Việt tốt quanh ta: Phi một chân và kênh Youtube dành cho người nghèo

Biến cố đã khiến Phi chỉ còn một chân nhưng chàng trai ấy không gục ngã, anh vươn lên chống lại nghịch cảnh, sải bước giúp đời.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Buổi trưa kinh hoàng

Lương Phi tuy chỉ có một chân nhưng có thể đá bóng, đá cầu, leo cầu thang gần như một người bình thường, một phần vì Phi đã làm quen với hoạt động một chân từ năm 3 tuổi và phần lớn nhờ ý chí vươn lên, ý thức tự lập của Phi.

Lương Phi sinh năm 1990 ở thôn Xuyên Đông 2 (thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam). Phi kể, năm 3 tuổi vào một buổi trưa Phi đang cùng mẹ ngủ trong nhà thì bị một người đàn ông mắc bệnh tâm thần xông vào nhà chém bằng dao. Lúc đó Phi đang gác chân trái lên chõng tre và bị ông ta chém lìa chân, còn mẹ Phi bị chém vào đầu, khi đó mẹ Phi đang mang bầu bé út. Ông ta chạy ra sân thì đúng lúc chị gái Phi đi chơi về và cũng bị chém vào chân gần đứt lìa, may mắn sau đó bệnh viện đã nối lại được.

phi-mot-chan-va-kenh-youtube-danh-cho-nguoi-ngheo
Anh Phi (áo vàng) cùng một số nhà hảo tâm đi bộ 3 tiếng đường rừng đến xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My để trao quà cho người nghèo

Người đàn ông sau đó bị bắt nhưng không kết tội được vì ông ta bị tâm thần, vài năm sau ông ta chết trong bệnh viện tâm thần.

Buổi trưa kinh hoàng không chỉ cướp đi một phần cơ thể của Phi mà còn để lại nỗi ám ảnh tinh thần. Phi cứ chợp mắt lại là hoảng sợ, chẳng dám ngủ sâu. Gánh nặng kinh tế đè lên đôi vai người cha già, cuộc sống gia đình luôn trong cảnh khó khăn, túng quẫn.

phi-mot-chan-va-kenh-youtube-danh-cho-nguoi-ngheo-7

Học hết phổ thông, Phi theo học ngành công nghệ thông tin tại một trường trung cấp tại Đà Nẵng. Phi tốt nghiệp loại giỏi và được một mạnh thường quân tài trợ để mở một phòng thu. Trong suốt hơn 2 năm đi làm, Phi thường đi chân giả mà không chống nạng như ở nhà. Đặc biệt, Phi đi tất cả ngày, không bao giờ tháo, để che đi chiếc chân giả. Mọi người xung quanh dù tò mò thế nào Phi cũng cố “đánh trống lảng” sang vấn đề khác. Với Phi lúc đó một chân là thiệt thòi, một chân là tự tin và Phi chưa đủ tự tin để đối mặt với sự thật đó. “Mình không dám chụp ảnh và đăng hình lên Facebook vì sợ mọi người biết mình chỉ có một chân. Lúc đó mình ngại lắm, sợ người ta bàn ra tán vào”, Phi tâm sự.

Kênh YouTube cho người nghèo

Năm 2018, Phi quyết định bỏ thành phố trở về quê sinh sống. Phi biết rằng, đây là một sự lựa chọn mạo hiểm, bởi tuy là người khuyết tật nhưng Phi vẫn là trụ cột của gia đình, là chỗ dựa của bố mẹ già, vợ và hai con thơ.

Phi chọn làm kênh YouTube để có thu nhập, tuy nhiên sau khi làm xong video đầu tiên, Phi vẫn rất lưỡng lự giữa “đăng hay không đăng”. “Sau khi mình làm clip mình cũng suy nghĩ rất nhiều có nên đăng hay không. Đăng lên ai cũng sẽ biết mình chỉ có một chân, hơn nữa sẽ có người nói mình làm màu”, Phi tâm sự.

Sau nhiều đêm suy nghĩ và nhận thêm sự động viên của vợ, Phi đã quyết định đăng video lên YouTube và thành lập kênh “Phi Một Chân Vlogs”. Tuy nhiên do còn thiếu kinh nghiệm, video của Phi chưa thu hút được người xem. Suốt hơn một năm ròng, Phi đăng gần trăm video nhưng không tạo ra được sức hút, trái lại còn lỗ thêm tiền đầu tư trang thiết bị ghi hình, đi thực tế..., nên nhiều lần Phi đã tính bỏ cuộc.

phi-mot-chan-va-kenh-youtube-danh-cho-nguoi-ngheo-6

Chị Nguyễn Thế Nguyên Thu, vợ anh Phi chia sẻ: Thấy anh làm kênh YouTube cũng chỉ biết cổ vũ và động viên anh vì tôi cũng không biết giúp gì cả. Thời gian đầu rất khó khăn, về sau anh đổi chủ đề, cách làm thì dần thu hút được người xem.

Bốn chủ đề chính mà Phi lựa chọn thực hiện gồm nghị lực sống, ẩm thực, biểu diễn kỹ năng đặc biệt và giúp đỡ người nghèo, người mắc bệnh nan y. “Qua những video Phi làm để đăng lên Facebook, mình cũng muốn giúp đỡ những người khó khăn, kêu gọi nhà hảo tâm giúp đỡ họ, truyền cảm hứng để họ vượt lên số phận của người khuyết tật”, Phi cho biết.

Làm kênh YouTube mang lại cho Phi thu nhập khoảng 20 triệu đồng/tháng, đủ để trang trải cho một gia đình lớn 6 người. Ngoài ra, công việc làm YouTuber giúp Phi vượt qua số phận, không còn cảm thấy mặc cảm và rất tự tin khi giao tiếp với mọi người. Mỗi video của Phi đều kèm theo một thông điệp về tình người, san sẻ yêu thương và cảm hứng vươn lên số phận từ các tấm gương khuyết tật.

Trường hợp mà Phi nhớ và ám ảnh nhất khi thực hiện video là của chị Phạm Thị Thu Huyền, 43 tuổi, ở xã Tam Vinh (huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) mắc bệnh ung thư vú đã 6 năm. Khi Phi đến thăm nhà chị Huyền thì chị đã rất yếu và đang phải thở oxy. Bên cạnh chị có chồng và 3 con gái đang chăm sóc. Biết hoàn cảnh khó khăn của gia đình, Phi đã kêu gọi nhà hảo tâm hỗ trợ chị 15 triệu đồng để chữa bệnh nhưng khi vừa trao tiền cho chồng chị xong thì các đầu ngón tay của chị Huyền tím ngắt. Anh chồng kiểm tra thì mới biết chị vừa qua đời. Số tiền ủng hộ chị chữa bệnh bỗng trở thành tiền mai táng khiến cho cộng đồng mạng xem video không cầm nước mắt.

phi-mot-chan-va-kenh-youtube-danh-cho-nguoi-ngheo-4

Từ năm 2018 đến nay, Lương Phi đã kêu gọi nhà hảo tâm giúp đỡ được gần 500 trường hợp bệnh nhân mắc bệnh nan y, bệnh hiểm nghèo và gần 1.000 người có hoàn cảnh khó khăn (mỗi người từ 10 – 20 triệu đồng), tổng kinh phí lên đến khoảng 10 tỉ đồng, góp phần giúp bà con nghèo vượt qua bệnh tật, ổn định cuộc sống.

Hằng ngày, Phi rời khỏi nhà cùng đôi nạng gỗ và chiếc xe máy cũ kỹ để tìm đến những hoàn cảnh khó khăn, kêu gọi nhà hảo tâm giúp đỡ họ. Đến nay, Phi đã làm được hơn 1.000 video, kênh YouTube Phi Một Chân Vlogs có hơn 70.000 lượt đăng ký, fanpage Phi Một Chân có 246.000 lượt theo dõi và có những video đã hơn 1 triệu lượt xem.

Phụng dưỡng người dưng như cha mẹ

Không chỉ tạo ra những video triệu view, lan tỏa yêu thương, kết nối giúp đỡ người nghèo mà chính Phi hằng ngày cũng đang trực tiếp phụng dưỡng rất nhiều cụ già neo đơn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Hằng tháng, Phi trích một phần tiền thu nhập có được từ YouTube để giúp đỡ nhiều cụ già neo đơn, bệnh tật tại Quảng Nam.

Ông Lương A, bố của Phi chia sẻ: "Phi nó không giàu vật chất nhưng nó giàu nghị lực và tình cảm. Từ bé đã phải chịu thiệt thòi nhưng đã tìm cách vươn lên, giờ lại hay kêu gọi nhà hảo tâm từ trong nước đến ngoài nước hỗ trợ cho các hoàn cảnh khó khăn, gia đình rất mừng...".

Cứ vào những ngày cuối tuần hoặc rảnh rỗi, Phi lại đến nhà các cụ già neo đơn để dọn dẹp, nấu cơm, chăm sóc các cụ như bậc sinh thành. Như trường hợp của cụ Lưu Thị Hội đã gần 90 tuổi, ở xã Điện Phong (huyện Điện Bàn) mắt không thấy gì nhưng chỉ cần nghe tiếng bước chân đặc trưng từ ngõ là cụ biết Phi ghé thăm.

Cụ Hội bảo: "Hiếm có ai tốt tính như Phi. Tuy tôi chẳng thấy rõ mặt nó nhưng cứ ít hôm nó lại ghé thăm, khi thì tặng tiền, khi tặng quà rồi còn thường xuyên mua thịt cá nấu cơm cho tôi ăn, lúc nào ốm đau thì Phi lại đến đưa đi bệnh viện".

Chị Phạm Thị Thanh, Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Nam nhận xét: "Lương Phi là tấm gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu của tỉnh Quảng Nam. Phi đã khơi dậy tinh thần, trách nhiệm của thanh niên đối với xã hội, là tấm gương cho những thanh niên khác, đặc biệt là thanh niên khuyết tật, vươn lên trong cuộc sống.

Một số giải thưởng Lương Phi đã nhận: giải thưởng Tỏa sáng Nghị lực Việt 2020 và giải thưởng Thanh niên Sống đẹp 2021 do Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trao tặng; bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2022.

(Theo Thanh Niên)

Xem thêm: Việc tốt quanh ta: Ấm lòng "tiệm" hớt tóc 0 đồng dưới gầm cầu Rồng

Đọc thêm

Suy nghĩ "cho đi là còn mãi" trở thành kim chỉ nam cho hành động thiện nguyện suốt 30 năm qua của ông Huỳnh Văn Tuấn.

Việc tốt quanh ta: Hơn 30 năm làm việc thiện của ông chú Đồng Tháp
0 Bình luận

Anh Phùng Hữu Hiệp đã kỳ công chế tạo những chiếc xe hút đinh trên đường phố. Tranh thủ những lúc rảnh rỗi, anh kéo xe rong ruổi khắp các tuyến đường để hút đinh mong người dân đi lại an toàn.

Việc tốt quanh ta: Chuyện về 'hiệp sĩ hút đinh' và những cuốc xe vì cộng đồng
0 Bình luận

5 cô gái xương thủy tinh quen nhau qua mạng xã hội, rồi trở thành bạn bè, cùng lập trang bán các sản phẩm thủ công mình làm để nuôi giấc mơ giúp người đồng cảnh ngộ.

Việc tốt quanh ta: Ước mơ giúp mình, giúp đời của 5 cô gái xương thủy tinh
0 Bình luận


Bài mới

Cụ ông hơn 20 năm miệt mài phát gạo cho người nghèo

Hơn 20 năm qua, cụ Võ Văn Tất (86 tuổi, ngụ ấp 2A, TT.Bảy Ngàn, H. CHâu Thành A, Hậu Giang) không chỉ miệt mài tặng gạo cho người nghèo mà còn hiến đất làm đường, xây cầu,…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 giờ trước
Hơn 10 năm duy trì bếp ăn từ thiện ở ngôi trường vùng sâu

Chứng kiến nhiều học sinh phải để bụng đói đến trường, các thầy cô Trường tiểu học Thới Quản 2 (Kiên Giang) đã kết hợp cùng phụ huynh mở bếp ăn từ thiện, giúp các em có bữa ăn đủ dinh dưỡng để học tốt hơn.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Việt Nam lần đầu ghép tim nhân tạo để duy trì sự sống cho người phụ nữ 46 tuổi

Người phụ nữ 46 tuổi bị suy tim giai đoạn cuối đã được các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ghép tim nhân tạo bán phần để duy trì sự sống.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Nữ phi hành gia gốc Việt mang theo 169 hạt sen giống bay vào không gian

Ngày 14/4, Amanda Nguyễn - nữ phi hành gia người Mỹ gốc Việt đầu tiên, đã cùng phi hành đoàn của Blue Origin mang theo 169 hạt sen giống bay vào không gian, thực hiện hành trình khám phá vũ trụ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
3 học sinh lớp 6 nhặt được tiền liền đến Công an nhờ trả cho người đánh rơi

Nhặt được chiếc ví có hơn 5.1 triệu đồng tiền mặt cùng nhiều giấy tờ tùy thân, 3 học sinh lớp 6 trường THCS Trần Cao Vân đã lập tức mang đến Công an phường Thuận Hòa trình báo và nhờ tìm người đánh rơi để trả lại.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
3 chàng trai dũng cảm lao xuống biển cứu 2 nữ sinh đuối nước

Phát hiện 2 nữ sinh đuối nước, 3 chàng trai ở TP.Tuy Hòa, Phú Yên đã không ngần ngại lao mình xuống biển cứu người.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Chàng trai 18 tuổi bị ung thư lan tỏa sự lạc quan cho mọi người

Mắc ung thư ở tuổi 17 là cú sốc quá lớn với Huy và cả gia đình. Nhưng sau 1 năm chiến đấu kiên cường, chàng trai trẻ nhận raa.. "ung thư là một căn bệnh thật đẹp". Vì sao vậy?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Bộ đội mở cầu phao trong đêm cứu bệnh nhi nguy kịch

Trong lúc phong tỏa công trường chuẩn bị đổ bê tông tại bến Tam Nông, Phú Thọ, gặp xe cấp cứu chở bệnh nhi nguy kịch, các chiến sĩ Lữ đoàn Công binh 249 ngay lập tức nhận lệnh dừng thi công để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Bác sĩ vượt biển cứu sống sản phụ băng huyết sảy thai lưu

Ngày 09/4/2025, Phòng khám Đa khoa khu vực Quan Lạn - Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn, Quảng Ninh bất ngờ tiếp nhận trường hợp cấp cứu sản khoa đặc biệt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Người đàn ông chết não hiến 7 tạng cứu sống nhiều bệnh nhân

Nhờ nguồn tạng hiến của người đàn ông chết não, Bệnh viện Quân y 175 đã phối hợp cùng các đơn vị chuyên môn thực hiện thành công ca lấy đa mô, tạng đầu tiên tại bệnh viện.

Chàng trai khuyết tật trích tiền bán vé số giúp người khó khăn

Chàng trai khuyết tật – Nguyễn Tiến Hữu (26 tuổi, trú tại TX Hoài Nhơn, Bình Định) dù khó khăn nhưng vẫn trích 10.000 đồng/ngày từ tiền bán vé số để giúp đỡ mọi người.

Cậu bé 3 tuổi nhanh trí cứu bạn rơi xuống hố công trình

Thấy bạn rơi xuống hố công trình, cậu bé 3 tuổi Nguyễn Nam Phong vội vã chạy vào nhà báo cho người thân ra đưa bạn lên bờ.

Thầy giáo Hậu Giang hết lòng lo hậu sự cho người nghèo

Ngoài tận tâm với công tác chuyên môn, nhiều năm qua thầy giáo Nguyễn Hoàng Nam (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) còn hết lòng lo hậu sự miễn phí cho hàng trăm người nghèo khó.

Cuộc đời truyền cảm hứng của thợ cắt tóc lớn tuổi nhất thế giới

Bà Shitsui Hakoishi (108 tuổi) vừa được kỷ lục Guiness Thế giới công nhận là ''thợ cắt tóc nữ lớn tuổi nhất thế giới'' với 94 năm tuổi nghề và chưa có ý định nghỉ hưu.

Những “hiệp sĩ” miệt mài đi hút đinh trong đêm

Thời gian qua, hình ảnh những chiếc xe máy tự chế rong ruổi khắp mọi nẻo đường tại TP.Bạc Liệu để hút đinh đã trở nên vô cùng quen thuộc với bà con nơi đây.

Nhóm bạn trẻ “Phủ xanh biên giới biển” với hoạt động trồng cây tại Mũi Né

Chiến dịch “Phủ xanh biên giới biển” được Cộng đồng Xanh Việt Nam tổ chức với mục đích góp phần cải thiện cảnh quan và bảo vệ hệ sinh thái ven biển.

Đề xuất