Trắc nghiệm yêu văn học: Nhân vật "ly khách" trong "Tống biệt hành" của Thâm Tâm là ai?

Cho đến tận bây giờ, tác phẩm "Tống biệt hành" của Thâm Tâm vẫn còn nhiều ẩn số khiến người đọc mải miết đi tìm câu trả lời.

Đỗ Thu Nga
14:00 26/08/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nhân vật "ly khách" trong "Tống biệt hành" của Thâm Tâm là ai?

A: Người bạn cũng của nhà thơ

B: Trang nam nhi mang chí lớn

C. Vẫn là một ẩn số

ĐÁP ÁN: C - VẪN LÀ MỘT ẨN SỐ

Thâm Tâm (1917–1950) tên thật là Nguyễn Tuấn Trình, quê ở thị xã Hải Dương (nay TP Hải Dương, là tỉnh Hải Dương). 

Ông xuất thân trong gia đình nhà giáo nề nếp, thuở nhỏ học tiểu học ở Hà Nội. Từ năm 1938, từng vẽ tranh để kiếm sống. Từ những năm 1940, ông tham gia viết báo, viết văn và thường được đăng tải trên Tiểu thuyết thứ bảy, Ngày nay, Tiểu thuyết thứ năm và Truyền bá quốc ngữ... Ông từng thử sức trên nhiều thể loại nhưng thành công hơn cả vẫn là thơ. Thơ Thâm Tâm có nhiều giọng điệu, khi buồn da diết, khi trầm hùng, bi tráng, khi reo vui...

Nhan-vat-ly-khach-trong-Tong-biet-hanh-cua-Tham-Tam-la-ai-9
Nhà thơ Thâm Tâm

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Thâm Tâm tham gia văn hóa Cứu quốc, ở trong Ban biên tập báo Tiên Phong (1945-1946), sau đó ông nhập ngũ, làm thư ký tòa soạn báo Vệ quốc quân (sau là báo Quân đội Nhân dân).

Ông mất sau một cơn bệnh đột ngột ngày 18/8/1950 trên đường đi công tác trong chiến dịch Biên giới, được đồng bào và nhân dân địa phương mai táng tại bản Pò Noa, xã Phi Hải, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.

Tên tuổi ông được đặt cho một con phố lớn ở thành phố Hải Dương quê hương và hình ảnh, tác phẩm của ông còn mãi trong lòng đông đảo bạn đọc nhiều thế hệ. Hiện phần mộ nhà thơ đặt tại bản Pò Noa, xã Phi Hải, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.

Nhà thơ Thâm Tâm nổi tiếng với bài thơ "Tống biệt hành".  Bài thơ này được sáng tác khoảng năm 1940. Kể từ khi ra đời cho đến nay, dù đã trên 70 năm, "Tống biệt hành" vẫn luôn được yêu thích và không ngừng có nhiều ý kiến bàn luận.

Các ý kiến tranh luận nhiều nhất trong "Tống biệt hành" tập trung vào hai nhân vật - hai hình tượng quan trọng xuyên suốt cả bài thơ là người tiễn đưa - “ta” và ly khách - “người”.

Nhan-vat-ly-khach-trong-Tong-biet-hanh-cua-Tham-Tam-la-ai-6

Hình tượng người tiễn đưa trong "Tống biệt hành" có hai cách hiểu. Cách hiểu thứ nhất, đấy là tác giả trong vai một người bạn đang tiễn mình đi xa. Giữa họ có một tình bạn rất tri kỷ. 

Cách hiểu thứ hai cho rằng “Thâm Tâm đã nhập vai bạn gái của người ra đi”, xem người tiễn đưa là người yêu của ly khách. Đây là cách hiểu rất mới mẻ và độc đáo.

Hình tượng lý khách, nhân vật trung tâm của tác phẩm cũng gây ra nhiều tranh luận. Một số bạn cũ của Thâm Tâm cho biết, ông làm bài thơ này để tiễn người bạn đi chiến đấu. Nhưng không ít người xem ly khách là một trang nam nhi mang chí lớn.

Chính những ý kiến trái chiều xoay quanh các hình tượng trong tác phẩm khiến cho Tống Biệt hành trở lên thu hút và tranh luận. Ngoài ra một điểm thu hút, hấp dẫn và cũng tạo nhiều luồng ý kiến của "Tống biệt hành" đấy là phong vị vừa cổ xưa, vừa hiện đại của tác phẩm.

Hoài Thanh - Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam đã viết: Thơ thất ngôn của ta bây giờ thực có khác thơ thất ngôn cổ phong. Nhưng trong bài thơ "Tống biệt hành" lại thấy sống lại cái không khí riêng của nhiều bài thơ cổ. Điệu thơ gấp. Lời thơ gắt. Câu thơ gắn rỏi, gân guốc. Không mềm mại uyển chuyển như phần nhiều thơ bây giờ. Nhưng vẫn đượm chút bâng khuâng khó hiểu của thời đại.

Vừa mang dáng dấp của một bài thơ cổ, phảng phất dư âm ngàn xưa, vừa mang nét hiện đại đậm tính hiện đại, "Tống biệt hành" đại diện cho một cuộc chia ly đẹp. Trong thơ mới, đề tài chia ly khá phổ biến, trước và sau Thâm Tâm, không ai viết về chia ly bi hùng, trữ tình và mãnh liệt đến như thế. Đấy chính là cái tài của Thâm Tâm.

Xem thêm: Trắc nghiệm yêu văn học: Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán được viết trong mấy năm?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận