Nỗi oan thiên cổ của họ Lê: Lê Trung bị Cảnh Thịnh chém đầu, Lê Chất bị Minh Mạng san bằng mồ mả

Cuộc đời của cha con Lê Chất mang nhiều bi kịch. Dù cả hai đều có công trọng nhưng cuối đời đều bị các vua đối xử bất công, tàn nhẫn. Lê Trung bị vua Cảnh Thịnh chém đầu, Lê Chất chết rồi vẫn bị Minh Mạng san bằng mồ mả. Đó đều là những nỗi oan thiên cổ.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cuộc đời của Thiếu phó Lê Chất cũng giống như người bạn thân là Lê Văn Duyệt, đều lập chiến công hiển hách. Sau khi giúp Nguyễn Ánh thành công, mỗi người được cử trấn giữa một đầu đất nước (Lê Chất làm Tổng trấn Bắc Thành gồm toàn bộ các tỉnh miền Bắc, Lê Văn Duyệt làm Tổng trấn Gia Định gồm toàn bộ các tỉnh miền Nam), nhưng sau khi đã chết, đều bị vua xử tội, mãi nhiều năm sau mới được giải oan.

Trong thời vua Minh Mạng, nhà Nguyễn xảy ra 3 vụ đại án, đó là các vụ xử Hoàng tôn Mỹ Đường (con Hoàng thái tử Cảnh), Lê Văn Duyệt, Lê Chất. Các sử quan sau này đều cho rằng đây là ba vụ án oan.

noi-oan-thien-co-cua-thieu-pho-le-chat
Lê Văn Duyệt

Thiếu phó Lê Chất - nhân tài văn võ song toàn

Lê Chất (1774 - 1826), còn có tên khác là Lê Tông Chất, Lê Văn Chất, Lê Công Chất, dân gian thường gọi Hậu quân Chất, là tướng lĩnh, khai quốc công thần nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Ông sinh ra tại Bình Trị, Mỹ Quang, Phù Mỹ, Bình Định.

Thuở nhỏ ông học giỏi cả văn lẫn võ, lớn lên du ngoạn khắp vùng Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi nên các nơi hiểm yếu ở Quy Nhơn đều in dấu chân ông. Lê Chất còn có biệt tài bơi lội. Khi đến Thị Nại, ông được ngư dân địa phương dạy các nguồn khe lạch từ cửa sông chảy ra; từng đi nghe ra tận nơi, lặn xuống quan sát, chèo thuyền vượt sóng, ông xem như cưỡi ngựa trên đất bằng.

Đến khi vua Thái Đức xưng Trung ương Hoàng đế, phong Nguyễn Huệ làm Bắc Bình vương, Nguyễn Lữ làm Đông Định vương, ông mới ra tham chính.

Đến năm (1789), Lê Chất được vua Thái Đức phong cho chức Thủy quân Đô tùy trông coi cửa biển Thị Nại; được toàn quyền nắm giữ thủy binh với chức vụ Thủy sư Đô đốc…

Trong thời gian này, ông lập nhiều công trạng, được phong đến chức Đô đốc, thuộc quyền của Tư lệ Lê Trung. Vì mến mộ tài năng của ông, vị quan này đã đem con gái mình là Lê Thị Sa gả cho. 

noi-oan-thien-co-cua-thieu-pho-le-chat-7

Sau khi vua Quang Trung - Nguyễn Huệ băng hà (1792), nội bộ Tây Sơn lục đục, Lê Chất lấy làm lo lắng. Ông nhận thấy tướng của Nguyễn Ánh là Nguyễn Văn Tính đóng quân gần đó bèn bàn với Lê Trung ra hàng, nhưng  Lê Trung không quyết. 

Vì không thuyết phục được nên Lê Chất viết thư xin hàng gửi cho Nguyễn Văn Tính ước hẹn sẽ làm nội ứng. Nguyễn Văn Tính đem thư dâng lên Nguyễn Ánh. Đọc xong thư, Nguyễn Ánh phán rằng: "Lê Chất là đứa giảo hoạt, cho nên, lời này chưa hẳn đã là lời thực đâu".

Lê Trung biết chuyện, chỉ mặt Lê Chất mà mắng. Từ đó, Lê Chất lo sợ. Mãi đến năm 1798, khi đang đóng quân ở Trà Khúc thì nội bộ Tây Sơn lại xảy ra lục đục, đã thế, quân của Nguyễn Ánh lại liên tục thắng được mấy trận liền, cho nên, Nguyễn Quang Toản ngờ Lê Trung cùng Lê Chất thông đồng với giặc.

Kết quả, Lê Trung bị giết, Lê Chất thoát được 1 mạng nhưng bị truy lùng gắt gao. Bí quá, ông bắt người có khuôn mặt hao hao giống mình, bỏ thuốc độc cho chết rồi đóng vai Lê Chất tự tử. 

Khi ấy, ngay cả Đào Thị (mẹ của Lê Chất) cũng không biết. Thấy con chết thì ôm xác mà khóc thảm thiết. Tây Sơn cũng vì thế mà tin Lê Chất chết nên không truy lùng nữa.

Về phần mình, Lê Chất bí mật đem mẹ và vợ con ẩn náu trong núi Trà Bồng. Tại đây, ông quen một người (không rõ tên), mà lạ là người này lại quen với tướng của Tây Sơn là Lê Văn Thanh. Biết tướng quân này vốn trọng tài Lê Chất, người ấy bèn nói: "Ông biết tài làm tướng của Lê Chất, sao không nhờ Lê Chất đến đỡ cho một tay". Lê Văn Thanh nói: "Chất chết rồi, còn đâu mà dùng". Người này đáp: "Tin dùng Lê Chất thì Lê Chất sống, còn như không tin dùng Lê Chất thì Lê Chất chết".

Lê Văn Thanh lúc này này mới gặng hỏi đầu đuôi thì người kia kể lại sự tình. Sau đó về nhà dẫn theo Lê Chất vào. Lê Văn Thanh thấy Lê Chất, lấy rượu cùng uống và lưu lại trong quân của mình.

Đến năm 1799, Lê Chất đem 200 quân đến Quy Nhơn, gặp tướng của Nguyễn Ánh là Võ Tánh xin hàng. Nguyễn Ánh cho Lê Chất làm thuộc tướng của Võ Tánh. Đồng thời đón mẹ và vợ con Lê Chất vào Gia Định nuôi nấng. Từ đấy, Lê Chất gắn bó với Nguyễn Ánh đến hết đời. 

Năm 1801, Lê Chất được phong Quận công, lãnh nhiệm vụ đánh nhau với quân Tây Sơn. Năm 1802, làm Khâm sai chưởng hậu quân Bình Tây tướng quân, dẫn bộ binh đánh Bắc Hà. 

Công trạng và hiềm khích với quan lại

Sau khi Nguyễn Ánh chiếm được thành Phú Xuân (1801), Lê Chất cùng với Lê Văn Duyệt được cử kéo quân vào đánh Bình Định. Tuy lúc đầu bị hai tướng tây Sơn  là Trấn thủ Quảng Nam Phạm Cần Chánh và Trấn thủ Quảng Nghĩa Lê Sĩ Hoàng đánh bại, nhưng khi các tướng Tây Sơn biết tin Phú Xuân đã thất thủ, đành rút quân theo đường thượng đạo ra Bắc.

Trong chiến dịch đánh ra Bắc năm 1802, Lê Chất làm Khâm sai Chưởng Hậu quân, Bình Tây tướng quân, lần lượt đánh lấy các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, rồi kéo quân vào Thăng Long, bắt được vua quan nhà Tây Sơn, lập được công to, được phong tước Quận công. Khi đó, Đặng Trần Thường có lòng ghen ghét bàn với các tướng rằng: "Chất mà được quận công thì lũ ta phải mười lần quận công”. Lấy được Thăng Long, vua Gia Long cho đổi tên thành Bắc Thành, Nguyễn Văn Thành được cử làm Tổng trấn, Lê Chất là Hiệp Tổng trấn.

noi-oan-thien-co-cua-thieu-pho-le-chat-0
Tranh vẽ quan võ triều Nguyễn

Đến năm 1803, ở Quảng Yên có giặc cướp, Lê Chất lại cầm binh đi đánh. Khi ấy, ông có thắc mắc với tướng Nguyễn Văn Trương là sao Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành không đánh giặc, khiến Nguyễn Văn Thành bắt đầu gây lòng thù oán.

Năm Gia Long thứ ba (1804), vua ban yến cho quần thần, nhân đó triệu Lê Chất đến hỏi lại, Lê Chất chối.  Hỏi Nguyễn Văn Trương, Trương đáp: "Những gì nói trong lúc uống rượu, giờ chẳng nhớ nữa".

Vua lại hỏi tiếp: "Nguyễn Văn Thành và Nguyễn Văn Trương có uống rượu với nhau hay không?". Nguyễn Văn Trương và Nguyễn Văn Thành tâu rằng có.

Chưa dừng lại, vua nói: "Ngươi cho Nguyễn Văn Trương uống rượu say, khiến hắn phải nói lầm, Nguyễn Văn Trương lại vì say rượu mà nói lầm. Như vậy, lỗi là ở lũ các ngươi chớ Lê Chất có lỗi gì đâu?". Ba người nghe vậy thì lạy tạ.

Suốt thời gian vua Gia Long trị vì, Lê Chất luôn được trong dụng. Sang thời vua Minh Mạng, Lê Chất vẫn được coi là một trong những đại thần uy danh lừng lẫy.

Đầu thời vua Minh Mạng, vua đang để tâm đến việc dùng văn trị, trọng dụng văn thần, bèn sai bọn Trịnh Hoài Đức tra cứu điển lễ, tâu lên để cho triều thần theo đó mà thi hành.

Khi ấy, Lê Chất và Lê Văn Duyệt mỗi khi vào chầu thường làm sai lễ, đã thế còn cho bọn Trịnh Hoài Đức là đặt chuyện để ton hót với vua nên cứ thế mà chỉ trích. Vua nghĩ, bọn Chất và Duyệt đều là đại thần nhiều công lao nên cũng gác việc cho qua một bên, vui vẻ đối đãi.

Án cho người nằm dưới ba tấc đất

Phải nói rằng, đến thời vua Minh Mạng, uy tín của Lê Chất và Lê Văn Duyệt không còn cao như thời vua Gia Long. Minh Mạng đối xử với hai ông có phần giảm sút, có lẽ vì thế mà cả hai ông đều sinh bất mãn. Thái độ này đã gây vạ cho cả hai ông ngay cả sau khi đã chết.

Năm 1826, Lê Chất xin tạm nghỉ chức Tổng trấn Bắc thành về Bình Định lo tang sự cho mẹ, rồi mất ở quê nhà. Vua Minh Mạng nghe tin ấy, nghỉ chầu 3 ngày để tỏ lòng thương xót, tặng hàm Thiếu phó, đồng thời ban cấp tiền lụa để lo đám tang Lê Chất rất hậu hĩnh.

Năm 1835, sau khi Lê Văn Duyệt mất 3 năm, ở Gia Định, Lê Văn Khôi là con nuôi Lê Văn Duyệt nổi dậy làm phản, chiếm thành suốt 3 năm. Vì tội phản nghịch của con, Lê Văn Duyệt đã chết cũng bị xử tội. 

Mười ba năm sau, năm Minh Mạng thứ mười sáu (1835), quan Tả Thị lang bộ Lại là Lê Bá Tú, truy xét và nói rằng, sinh thời Lê Chất nói và làm đều vô đạo, không xứng với danh phận của kẻ làm tôi, xin xử Lê Chất với sáu tội, lại buộc cho Lê Chất mười tội to nữa.

Khi đình thần nghị tội, vua Minh Mạng dụ rằng: "Trước kia trẫm nghĩ hắn cùng Lê Văn Duyệt dẫu mang lòng bất thần, nhưng người ta không chịu theo, thì chắc không dám gây sự. Vả hắn là nhất phẩm đại thần, dù có mưu gian mà thần dân chưa cáo tố, thì không nỡ bắt tội. Nay đã có người tham hạch, vậy phải trái cho công, đã có triều đình pháp luật. Chuẩn cho đình thần đem mười sáu điều tội của hắn mà định rõ tội danh, vợ con cũng án luật mà nghi xử, duy con gái nào đã xuất giá cùng là cháu trai còn nhỏ thì tha”.

noi-oan-thien-co-cua-thieu-pho-le-chat-6
Tranh vẽ vua Minh Mạng

Khi ấy, các quan bàn rằng: "Do Chất đã bị bắt về âm phủ nên xin truy thu bằng sắc, đào mả quan tài và chém xác bêu đầu để răn. Vợ Chất là Lê Thị Sa cũng là kẻ đồng mưu, xin xử chém ngay".

Án làm xong, đưa xuống cho các quan Đốc phủ ở các địa phương đọc và gửi ý kiến vế triều đình. Các quan ở địa phương đều tâu xin y lời nghị bàn của triều thần.

Vua Minh Mạng kết luận: "Lê Chất cùng với Lê Văn Duyệt, dựa nhau làm gian, tội ác đầy chứa, nhổ từng cái tóc mà tính cũng không hết, giá thử bổ áo quan giết thây cũng không là quá. Song nghĩ lại Chất tội cũng như Duyệt, trước kia Duyệt đã không bị bổ áo quan, giết thây thì nắm xương thây của Chất cũng chẳng màng bắt tội”.

Sau đó, vua cho Tổng đốc Bình Phú (kiêm hai tỉnh Bình Định và Phú Yên) là Vũ Xuân Cẩn san bằng mộ của Lê Chất rồi dựng tấm bia đá lên đó, khắc mấy chữ "Gian thần Lê Chất phục pháp xứ” (nơi gian thần Lê Chất chịu hình pháp). Vợ Lê Chất là Lê Thị Sa và các con là Lê Cận, Lê Trương, Lê Kỵ bị án trảm giam hậu.

Gia sản của Lê Chất cũng bị tịch thu, tính ra được 22.000 quan tiền, vua hạ lệnh cho sung công, rồi cho Tổng đốc Hà Ninh là Đặng Văn Hòa đem tiền ấy cứu cấp cho dân nghèo 12 tỉnh Bắc Kỳ.

Con gái của Lê Chất tuy làm vợ vua sinh hoàng tử nhưng cũng bị giam cầm đến chết. Con Lê Chất là Lê Hậu lấy công chúa (cô ruột vua Minh Mạng) nhưng đã chết nên không liên quan.

Lê Cận, Lê Trương, Lê Kỵ bị xử chém năm 1838. Lê Thị Sa bị đưa về nguyên quán làm nô tì, cháu của Lê Chất là bọn Lê Luận được giảm tội, đày lên Cao Bằng để làm lính, đến năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), gặp kỳ ân xá mới được tha về.

Mãi đến khi vua Tự Đức lên ngôi (1847), Đại học sĩ Vũ Xuân Cẩn mới dâng biểu xin gia ơn con cháu Thái tử Cảnh, cùng xin bổ dụng con cháu các đại thần Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Duyệt, Lê Chất. Vua nghe cảm động, cho thi hành cả. Đến năm 1868 vua Tự Đức mới truy phong cho ông chức Tả đồn Đô Thống chế.

Cuộc đời của cha con Lê Chất mang nhiều bi kịch. Cả hai người đều có công trạng hiển hách nhưng lại bị đối xử bất công, tệ bạc. Lê Trung bị vua Cảnh Thịnh chém đầu, Lê Chất bị Minh Mạng san bằng mồ. Hai cha vị anh tài này chết đi mang nỗi oan ngàn năm.

Xem thêm: Chân tướng vụ vua Minh Mạng san bằng mộ Lê Văn Duyệt, viết lời cay đắng

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Nhà sử học Choi Byung Wook nhận xét, Lê Văn Duyệt là người mê chọi gà kinh khủng. Ông mê tới mức từng tấu trình với vua Gia Long về lợi ích của trò tiêu khiển này.

Tính cách của Lê Văn Duyệt dưới góc nhìn của sử gia Hàn Quốc: Nóng tính, mê... chọi gà, nuôi chó
0 Bình luận

Đô đốc Nguyễn Văn Lộc là 1 trong 7 hổ tiếng nhà Tây Sơn có nhiều chiến công hiển hách. Ông chính là đánh bại viên tướng khét tiếng của Nguyễn Ánh ở đất Tây Sơn.

Hổ tướng nhà Tây Sơn nào khiến viên tướng khét tiếng của Nguyễn Ánh đại bại?
0 Bình luận

Vua Minh Mạng là 1 trong những vị hoàng đế rất quyết liệt trong việc chống tham nhũng. Vua Minh Mạng đã ra lệnh chặt bàn tay của thủ phạm, xóa tên trong sổ làm quan...

Vua Minh Mạng đã làm thế nào để dẹp nạn 'sâu mọt' đục khoét của dân?
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Chiếc ốp điện thoại đẹp nhất của bố: “Con yêu bố lắm”

Chiếc ốp ấy có thể không phải là món đồ đắt tiền, không hợp thời hay sang trọng. Nhưng chắc chắn, với người bố ấy đó là chiếc ốp điện thoại đẹp nhất trên đời.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Người dân Nghệ An chung tay “giải cứu” hỗ trợ xe chở dưa hấu bị lật

Sáng ngày 10/5, tại TP Vinh (Nghệ An) người dân cùng nhau hỗ trợ, mua giúp dưa hấu cho tài xế xe tải sau va chạm với ô tô khách, khiến một tấn dưa hấu đổ tràn ra đường.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Cựu chiến binh Đà Nẵng tự nguyện hiến gần 700m2 đất để mở đường

Ông Bùi Văn Tượng - cựu chiến binh tại TP. Đà Nẵng đã tự nguyện hiến gần 700m² đất để mở rộng con đường xóm nhỏ, góp phần thay đổi diện mạo khu dân cư, dựng xây quê hương.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Quân đội Nhân dân Việt Nam hào hùng tham gia lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ

68 quân nhân đại diện cho Quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, diễn ra trên Quảng trường Đỏ Matxcơva (Nga).

Thanh Tú
Thanh Tú 3 ngày trước
Vinmec ghép gan thành công cho bệnh nhi 8 tháng tuổi

Vinmec vừa thực hiện thành công ca ghép gan đặc biệt cho bệnh nhi N.L.T 8 tháng tuổi, chỉ nặng 6.5kg từ nguồn tạng hiến của bệnh nhân chết não.

Đăng Dương
Đăng Dương 3 ngày trước
Người đàn ông Hà Nội đánh rơi 500 triệu đồng vui mừng được nhận lại

Đánh rơi chiếc ví da cùng số tiền mặt gần 500 triệu đồng, anh Nguyễn Thanh Bách (Hà Nội) xúc động, vui mừng khi nhận lại số tài sản lớn và giấy tờ tùy thân nhờ vào hành động tử tế của một quản lý nhà hàng tại Hòa Bình.

Thanh Tú
Thanh Tú 3 ngày trước
Hai cha con đoàn tụ đúng ngày đất nước thống nhất sau 57 năm thất lạc

Sau 57 năm thất lạc, hai cha con ông Chu Nghiêm (84 tuổi, trú P.Tương Mai, Q.Hoàng Mai, Hà Nội) đã được đoàn tụ vào đúng ngày 30/4.

Hải An
Hải An 04/05
''Vua dầu mỏ'' Rockefeller dạy con 5 điều: Toàn những thứ đơn giản mà giúp gia tộc bền vững trăm năm

Tư duy dạy con "vua dầu mỏ" Rockefeller không có gì quá vĩ mô nhưng lại khiến nhiều người phải suy ngẫm và điều chỉnh lại cách giáo dục con cái của mình.

Đáng giá hơn bạc vàng, 4 câu nói này của cha mẹ sẽ giúp con trưởng thành tự tin, giàu có, hiếu thảo

Đứa trẻ càng cảm nhận được nhiều "tình yêu" từ cha mẹ và người thân thì chiếc dây diều "tình yêu" càng vững chắc.

Nghịch lý từ Harvard: Cha mẹ càng hay sửa sai, IQ con cái càng giảm rõ rệt

Nghiên cứu của Harvard chỉ ra, cha mẹ càng hay sửa sai, chỉ số thông minh của con càng giảm. Đây là hồi chuông cảnh báo thức tỉnh cha mẹ trong cách giáo dục con.

Công ty Hoàng Long với 20 năm cung cấp thông tin minh bạch

Theo một khảo sát gần đây tại các thành phố lớn, có đến 67% người tham gia thừa nhận từng rơi vào trạng thái nghi ngờ, lo lắng vì những dấu hiệu bất thường trong mối quan hệ cá nhân hoặc công việc – nhưng không biết nên chia sẻ với ai, hoặc tìm lời khuyên từ đâu. Đó cũng là lý do mà trong vài năm trở lại đây, nhu cầu tìm đến các văn phòng hỗ trợ tìm kiếm, xác minh thông tin tại Công ty Hoàng Long ngày càng tăng lên.

Ơn người đưa đò – Câu chuyện nhân văn xúc động

Câu chuyện về Khôi và cô Hạnh không chỉ là câu chuyện của một học trò thành đạt biết ơn thầy cô, mà còn là bài học lớn về ơn nghĩa ở đời.

PC Right 1 GIF
Đề xuất