Ông Thương "nghĩa hiệp" nhặt rác không lương mặc cho người gọi là "khùng điên"

Suốt 7 năm nhặt rác, ông Thương luôn tâm niệm: "Đây là chữ nghĩa mà tôi đã tự hứa với bản thân còn sức còn cống hiến, để Hội An của tôi đẹp hơn". 

Đỗ Thu Nga
08:00 02/03/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tại sao mình không nhặt rác?

Ông Nguyễn (trú tại khối phố Phước Trạch, P.Cửa Đại, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) từng kể với Thanh Niên: Khi còn "khỏe như voi" với cái nghề đầu bếp tại một khách sạn ở Hội An, một hôm bất ngờ ngã bệnh do tai biến tưởng chừng không qua nổi. Thế rồi như có phép màu, sau 1 năm chống chọi, bệnh tình thuyên giảm. Từ một người khỏe mạnh, là trụ cột gia đình, thế mà giờ phải nằm nhà khiến ông thấp thỏm, chân tay ngứa ngáy khó chịu. Nghĩ vậy, ông cố gượng dậy, tập luyện đi tới đi lui.

“Thấy tôi khỏe ra, gia đình ai cũng mừng. Còn tôi, lúc ấy cứ muốn vượt ra khỏi cổng nhà, muốn đi xa hơn”, ông hồi tưởng.

Ong-Thuong-nghia-hiep-nhat-rac-khong-luong-mac-nguoi-goi-la-khung-dien-7

Vậy là, cứ khoảng 2 - 3h sáng, ông trốn vợ con dậy đi tới đi lui ngoài đường chủ yếu là tập thể dục cho khỏe người. Người khỏe rồi, ông lại nghĩ phải làm cái gì đó khi thấy trước ngõ, trên đường, xung quanh khu phố quá nhiều rác...

“Vậy là tôi sắm chiếc xe đạp, cột thêm 2 cái bao, đạp tà tà đi... nhặt rác. Nhặt đầy thì chở về đổ đúng nơi rác thải để bên công ty môi trường chở đi”, ông Thương nói.

Từ đó đến nay, không giày dép, không quần áo bảo hộ như những công nhân vệ sinh khác. Đôi dép lê , bộ đồ công nhân sờn cũ cùng chiếc mũ lưỡi trai ngả màu thời gian luôn đồng hành cùng ông Thương trên các tuyến phố. Hình ảnh người đàn ông gầy gò, giơ tay xin đường băng qua dòng người tấp nập mỗi ngày là điều không còn xa lạ với người dân nhiều tuyến ở Hội An. 

Ong-Thuong-nghia-hiep-nhat-rac-khong-luong-mac-nguoi-goi-la-khung-dien-9

Với ông Thương, nhặt rác là việc quá tốt, tại sao không? Vừa đi được nhiều, vừa khỏe ra lại vừa có thể bảo vệ môi trường!

Âm thầm cống hiến

Lúc mới bắt đầu công việc, ông Thương chẳng biết tâm sự cùng ai. Ông ra khỏi nhà vào lúc gà còn chưa gáy sáng, chỉ mới vài tiểu thương gánh đồ ra chợ sớm. Ông không muốn nhiều người biết về sự cống hiến thầm lặng của mình. Có những hôm, nửa đêm ông lặng lẽ xách bao đi dọc các tuyến phố nhặt rác. Cứ thế miệt mài làm cho phố phường sạch đẹp.

Ban đầu gia đình cũng phải đối việc ông làm vì lo bệnh tình. Nhưng cứ lúc nào thấy người khỏe là ông lại trốn vợ con đi nhặt rác.

Ong-Thuong-nghia-hiep-nhat-rac-khong-luong-mac-nguoi-goi-la-khung-dien-7

Âm thầm cống hiến rồi nhưng rồi bà con xóm giềng cũng biết. Họ nghi ngờ trận bệnh kéo dài chính là nguyên nhân khiến ông "bị khùng". Bởi với họ, hành động của ông quá lạ lùng.

Ông Thương đi nhặt rác làm sạch Hội An cuối cùng cũng đến tai người thân. Vợ cùng ba cô con gái ra sức can ngăn. Ông chỉ cười nói: "Ba không sao cả hãy để ba làm chút việc nhỏ có ích cho Hội An". Thế rồi, ông lại xách bao đi nhặt rác.

Nhắc về thời điểm ông Thương mới đi nhặt rác, chị Nguyễn Xuân Phương (con gái út) cho hay: Khi ấy chị đang học ở Đà Nẵng, nhiều người nhắn tin gọi điện nói ba bị khùng, tự nhiên đi nhặt rác. Có hôm nhiều người ở quê, bạn bè gọi điện mách "mày coi chứ ba mày có khi bị khùng rồi". Hai chị em tức tốc chạy xe máy về nhà, nước đầm đìa hỏi chuyện.

“Ba nói ba không khùng và chứng minh cho tụi em thấy. Ba kể vanh vách nhiều chuyện từ xa xưa mà bọn em, thậm chí là mẹ cũng không nhớ nổi. Ba nói rằng việc mình làm để bảo vệ môi trường”, chị Phương xúc động nói.

Ong-Thuong-nghia-hiep-nhat-rac-khong-luong-mac-nguoi-goi-la-khung-dien-6

Từ ấy, ông trấn an tư tưởng vợ con. Nhưng việc ông làm vẫn bị mọi người phản đối. Nhưng ông nghĩ, ông trời có mắt đã giữ cho ông ở lại trần thế nên còn sức còn cống hiến, để hoàn thành chữ "NGHĨA" mà ông đã nguyện.

Bất chấp miệng lưỡi người đời, ông bỏ ngoài tai mọi thứ. Để thực hiện được tâm nguyện của mình, ông Thương thuyết phục vợ và các con đồng ý để ông gắn bó với điều mình đã chọn.

Sự quyết tâm của ông cuối cùng cũng được chấp nhận. Hiểu được tâm nguyện, các con đã đồng ý và yêu cầu ông cam kết thay đổi giờ “làm việc”. Rồi từ đó, tầm 7 giờ đến 10 giờ mỗi ngày, ông xách bao rong ruổi khắp các nẻo đường nhặt từng mảnh rác vụn.

Từ chối nhận tiền hỗ trợ

Ở khu vực phường Cửa Đại là nơi có nhiều khách du lịch, khu nghỉ dưỡng, khách Tây khách Việt... nên ông nghĩa môi trường sạch đẹp hết sức cần, để giữ chân du khách. "Mình không làm được việc gì lớn cho quê hương, thì cũng góp chút ít công sức gọi là", ông tâm sự ngắn gọi.

Dần dà, khi thấy số lượng rác người dân vứt ra đường nhiều hơn, ông THương gom góp ít tiền rồi gọi con rể đóng giúp chiếc xe đẩy, bên trong có 2 thùng, thủ sẵn một số bao tải và mở rộng địa bàn thu gom rác "không công".

Ong-Thuong-nghia-hiep-nhat-rac-khong-luong-mac-nguoi-goi-la-khung-dien-8

Thấy ông lo việc "bao đồng", lãnh đạo UBND phường Cửa Đại có gặp gỡ "đánh tiếng" để giúp ông một khoản kinh phí nho nhỏ, nhưng ông từ chối thẳng: "Tôi nói với mấy anh ở phường là việc tôi làm cũng bình thường, không có gì to tát. Mấy anh nên để dành kinh phí này giúp người khác vất vả hơn”.

Ông Nguyễn Thường - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Cửa Đại cho biết: Việc làm của ông Thương đã được bà con ngợi khen, nghĩa cử cao đẹp để mọi người noi theo. 

Ông Lê Công Sỹ - Chủ tịch UBND phường Cửa Đại cũng khẳng định những gì ông Thương đã và đang làm giúp cho phố phường thêm sạch sẽ, qua đó, nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường sống xanh, sạch, đẹp. 

Xem thêm: Cô sinh viên mồ côi và câu chuyện "nghiện" hiến máu, mê làm từ thiện

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận