Ở Việt Nam có xem được nguyệt thực 1 phần dài nhất thế kỷ xuất hiện ngày 19/11/2021 không?
Theo NASA, nguyệt thực 1 phần dài nhất thế kỷ sẽ kéo dài 3 giờ 24 phút vào ngày 19/11/2021. Đây là lần xuất hiện lâu nhất kể từ năm 2001 đến 2100.
Ở Việt Nam có xem được nguyệt thực 1 phần không?
Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khi Mặt trăng đi vào hình chóp bóng của Trái đất, đối diện với Mặt trời. Điều này chỉ xảy ra khi Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau, với Trái đất ở giữa. Do vậy, nguyệt thực chỉ có thể xảy ra vào những ngày trăng tròn. Kiểu và chiều dài của nguyệt thực sẽ phụ thuộc vào vị trí của Mặt trăng so với các điểm nút quỹ đạo của nó.
Nguyệt thực một phần sẽ xảy ra khi Mặt trăng, Trái đất và Mặt trời gần trên một đường thẳng. Khi đó, một phần của Mặt trăng sẽ không nhận được ánh sáng chiếu trực tiếp từ Mặt trời. Mặt trăng bị khuyết một phần bởi chính bóng của Trái đất.
Có thể bạn chưa biết, nguyệt thực một phần có thể xuất hiện trước và sau hiện tượng nguyệt thực toàn phần, khi các thiên thể đang tiến gần hoặc sau khi hình thành trạng thái thẳng hàng. Với nguyệt thực một phần, thời gian quan sát tối đa khoảng 6 giờ đồng hồ.
Liên quan đến câu chuyện về nguyệt thực một phần, mới đây NASA đã công bố một thông tin vô cùng thú vị. Đó là vào ngày 19/11/2021 sẽ xuất hiện nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ. Nó kéo dài 3 giờ 23 phút, lâu hơn bất kỳ nguyệt thực nào từ năm 2001 đến 2100.
Theo đó, nguyệt thực đại cực đại vào khoảng 4 giờ sáng ngày 19/11 theo giờ Mỹ (tức là khoảng 15 giờ cùng ngày theo giờ Việt Nam) khi Trái đất che khuất 97% Mặt trăng tròn khỏi ánh sáng Mặt trời, khiến Mặt trăng lúc đó có màu đỏ cam.
Nguyệt thực có thể nhìn thấy bằng mắt thường ở Bắc Mỹ và Thái Bình Dương, Alaska, Tây Âu, đông Australia, New Zealand và Nhật Bản.
Mặc dù giai đoạn đầu của nguyệt thực xảy ra trước khi mặt trăng lên ở đông Á, Úc và New Zealand, nên những người theo dõi nguyệt thực ở những khu vực này chỉ có thể nhìn thấy nguyệt thực khi nó đạt cực đại.
Ngược lại, với những người xem ở Nam Mỹ và Tây Âu sẽ nhìn thấy mặt trăng lặn trước khi nguyệt thực lên đến đỉnh điểm.
Thật tiếc cho những người ở châu Phi, Trung Đông và Tây Á vì họ sẽ không thể nhìn thấy nguyệt tực lần này.
Tuy nhiên, nếu bỏ lỡ nguyệt thực hiếm lần này thì người yêu thiên văn cũng không cần quá nuối tiếc. Bởi theo NASA dự đoán có 179 lần nguyệt thực khác trong 8 thập kỷ tới, với trung bình 2 lần mỗi năm. Lần nguyệt thực tiếp theo sẽ xảy ra vào ngày 16/5/2022.
Vì sao nguyệt thực một phần lần này có màu đỏ?
Thông thường, bề mặt Mặt trăng có màu xám khi phản chiếu ánh sáng Mặt trời. Nhưng khi diễn ra nguyệt thực, Trái đất sẽ ở vị trí chặn ánh sáng Mặt trời chiếu tới Mặt trăng.
Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi 100% Mặt trăng bị che khuất bởi bóng hình nón của Trái đất. Trong giai đoạn nguyệt thực toàn phần, hoặc nguyệt thực một phần như sự kiện diễn ra ngày 19/11, bề mặt Mặt trăng có màu hơi đỏ.
Màu đỏ của Mặt trăng là do có các hạt oxy và nito trong bầu khí quyển Trái đất. Những hạt này tán xạ tốt một số bước sóng ánh sáng ngắn hơn như xanh làm hoặc tím vì vậy các màu có bước sóng dài hơn như đỏ, cam hoặc vàng sẽ tồn tại lâu hơn.
Vì vậy, khi Mặt trăng ở trong bóng của Trái đất, những màu hơi đỏ sẽ chiếm ưu thế và những người yêu thiên văn sẽ quan sát thấy nguyệt thực có màu đỏ.
Ngoài hiện tượng nguyệt thực một phần thì trong tháng 11 này, người yêu thiên văn cũng có thể xem được hiện tượng mưa sao băng Leonid. Nó sẽ đạt cực đại vào ngày 17/11. Tuy nhiên, do gần với ngày trăng tròn nên phần lớn các sao băng rực rỡ sẽ bị lu mờ, không có cơ hội tỏa sáng.
Ngoài ra, trận mưa sao băng nữ diễn ra vào tháng 12/2021, đó là mưa sao băng Geminid - sẽ đạt cực đại vào đêm 13-14/12 với đặc điểm các quả cầu lửa di chuyển chậm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của ánh trăng khuyết trong hầu hết thời gian này nên việc quan sát sẽ bị cản trở đáng kể.
Thêm nữa, sự kiện nhật thực cuối cùng của năm 2021 cũng diễn ra vào ngày 14/12. Nhưng chỉ quan sát thấy ở Nam Cực. Các quốc gia ở nam bán cầu như Nam Phi, Namibia và Botswana, cũng như Tasmania, các phần phía nam của bang New South Wales và Victoria ở Australia và một phần nhỏ ở cực nam New Zealand và Đảo Stewart có thể quan sát được nhật thực một phần.
Xem thêm: Bí ẩn 'thị trấn ma' cao 3.000 mét ở Tây Tạng: Điểm quan sát thiên văn tầm cỡ thế giới
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận