Bí ẩn 'thị trấn ma' cao 3.000 mét ở Tây Tạng: Điểm quan sát thiên văn tầm cỡ thế giới

Dù đã bị bỏ hoang hơn 60 năm, cảnh quan của 'thị trấn ma' này vẫn khiến nhiều người phải bật thốt lên ngay từ lần chiêm ngưỡng đầu tiên.

Thùy Nguyễn
12:43 26/08/2021 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Khi các giếng trời dần trở nên khô cạn, thời tiết khắc nghiệt khiến người dân ở thị trấn Lenghu, cao nguyên Tây Tạng dần dần bỏ đi hết. Hơn 60 năm trôi qua, Lenghu bị bỏ hoang và không một bóng người sinh sống. Vì thế, nó được mọi người gọi bằng cái tên ‘thị trấn ma’.

Lenghu nằm ở độ cao 3000m so với mực nước biển khiến nó dần trở nên cô độc giữa cao nguyên Tây Tạng – cao nguyên cao nhất thế giới. Hiếm hoi mới có người đặt chân tới Lenghu, thường là những khách du lịch ưa mạo hiểm. Ngỡ tưởng sẽ dần bị lãng quên nhưng Lenghu ngày nay lại trở nên hot hơn bao giờ hết, đặc biệt đối với các nhà khoa học.

bi-an-thi-tran-ma-cao-3000-met-o-tay-tang-1

Nhờ nằm ở độ cao lý tưởng, ít bị con người làm phiền nên Lenghu có khả năng sẽ trở thành một trong những trung tâm quan sát thiên văn quan trọng nhất thế giới. Bên cạnh đó, điều kiện tại đây lại cực kỳ khô với lượng ánh sáng ít ỏi bị hơi nước trong khí quyển hấp thu hoặc làm chệch hướng. Tức là, bầu khí quyển càng khô thì kính thiên văn càng quan sát được chi tiết hơn.

Không chỉ nhiệt độ không khí ổn định, lượng nước trong khí quyển vào mùa đông ở Lenghu ít hơn khoảng 30% so với tại địa điểm Mauna Kea ở Hawaii – nơi khô hạn nhất trong số những đài quan sát thiên văn được lập trên thế giới. Hơi nước tại thị trấn này có thể kết tủa thấp hơn 2 mm đối với 55% thời gian ban đêm.

bi-an-thi-tran-ma-cao-3000-met-o-tay-tang-2

Theo các nhà khoa học nghiên cứu tín hiệu hồng ngoại, các phân tử nước có hiệu quả giữ nhiệt, điều kiện khô hơn giúp tiết lộ nhiều hơn sự hình thành của một số vật chất bao gồm vật chất hữu cơ trong các thiên hà xa xôi. Tại Lenghu, 70% khoảng thời gian trong năm thích hợp cho các đài quan sát thiên văn. Vào những đêm trời quang đãng, tầm nhìn tại đây có thể ‘hạ gục’ hầu hết các địa điểm quan sát khác trên hành tinh.

Theo một bài báo đăng trên tạp chí Nature ngày 18/8/2021, các nhà khoa học Trung Quốc nhấn mạnh, nghiên cứu kéo dài 3 năm của họ khẳng định Lenghu “ngang cơ” với các địa điểm thiên văn tốt nhất trên thế giới. Các điều kiện tại Lenghu không có đối thủ về việc quan sát đòi hỏi sự rõ ràng chi tiết về vũ trụ sơ khai, tức là điều kiện quan sát thiên văn học ở Lenghu gần như tuyệt đối.

Điều này là đương nhiên bởi ở Lenghu có độ cao lý tưởng, trời quang, ánh sáng không bị ô nhiễm cùng góc quan sát rất rộng. Trung bình một ngày Lenghu có 10 tiếng không có mây, ban đêm cũng tương tự.

bi-an-thi-tran-ma-cao-3000-met-o-tay-tang-3

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đầu tư lớn vào quan sát không gian, xây dựng một số cơ sở hạ tầng nghiên cứu tốn kém với nhiều trang thiết bị tiên tiến, trong đó có kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới.

Dù có khoản đầu tư khổng lồ nhưng Trung Quốc vẫn thiếu vắng điểm quan sát thiên văn tầm cỡ thế giới. Thậm chí, để có những bức ảnh rõ ràng hơn, họ phải tới tận Nam Mỹ, Hawaii hoặc quần đảo Canary ở Tây Bán cầu xa xôi. Do đó, việc phát hiện ra Lenghu giống như đã gỡ bỏ được chướng ngại vật ngáng đường sự phát triển của thiên văn học Trung Quốc trong một thời gian dài.

Xem thêm: Nghiên cứu mới: Trái Đất còn ẩn giấu lớp vỏ thứ 5 mà khoa học chưa từng biết đến?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận