phớt lờ di ngôn của Quách Gia dẫn đến hậu quả không thể cứu vãn.

Đỗ Thu Nga
11:00 27/03/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong thời kỳ hỗn loạn thời Tam Quốc, Tào Tháo được xem là bậc chính trị gia kiệt xuất. So với Lưu Bị và Tôn Quyền, Tào Tháo có phần chiếm ưu thế hơn. Ông có nhiều nhân tài bên cạnh hỗ trợ bàn mưu, tính kế. Trong số các kỳ tài bên cạnh Tào Tháo, không thể không nhắc tới mưu sĩ Quách Gia.

Quách Gia - mưu sĩ trọng yếu của Tào Tháo

Quách Gia (170 - 207) là người huyện Dương Địch, quận Dĩnh Xuyên, Dự Châu (thuộc Hà Nam, Trung Quốc ngày nay). Tam quốc chí chép về ông như sau: "Quách Gia thời trẻ chí hướng cao xa. Thời Hán mạt thiên hạ sắp loạn, Gia từ lúc 20 tuổi trốn dấu hình tích, bí mật kết giao với người tuấn kiệt, không tiếp xúc với tục nhân nên người thời ấy đa phần chẳng ai biết, chỉ có bậc thức giả mới biết tài của Gia. Năm 21 tuổi, Gia được triệu vào phủ Tư đồ".

Trước đó, Quách Gia lên phương Bắc yết kiến Viên Thiệu, xong bảo với mưu sĩ của Thiệu là Tân Bình và Quách Đồ rằng: "Bậc trí giả khéo ở việc chọn chủ, cho nên trăm lần mưu việc là trăm lần toàn vẹn mà công danh có thể lập được. Viên công muốn nhún mình đãi kẻ sĩ bắt chước Chu Công, nhưng chưa hiểu được mấu chốt của việc dùng người. Đòi nhiều nhưng ít thiết yếu, thích mưu mà không quyết, muốn chung sức cứu giúp đại nạn cho thiên hạ, định nghiệp vương bá, khó thay!". Nói xong ông liền bỏ đi. 

Và như đã chia sẻ trong rất nhiều bài viết trước, Tào Tháo là bậc cao nhân trong việc phát hiện người tài và biết cách trọng dụng họ. Do đó, Tào Tháo đã sớm nhìn ra cái tài hiếm có của Quách Gia. 

Ngay từ lần gặp đầu tiên khi nghị luận về việc thiên hạ với Quách Gia, Tào Tháo đã phải thốt lên rằng: "Kẻ giúp ta thành đại nghiệp, tất là người này".

Phải nói rằng, trong sự nghiệp chinh chiến của mình, Tào Tháo luôn giữ Quách Gia bên cạnh. Việc này giúp ông có thể bàn bạc công việc bất cứ lúc nào với quân, tìm ra kế sách hay và ứng biến khi có hành động, sự việc đột xuất.,

Thực tế chứng minh, mỗi khi có binh biến xảy ra, chưa bao giờ tính toán của Quách Gia là sai lầm. Vậy nên, Tào Tháo luôn đặt kỳ vọng rất lớn vào vị mưu sĩ này. 

Quach-Gia-la-ai-va-Quach-Gia-da-de-lai-di-ngon-gi-cho-Tao-Thao-0
Quách Gia - mưu sĩ "quỷ khóc thần sầu" cảu Tào Tháo

Tam Quốc chí của sử gia Trần Thọ cũng từng đánh giá về Quách Gia. Đó là người có học vấn tinh thông sâu sắc. Đồng thời lại có mức mưu lược, thấu hiểu sự việc. Quách Gia quả thực là mưu sĩ trọng yếu của Tào Tháo. Đồng thời được coi là một trong những mưu sĩ giỏi nhất Tam Quốc, bên cạnh Gia Cát Lượng.

Quách Gia có đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp thống nhất phương Bắc của Tào Tháo, khi lần lượt giúp Tào Tháo đánh bại nhiều kẻ thù mạnh như Lã Bố, Viên Thiệu Đạp Đốn (thủ lĩnh của bộ lạc Ô Hoàn). 

Sau trận Quan Độ, Tào Tháo muốn nhân cơ hội tấn công và tiêu diệt đến cùng các con trai của Viên Thiệu, đó là Viên Đàm và Viên Thượng. Khi ấy, Quách Gia đã phản đối và khuyên Tào Tháo nên lưu binh.

Tào Tháo nghe lời vị mưu sĩ này. Kết quả, anh em họ Viên vốn có mâu thuẫn, huynh đệ tương tàn, còn Tào Tháo chỉ cần ngồi không hưởng lợi.

Con mắt nhìn xa trông rộng, biết địch biết ta của Quách Gia đã giúp Tào Tháo rất nhiều trong công cuộc thống nhất Phương Bắc. Nhưng tiếc thay, Quách Gia lại đoản mệnh. 

Sau khi Tào Tháo chinh phạt Ô Hoàn về đến Liễu Thành thì Quách Gia ốm nặng. Không lâu sau ông qua đời, khi ấy mới 37 tuổi. 

Tào Tháo thương tiếc Quách Gia vô cùng. Thậm chí còn dự định sau khi thiên hạ an định thì muốn đem hậu sự để phò thác cho vị mưu sĩ kỳ tài này. Tiếc thay, Quách Gia đoản mệnh...

Trước khi qua đời, Quách Gia để lại cho Tào Tháo di ngôn gì?

Dù phận mỏng, không có phước sống lâu nhưng Quách Gia quả là vị mưu sĩ nhìn thấu tương lai nhà Tào Ngụy. Theo đó, trước khi qua đời, ông cũng không quên dồn toàn bộ trí lực để tính kế lâu dài cho nhà Tào Ngụy.

Trước lúc nhắm mắt xuôi tay, Quách Gia có để lại di ngôn cho Tào Tháo như sau: "Tư Mã Ý dụng kế cao thâm, thần cũng không thể sánh bằng, sau khi thần chết nếu có thể dùng được thì dùng, không dùng được thì nên giết đi để trừ hậu họa".

Đây cũng là câu nói cuối của Quách Gia trước khi trút hơi thở cuối cùng, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho quân chủ là Tào Tháo. Quách Gia nói như vậy đương nhiên có căn cứ và có tính toán. Dường như từ lâu ông đã nhìn thấu Tư Mã Ý. Mưu sĩ này diệu kế cao thâm nhưng nguy cơ tiềm ẩn, không thể không đề phòng.

Tào Tháo tin tưởng Quách Gia là chuyện đương nhiên. Do đó, đối với di ngôn của bậc mưu sĩ này, ông luôn ghi nhớ. Đây là lời cảnh báo cuối cùng cảu Quách Gia về tương lai của Tào Ngụy. 

Tào Tháo rất biết nhìn người, thậm chí nhìn thấy rõ Tư Mã Ý là người không hề đơn giản, là bề tôi giỏi ẩn dấu dã tâm. Song Tào Táo lại là người khát khao nhân tài và Tư Mã Ý quả thực là một trong số ít người tài cần có trong đại nghiệp thống nhất thiên hạ.

Quach-Gia-la-ai-va-Quach-Gia-da-de-lai-di-ngon-gi-cho-Tao-Thao-8
Tào Tháo có đề phòng nhưng lại xem nhẹ khả năng nhẫn nhịn của Tư Mã Ý

Cũng phải nói rằng, Tào Tháo có tính toán của riêng minh. Ông sử dụng Tư Mã Ý, nhưng không giao quá nhiều vị trí và quyền lực quan trọng. Mặt khác, khi Tào Tháo còn sống thì đương nhiên Tư Mã Ý cũng không dám làm gì.

Tiếc thay, Tào Tháo lại có phần xem nhẹ năng lực cũng như khả năng ẩn nhẫn của Tư Mã Ý. Dù Tào Tháo đã cẩn thận dặn dò con trai phải đề phòng Mã Tư Ý nhưng không ngờ, Tư Mã Ý lại thực hiện một cuộc đảo chính ngoạn mục vào lúc cuối đời.

Cụ thể, vào năm năm 249, Tư Mã Ý tiến hành một cuộc chính biến, sử gọi là "Sự biến lăng Cao Bình", trong khi Ngụy đế Tào Phương và Tào Sảng đến lăng Cao Bình. Cuộc lật đổ ngoạn mục này thành công giúp Tư Mã Ý nắm đại quyền trong triều, biến hoàng đế nhà Tào Ngụy chỉ còn trên danh nghĩa.

Sự chuẩn bị kỹ càng của Tư Mã Ý sau thời gian dài phục vụ 3 đời họ Tào cũng chính là nền tảng quan trọng để con cháu ông sau này thống nhất Tam Quốc, lập nên nhà Tấn. 

Dù đã được Quách Gia cảnh báo trước, đồng thời cũng đã có sự đề phòng, nhưng Tào Tháo có lẽ không ngờ hậu quả lại không thể cứu vãn nổi. Đây có lẽ là "mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên". Quả thật là đáng tiếc!

Xem thêm: 4 triết lý sống đỉnh cao giúp Tào Tháo xoay chuyển càn khôn: Bạn muốn tạo ra thành tựu, nhất định phải đọc

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận