Nhà sáng lập "Nuôi em": Làm tình nguyện đừng vội xin tiền của cộng đồng
Hoàng Hoa Trung - nhà sáng lập và điều hành dự án “Nuôi em” cho rằng, những phong trào tình nguyện nên có sự sáng tạo trong mô hình và cách gây quỹ trước khi xin tiền của cộng đồng.

Từ những trường bản, trường tạm, từ những em nhỏ phải bỏ học vì đói, dự án “Nuôi em” đã thắp lên hy vọng nơi núi rừng, nuôi cơm trưa cho hơn 100.000 em nhỏ, xây dựng khoảng 170 điểm trường.
Trong cuộc trò chuyện với Báo Lao Động, Hoàng Hoa Trung - nhà sáng lập và điều hành dự án “Nuôi em”, Forbes Vietnam Under 30 2020, Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2019 - đã có những chia sẻ nhằm thúc đẩy các dự án tình nguyện bền vững.

Từ địa bàn ban đầu là Hà Nội, đâu là lý do chính để Trung lan rộng các dự án thiện nguyện của mình đến vùng núi xa xôi và hiện tại là vượt cả biên giới Việt Nam?
- Bản chất của chương trình tình nguyện là phải xuất phát từ chính nhu cầu của đối tượng tình nguyện mà mình hướng đến. Từ những năm 2009, tại Hà Nội có nhiều hoạt động giúp đỡ trẻ mồ côi, người khuyết tật, hay người vô gia cư, người già neo đơn.
Bản thân tôi hay gọi vui đó là “khủng hoảng thừa” vì số lượng người khó khăn có giới hạn nhưng số lượng người muốn đóng góp thì lên đến hàng trăm, hàng nghìn.
Ngoài việc dịch chuyển đối tượng hỗ trợ từ Hà Nội lên vùng cao, dự án “Nuôi em” còn đang mở rộng đến Campuchia, ở Kenya, hay là Ấn Độ. Tại đây, “Nuôi em” có thêm nhiều nguồn lực mới, chứng minh tính hiệu quả của mô hình tình nguyện này.

Từ khi nào mà Trung quyết định từ những dự án thiện nguyện cá nhân, liên kết với những tổ chức và cơ quan đoàn thể cao hơn để nhân rộng hiệu quả và ý nghĩa của dự án tình nguyện?
- Với “Nuôi em”, mình bắt buộc phải làm việc với các phòng giáo dục để mình có thông tin về số lượng học sinh, hình ảnh học sinh. Từ đó xây dựng được sự phối hợp đồng bộ từ trên xuống dưới.
Bên cạnh đó, Nhà nước đã có những cơ chế riêng để quản lý giáo dục, nên khi chúng ta hợp tác với những đơn vị như vậy thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều nguồn lực như thời gian và thậm chí là hạn chế được sai sót, rủi ro có thể mắc phải.
Trung đã làm thế nào để đảm bảo tính minh bạch cho dự án tình nguyện của mình?
- Các dự án trong hệ sinh thái “Nuôi em” đều được kết hợp chặt chẽ với Trung ương Đoàn và Trung tâm Tình nguyện quốc gia. Về việc xây trường thì 100% số tiền từ cộng đồng hay những thứ liên quan đến hợp đồng trách nhiệm, nghiệm thu rồi triển khai, kiểm toán... sẽ do các tổ chức, đoàn thể liên quan xử lý.

Không dừng lại ở vấn đề minh bạch tài chính, tất cả các anh chị nuôi đều được biết em nhỏ mình nhận nuôi là ai, biết số điện thoại của thầy cô, già làng, trưởng bản. Mọi người cũng có thể đi thăm em nhỏ của mình bất cứ lúc nào, được xem ảnh hay thậm chí là liên hệ với tất cả các bên liên quan.
Hiện nay, có rất nhiều dự án "tình nguyện phong trào" ngắn hạn. Trung có suy nghĩ gì về nó?
- Các dự án tình nguyện ngắn hạn thì ở đâu cũng có vì nó xuất phát từ tình thương, mong muốn làm việc tốt của mọi người. Tuy nhiên nó lại rất là khó về mặt quản lý tổng thể và còn rất vấn đề như nguồn lực, quản lý phân phát, tính minh bạch…
Bản thân mình cho rằng thay đổi mô hình sẽ thay đổi kết quả, bởi mỗi năm “Nuôi em” đều đồng hành với 2-3 đội thiện nguyện như vậy, giúp họ tự đi gây quỹ được vài trăm triệu. Sau đấy, họ sẽ cùng dự án xây một vài điểm trường và thành quả đó đã là một cái bền vững để lại rất nhiều lợi ích sau này.

"Nuôi em" không chỉ tiếp cận được những mạnh thường quân lớn mà cả những đối tượng có nguồn tài chính hạn hẹp. Vậy đâu là “chìa khóa” để Trung và đồng đội xây dựng một cộng đồng lớn như hiện tại?
- Mình nhận thấy rằng khi bắt đầu một dự án tình nguyện, đừng vội xin tiền của cộng đồng mà hãy đi gây quỹ từ những việc đơn giản nhất. Ban đầu, chúng mình đã tự gây quỹ bằng cách đi nhặt đồ cũ, mảnh vỡ gốm hay là đi xin bìa carton của mọi người. Thời điểm dự án có được những cái cột mốc đầu tiên, thì dần dần cộng đồng sẽ đến với mình.
Các dự án của “Nuôi em” đều phù hợp với tư duy không thu tiền, và giúp người khác được làm thiện nguyện, từ đó sẽ tạo ra một môi trường, một cộng đồng lớn hưởng ứng. Mình giúp người ta làm từ thiện bằng cách lấy chính những cái mà họ có. Ví dụ như đối với những công ty xây dựng, mình lấy xi măng của họ để đi làm tình nguyện chứ không lấy tiền của họ để mua xi măng.
Xin cảm ơn Trung về cuộc trò chuyện!
(Theo Báo Lao động)
Xem thêm: Sứ mệnh gieo yêu thương: Việc tốt của các thành viên CLB thiện nguyện "Đồng cảm"
Đọc thêm
Dù tuổi đã cao nhưng ông Lê Đình Phúc (TDP 12 khu vực Vĩnh An A, phường Vĩnh Trung, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng) luôn có tấm lòng nhân ái, thường xuyên giúp đỡ người nghèo, yếu thế...
Sau gần một năm thành lập, hoạt động của nhóm thiện nguyện Tự Tâm ngày một hiệu quả, thiết thực và ngày có nhiều chị em phụ nữ trên địa bàn thị trấn U Minh tự nguyện xin tham gia vào nhóm để có điều kiện đi làm thiện nguyện.
Không chỉ bền bỉ chiến đấu với bệnh tật, anh Hoàn còn bền bỉ trên hành trình thiện nguyện, lan tỏa giá trị tích cực cho cộng đồng.
Bài mới

Chỉ trong vòng 3 năm (1963-1970) ở mặt trận Trị Thiên, “vua mìn” Trịnh Tố Tâm đã chỉ huy đơn vị đánh 58 trận, diệt 1.500 tên địch, phá hủy 61 xe quân sự, đánh bật 19 đoàn tàu hỏa... Riêng ông đã tiêu diệt được 272 tên địch, bắn rơi và phá hủy 3 máy bay và cực kỳ nổi tiếng với câu nói: "Tất cả chúng mày đã bị một mình tao bao vây!"

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.