Mẹ bị lũ cuốn, bố bê tha, cô bé 9 tuổi gùi em đến lớp 10 năm trước: Giờ đã là du học sinh nhận học bổng toàn phần

Hoàng Thị Mũ - cô bé dân tộc Mông địu em đến lớp học ngày nào giờ đã trở thành trở thành du học sinh với học bổng toàn thế. Thế nhưng, trong tâm trí của Mũ không bao giờ quên về ký ức địu em đến lớp học cái chữ từ 10 năm trước.

Đỗ Thu Nga
11:53 13/10/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hồi ức gùi em đến lớp học con chữ của Hoàng Thị Mũ

Hoàng Thị Mũ (bản Nà Ca, thị trấn Pác Miầu, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng) là biểu tượng của ý chí, nghị lực. Từ một cô bé dân tộc Mông nghèo khó, thiếu thốn tình yêu thương của cha mẹ trở thành một cô du học sinh với tương lai sáng lạn. Trải qua những năm tháng tuổi thơ đầy khó khăn, Mũ càng thấu hiểu sâu sắc giá trị của tri thức đối với tương lai của mình và các em.

Ngược thời gian trở về đêm ngày 7/7/2010 - đó là hồi ức buồn không bao giờ nguôi ngoai đối với Hoàng Thị Mũ. Em từng tâm sự, đêm ấy tiếng sông Gâm gào thét dữ dội, lũ dâng lên cuồn cuộn, cướp đi người mẹ hiền Chẻo Mò Phan.

Sau ngày mẹ mất, bố sinh ra buồn chán, chìm đắm trong men rượu, bỉ bê con cái. Hoàng Thị Mũ khi ấy mới là đứa trẻ 9 tuổi nhưng đã phải lo toan cho hai đứa em thơ - một đứa 7 tuổi, đứa còn lại chưa đầy 1 tuổi. 

nghi-luc-phi-thuong-cua-co-be-9-tuoi-gui-em-den-con-duong-du-hoc-14

Ngày ấy, bố Mũ như bị con "ma men" nhập vào, lúc nào cũng mê man trong men rượu, bỏ mặc sự sống chết của con cái. Nhưng Mũ không trách bố. Cô bé chỉ thương các em. Suốt 1 tháng sau khi mẹ mất, Mũ phải gác việc học lại để lo chuyện gia đình. 

Mũ tự nấu cơm, giặt quần áo, chơi với các em, dọn dẹp nhà cửa... Chỉ khi các em ngủ yên thì mới có thời gian ra ngồi ở bậc cửa nhìn về phía thị trấn, dâng trào nỗi nhớ mẹ. 

Với một đứa trẻ 9 tuổi như Mũ, việc kiếm đủ đồ ăn cho hai em thôi cũng là điều không hề dễ dàng. Cô bé người dân tộc Mông phải sử dụng hết vốn sinh tồn và khả năng của mình để lên rừng kiếm ra, kiếm khoai, kiếm sắn. Khi có đồ ăn thì nhường cho các em ăn trước, còn lại gì thì đến lượt mình ăn nốt. 

Một ngày nọ, khi vừa bồng bế, dắt díu hai em từ sườn núi về nhà thì Mũ sững người thấy cô giáo chủ nhiệm lớp 3A (cô Lục Thị Toàn) cùng mấy bạn trong lớp đã vượt dốc đứng trước cửa nhà tự bao giờ. Lúc này, dường như bao nhiêu tủi nhục và nỗi nhớ mẹ của Mũ trào lên, vỡ òa ra. 

nghi-luc-phi-thuong-cua-co-be-9-tuoi-gui-em-den-con-duong-du-hoc-15

Sau phút giây ngỡ ngàng, Mũ lao vào lòng cô giáo chủ nhiệm khóc òa. Cả hai cô trò cứ thế ôm nhau khóc.

Sau giây phút ấy, Mũ đưa cô giáo vào nhà nói chuyện với bố. Cô đã phân tích, thuyết phục bố cho Mỹ trở lại trường học nhưng ông không đồng ý. Bởi Mũ đi học thì ai trông em. 

Sau một thoáng suy nghĩ, cô Lục Thị Toàn quả quyết: Mũ sẽ đưa em tới lớp. Nghĩ là như vậy, nhưng cũng không ai dám chắc 100%, Mũ có thể vượt qua được nghịch cảnh để đến trường.

nghi-luc-phi-thuong-cua-co-be-9-tuoi-gui-em-den-con-duong-du-hoc-17

Cho tới một buổi sáng "bà mẹ nhí" Hoàng Thị Mũ lầm lũi bước những bước chân nặng nhọc, tay dắt em 7 tuổi, vai địu em nhỏ gần 1 tuổi vượt dốc gần 2km đến trường. Tất cả thầy cô và bạn bè đều ngỡ ngàng trước nghị lực phi thường của cô học trò nhỏ.

Cho tới giờ, cô giáo Nông Thị Lới vẫn nhớ như in khoảnh khắc đó. Cô cho biết, ngay sau khi Mũ đến trường, các cô giáo ai cũng cố gắng dậy sớm hơn một chút để đỡ đần Mũ trông em. Trong buổi họp hội đồng nhà trường, cô Nông Thị Lới cũng đề xuất với các thầy cô, mỗi người góp 10,000 đồng trong tháng mua mì tôm, lo bữa sáng cho ba chị em Mũ. Đề xuất của cô Lới nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía nhà trường và các thầy cô. 

nghi-luc-phi-thuong-cua-co-be-9-tuoi-gui-em-den-con-duong-du-hoc-18

Riêng cô Lục Thị Toàn thì quan tâm Mũ hơn cả. Mỗi sáng đến lớp cô thường giúp Mũ bón cơm cho các em. Lúc các thầy cô khác phụ trông các em thì cô Toàn hỗ trợ giảng bài cho Mũ. Tuổi thơ địu em đến trường của Mũ cứ thế trôi qua trong tình yêu thương của bạn bè, thầy cô.

Vượt khó trở thành du học sinh

Theo báo Dân trí, vào tháng 9/2020, họ có dịp gặp lại Hoàng Thị Mũ ở Hà Nội. Bây giờ, Mũ không còn là cô bé dân tộc lấm lem, gầy gò, ốm yếu nữ. Thay vào đó là hình ảnh cô gái 18 tuổi tràn đầy nhựa sống.

Mũ để tóc chấm vai, nước da trắng ngần, nét mặt vẫn dấu ấn của những cô thiếu nữ vùng sơn cước. Đôi mắt của em to tròn, đen láy sau cặp kín cận. Song đâu đó vẫn phảng phất một nỗi buồn khó nói thành lời.

nghi-luc-phi-thuong-cua-co-be-9-tuoi-gui-em-den-con-duong-du-hoc-3

Mũ tâm sự: "Ngày 21/9/2020, em sẽ sang Trung Quốc nhập học tại Học viện nghệ thuật Quảng Tây, chuyên ngành Quản lý văn hoá theo diện học bổng toàn phần của dân tộc Choang. Tuy nhiên, khi chúng tôi thực hiện bài viết này, Mũ vẫn chưa thể sang Trung Quốc du học được, vì đại dịch Covid - 19 nêm em học Online ở nhà".

Mũ còn kể, em sẽ học tiếng 1 năm và 4 năm học chuyên ngành. Em chỉ mong thời gian tới dịch COVID-19 được khống chế, dập tắt để em còn được đi du học. 

Kể đến đây, cô gái khẽ nhoẻn nụ cười nhưng vẫn phảng phất nỗi buồn. Dù đã trưởng thành nhưng Mũ không bao giờ quên được quãng thời gian tuổi thơ đầy cơ cực của mình. Tuy nhiên, em luôn ghi nhớ công ơn của các thầy cô ở quê nhà đã giúp đỡ để em được đến trường và có ngày hôm nay tươi sáng. 

nghi-luc-phi-thuong-cua-co-be-9-tuoi-gui-em-den-con-duong-du-hoc-29

Suốt 10 trời, người đồng hành cùng 3 chị em Mũ là các cô giáo vùng cao. Trong đó, cô giáo Nông Thị Lới, vừa là cô giáo của em và cũng là người bảo hộ cho 3 chị em Mũ. Chính cô Lơi đã nắm tay Mũ dắt em đi suốt hành trình từ bậc tiểu học cho đến khi Mũ trở thành du học sinh và hành trình đó sẽ còn mãi về sau....

Giờ đây, khi Mũ đã trở thành du học sinh, hai em của Mũ hiện đang ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Cao Bằng. Em Hoàng A Dũng năm nay học lớp 11 và Hoàng Văn Bình năm nay 10 tuổi, học lớp 4.

Những gì Mũ đã trải qua giờ đây đều trở thành hành trang để em tự tin tiến về phía trước đón tương lai tương sáng của mình!

Xem thêm: Thương người cha sống cảnh mù lòa vẫn phải chăm sóc con gái "dở dại, dở điên"

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận