Thán phục nghị lực phi thường của 2 anh em nhà nghèo tự mày mò học nhạc, kiếm lo cho cha mẹ

Nhà nghèo và chưa từng được qua trường lớp nhưng với đam mê cùng tài năng thiên bẩm, anh em Bảo và Phong tự học và chơi đàn, trống như những nhạc công chuyên nghiệp để kiếm tiền phụ mẹ bệnh tim, nuôi cha bại liệt.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nghị lực phi thường và tài năng thiên bẩm

Về xã Ninh An (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) hỏi thăm  hai anh em Huỳnh Phong Bảo và Huỳnh Đại Phong thì hầu như ai cũng biết. Theo chỉ dẫn của người dân địa phương, nhà của hai em nằm ở vùng quê nghèo thuộc thôn Ninh Ích. Những người dân trong thôn thường xuyên nghe thấy những bản nhạc rộn rã phát ra từ nhà của hai đứa trẻ. 

Còn với những ai mới đi ngang qua lần đầu, khi nghe những điệu nhạc, có lẽ sẽ nghĩ rằng các nhạc công chuyên nghiệp đang luyện tập chứ không thể ngờ đó là hai đứa trẻ đang chơi nhạc. 

Nghi-luc-phi-thuong-cua-2-anh-em-tu-hoc-nhac-de-kiem-tien-phu-gia-dinh-9
Anh em Bải - Phong tự mày mò học nhạc cụ

Trong căn nhà nhỏ của anh em Bảo - Phong gần như không có tài sản gì đáng giá ngoài cây đàn organ và bộ trống điện tử cũ. Sau khi nghe hai anh em biểu diễn nhiều giai điệu từ trữ tình đến sôi động thì mới bắt đầu lân la hỏi  về "con đường âm nhạc" của hai anh em.

“Cách đây khoảng 4 năm, con 9 tuổi còn Phong 6 tuổi. Hai anh em con ở nhà trông nhà cho ba mẹ đi làm. Không có gì chơi, buồn quá, hai anh em rủ nhau lấy cái nồi hỏng, nắp xoong, hộp bánh, hộp sữa, rồi bày ra gõ thành những âm thanh vui nhộn. Tụi con thấy rất thích trò này nên ngày nào cũng chơi. Nhiều khi mẹ đi làm về mệt mà tụi con ồn ào quá nên mẹ nạt, tụi con lại rủ nhau ra cánh đồng trước nhà ngồi chơi. Hai anh em còn lấy hộp bánh và cây đàn guitar hỏng để chế cả đàn chơi nữa”, Bảo chia sẻ với báo Thanh niên.

Nghe anh nhắc về kỷ niệm, Phong cũng kể thêm: "Thích nhất là khi bà nội đi mua phế liệu về, tụi con tha hồ lựa “đồ nghề” để chơi. Càng nhiều đồ thì gõ ra nhiều âm thanh hay. Chơi khi nào nó móp méo hết, khi nào chán thì trả bà đi bán. Hồi đó, ba của con làm thợ hồ, nhưng cũng biết chơi trống và guitar nên thi thoảng đi diễn ở đám cưới. Mỗi lần đi theo ba, tụi con lấy đồ của ba chơi thì ba nói lớn lên ba sẽ dạy, giờ còn nhỏ sợ tụi con nghịch hỏng đồ”.  

Nghi-luc-phi-thuong-cua-2-anh-em-tu-hoc-nhac-de-kiem-tien-phu-gia-dinh-8
Trước khi được tặng nhạc cụ, hai em dùng đồ "tự chế" (Ảnh: Thanh Niên)

Nhưng còn chưa kịp dạy cho con chơi nhạc thì từ năm 2013, cha của hai em là anh Huỳnh Văn Vũ bị chấn thương sọ não, nằm liệt giường, sống đời thực vật. Vậy là anh em Bảo - Phong hàng ngày vẫn tiếp tục chơi nhạc bằng những món đồ tự chế.

Cuối năm 2014, một nhóm thiện nguyện đến thăm gia đình hai em. Thấy Bảo và Phong ngồi ở góc sân dùng gậy đánh vào những lon bia, nắp nồi, hộp nhóm thiện nguyện đã cảm động quyên góp tiền mua cho 2 anh em cây đàn organ và bộ trống cũ.

Có được 2 "báu vật" này, dù chưa học qua trường lớp âm nhạc nào, chưa từng tiếp xúc với cây đàn, bộ trống nào trước đó, nhưng chỉ khoảng một tuần tự mày mò, Bảo và Phong đã chơi thành thạo nhiều giai điệu, nhiều bài hát. 

Nghi-luc-phi-thuong-cua-2-anh-em-tu-hoc-nhac-de-kiem-tien-phu-gia-dinh-7
Phong chia sẻ

Khi xem hai anh em chơi nhạc cụ, không ai nghĩ đây là do các em tự mày mò học. Bởi hai đứa trẻ chơi rất nghệ sĩ, rất chuyên nghiệp. Bảo nói: “Tụi con không được học nhạc lý, chỉ xem trên mạng, anh em tự học rồi chơi. Mới đầu thì chỉ chơi được vài điệu, còn bây giờ thì ai hát bài nào, tụi con cũng có thể đệm được”.

Và ngay cả chính chị Phan Thị Ngọc Châu (39 tuổi) cũng chưa hiểu tái ao hai đứa con lại trở thành những nhạc công nhí. Nhà nghèo, tôi không biết chữ nên chỉ mong 2 đứa con đi học cho biết chữ, sau này đỡ khổ hơn ba mẹ thôi, chứ chưa bao giờ nghĩ đến việc các con chơi được nhạc. Khi các con nghịch bằng nắp xoong, lon bia, thì nhiều lần tui nạt nộ. Còn khi thấy chúng chơi đàn, chơi trống thật thì ngày nào tui cũng muốn nghe”, chị thật thà nói.

Dùng âm nhạc làm công cụ kiếm tiền lo cho cha mẹ

Chắc hẳn ai cũng biết, bệnh tật là con đường ngắn nhất đưa người ta đến tán gia bại sản và sự dai dẳng khổ đau. Gia đình Bảo - Phong vốn đã rất nghèo, nay mẹ lại bị bệnh tim không làm được việc nặng chỉ quanh quẩn với mấy sào ruộng, chăm mấy con bò được nhà nước hỗ trợ. Từ ngày cha các em nằm liệt giường, hai em còn mất đi sự chăm lo từ bàn tay người cha. Gia đình rơi vào cảnh khánh kiệt.

Hai anh em Bảo - Phong chưa kịp khoe với ba những bản nhạc mình tự chơi được, chưa một lần được đứng cùng ba chơi nhạc, thì lại phải thay ba gánh vác những lo toan của cuộc sống.

Vào năm Bảo học lớp 7 (Trường THCS Phạm Ngũ Lão) và Phong học lớp 4 (Trường Tiểu học Ninh An) đã chơi đàn rất hay. Biết được hoàn cảnh gia đình, thầy Phạm Đình Lâm, hiệu trưởng Trường THCS Phạm Ngũ Lão đã tập hợp bạn hữu tổ chức một đêm nhạc để Bảo và Phong biểu diễn tài năng và quyên góp hỗ trợ các em.

Nghi-luc-phi-thuong-cua-2-anh-em-tu-hoc-nhac-de-kiem-tien-phu-gia-dinh-6
Hai anh em chơi nhạc kiếm tiền phụ gia đình

Thời gian sau đó, Bảo và Phong được mời đi biểu diễn ở các đám cưới, liên hoan, sinh nhật... Ban đầu chỉ diễn quanh xóm, quanh xã, về sau tiếng lành đồn xa, các em có những chuyến “lưu diễn” tận Quảng Nam, Đắk Lắk, TP.HCM… 

Mỗi đợt diễn, được bao nhiêu tiền, các em lại về đưa mẹ mua gạo, mua thuốc cho ba. Hai đứa trẻ tuổi ăn tuổi học bỗng trở thành trụ cột của gia đình. “Diễn gần nhà thì tụi con tự đi, còn ở xa thì có người đến rước đi. Họ cho bao nhiêu con nhận bấy nhiêu. Có người cho vài trăm ngàn đồng, có người thương, khen hay thì cho nhiều hơn”, Bảo nói.

Nhìn hai con hồn nhiên kể về cuộc sống bươn chải, chị Châu lại khóc. Chị thương cho hoàn cảnh gia đình, thương hai đứa con còn ít tuổi mà đã rất vất vả kiếm tiền phụ mẹ lo cho gia đình. 

Chị kể: “Mỗi lần các con đi diễn, đưa tiền về cho mẹ, tôi lại ôm hai con mà khóc. Hai đứa cứ an ủi mẹ là đi diễn thấy vui chứ không mệt. Nhưng có lần đi diễn trong một đám cưới ở xa, nhiều người hát nên hai anh em chơi nhạc cả buổi. Tan tiệc, Phong mệt quá ngủ gục luôn trên trống”.

Ước mơ chông chênh

Cũng như bao đứa trẻ khác, anh em Bảo và Phong đang ở cái độ tuổi có nhiều mộng mơ. Mỗi lần được mời đi diễn, các em rất háo hức. Vì các em biết rằng sẽ kiếm thêm được tiền để giúp đỡ gia đình. Các em còn ấp ủ dự định mua được bộ đàn, trống mới để thỏa đam mê. Nhưng, cứ dành dụm được chút ít thì bộ trống, đàn cũ lại hư hỏng. Thế là các em lại phải đi sửa để chơi tạm. 

Vào tháng 11/2017, cơn bão số 12 quét qua khiến nhà sập. Cả nhà phải dựng lều ở tạm. Phong khóc sưng mắt vì bộ đàn, trống bị vùi trong đống đổ nát. Sau bão, hai anh em lật từng viên gạch để tìm lại "đồ nghề". Nhưng cả đều và trống đề hư hỏng nặng, không chơi được. Hai anh em lại quay về thời "đồ chế" để chơi cho đỡ nhớ.

Nghi-luc-phi-thuong-cua-2-anh-em-tu-hoc-nhac-de-kiem-tien-phu-gia-dinh-4
Bữa ăn đạm bạc của mấy mẹ con

Đến năm 2018, một số nhà hảo tâm tìm đã đến xây dựng lại căn nhà cho gia đình các em. Nhà xây xong, hai anh em mới dám dùng số tiền dành dụm được đi sửa lại bộ trống, đàn để chơi. Tuy nhiên, do đã cũ và dầm trong mưa bão nên nhạc cụ tiếng được tiếng mất.

Nói về ước mơ của mình, hai đứa trẻ kể: "Tụi con muốn được học nhạc bài bản để sau này trở thành nhạc công chuyên nghiệp. Được đứng trên sân khấu lớn để biểu diễn cùng các ca sĩ nổi tiếng, vừa được chơi nhạc vừa giúp gia đình không còn nghèo nữa”. Nghe con nói vậy, chị Châu lại nhìn xa xăm: “Các con có năng khiếu và đam mê âm nhạc, nhưng ngặt nỗi gia đình khó khăn quá. Nếu được học bài bản thì có lẽ sẽ có tương lai tươi sáng hơn. Nhưng là ao ước như vậy chứ cũng không biết ra sao". 

Niềm đam mê âm nhạc, nghị lực sống phi thường vẫn đang nuôi dưỡng tâm hồn hai đứa trẻ. Các em vẫn mơ về một ngày trưởng thành, được chơi nhạc chuyên nghiệp và kiếm được nhiều tiền hơn để báo hiếu cha mẹ.

Xem thêm: Nghị lực phi thường của cô "Sinh viên 5 tốt" và ước mơ trở về quê hương góp sức cho lĩnh vực giáo dục

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Srikanth Bolla sinh ra trong một gia đình nghèo, bị mù bẩm sinh, người đời kỳ thị, đã cố gắng vươn lên và trở thành triệu phú.

Nghị lực phi thường của cậu bé mù sinh ra trong gia đình nghèo, đánh bại kỳ thị để vươn lên thành triệu phú
0 Bình luận

Ban đầu Anh Thư chỉ vẽ tranh để giải tỏa stress, để thỏa mãn đam mê. Nhưng lâu dần, tranh trở thành cuốn "nhật ký nhỏ", trở thành nguồn thu nhập giúp cô gái khuyết tật có thể nuôi sống bản thân và quay lại báo đáp xã hội.

Nghị lực phi thường của Anh Thư: Từ cô bé 'chân thấp chân cao' bị bỏ rơi đến nữ họa sĩ tài hoa vẽ tranh nuôi mình, làm từ thiện
0 Bình luận

Fan Yutian đã khiến người dân đất nước tỷ dân phải ngả mũ thán phục bởi ý chí và nghị lực phi thường. Không có đôi tay như bao người khác nhưng ai có thể làm mọi việc bằng đôi chân...

Nghị lực phi thường Fan Yutian: 'Với đôi chân, tôi có thể làm bất cứ điều gì mà người khác có thể làm bằng tay của họ'
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

3 cuộc đời được hồi sinh nhờ nghĩa cử hiến tạng cao đẹp

Sau tai nạn giao thông, một người phụ nữ ở TP.HCM được xác định chết não, gia đình đã quyết định hiến tạng, đem lại sự sống cho 3 bệnh nhân đang nguy kịch.

Hải An
Hải An 17 giờ trước
Bé gái bị co giật trên chuyến bay được bác sĩ cấp cứu kịp thời

Trên chuyến bay từ TP.HCM đến Hà Nội, một bé gái xuất hiện tình trạng co giật do hạ canxi máu - một rối loạn điện giải nguy hiểm, đã được các bác sĩ có mặt tái đó hỗ trợ cấp cứu thành công.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Lớp học bơi miễn phí suốt gần một thập kỷ giữa lòng Cần Thơ

Cứ vào dịp hè các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại Cần Thơ lại rủ nhau đến lớp học bơi miễn phí của cô Quý tại hồ bơi Nhiệt điện Trà Nóc.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Ấm lòng 900 suất ăn mời thí sinh, phụ huynh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Hội phụ nữ xã Trung Giã, Xuân Giang, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã nấu gần 900 suất ăn miễn phí để mời thí sinh và phụ huynh trong ngày diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Chủ quán Bạc Liêu miễn phí bữa sáng và trưa cho các sĩ tử thi tốt nghiệp THPT

Trong những diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, anh Trương Nguyễn Minh Tuấn (50 tuổi, TP.Bạc Liêu) – chủ quán chay đã miễn phí bữa sáng, trưa kèm chè đậu đỏ để tiếp sức các thí sinh.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Trường học ở Hà Nội thuê xe khách đưa hơn 500 thí sinh đến điểm thi tốt nghiệp THPT 2025

Vì muốn đảm bảo an toàn cho hơn 500 sĩ tử tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, một trường học ở Hà Nội đã thuê 12 xe khách 16 chỗ đưa đến điểm thi. Bên cạnh đó trường còn bố trí cho các bữa ăn sáng, ăn trưa cho các thí sinh tại điểm thi.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Bức tâm thư xúc động người cha viết gửi 2 ân nhân ngày con gái đậu trường chuyên

Sau khi đăng tải bức tâm thư với tiêu đề “Lời cảm ơn đến những người tốt lặng lẽ” lên mạng xã hội, bài viết của người cha vừa có con thi lớp 10 đã nhận về hàng ngàn lượt tương tác.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Xuống Hà Nội khám bệnh, người phụ nữ bị lừa nhẵn túi bởi “người quen” may thay lại nhận được phép màu từ những người xa lạ

Bị lừa hết tiền trong túi khi xuống Hà Nội khám bệnh bởi một người phụ nữ tự xưng là “quen người nhà của chị”, may mắn thay chị H.T.Trang (41 tuổi, dân tộc Tày, quê Bắc Kạn) đã được bệnh viện và nhiều người giúp đỡ.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Mát lòng “bát cháo hành” tại góc phố nghĩa tình giữa mùa hè Hà Nội

Trong cái nắng chói chang của Hà Nội, tại một góc phố nhỏ tình người được lan tỏa từ nồi cháo thiện nguyện, từ những tấm lòng thảo thơm.

Hải An
Hải An 24/06
Những lời nhắn nhủ “đáng yêu” từ các cụ ông, cụ bà gửi đến giới trẻ: “Sống cho tốt, giúp đỡ mọi người”

Tấm bảng với những lời nhắn nhủ được các cụ ông, cụ bà nhắn gửi đến giới trẻ không chỉ đáng yêu mà còn vô cùng cảm động. Những lời nhắn ngủ ấy tuy đơn giản nhưng hàm chứa rất nhiều sự yêu thương và trao gửi.

Hải An
Hải An 24/06
Chàng trai Gia Lai vượt 500km về ở rể, cưới cô gái khiếm khuyết sau 3 lần gặp gỡ

Ngay từ những ngày đầu nhắn tin trò chuyện, chàng trai ở Gia Lai và cô gái ở Đồng Nai đã có sự đồng cảm, thấu hiểu kỳ lạ. Họ chia sẻ mọi thứ với nhau, về hoàn cảnh gia đình và cả những khiếm khuyết trên cơ thể.

Hải An
Hải An 23/06
Câu chuyện cảm động sau bức ảnh kỷ yếu chụp cả gia đình ở Hòa Bình

“Bố mẹ không hoàn hảo nhưng nuôi con lớn lên với dáng vẻ rất hạnh phúc”, dòng chú thích được đăng kèm bức ảnh kỷ yếu khiến nhiều người xúc động.

Thanh Tú
Thanh Tú 22/06
Xúc động khoảnh khắc người dân hợp sức phá cửa cứu 13 nạn nhân trong ô tô bị rơi xuống mương

Thấy ô tô chở 13 người rơi xuống mương nước, người dân ở huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên đã nhanh chóng hợp sức phá cửa, cứu các nạn nhân đưa lên bờ an toàn.

Thanh Tú
Thanh Tú 20/06
CSGT giúp đỡ bé trai 6 tuổi đi lạc ở bến xe Mỹ Đình đoàn tụ với gia đình

Trong quá trình làm nhiệm vụ, tổ công tác Đội CSGT đường bộ số 6 (Công an Hà Nội) đã kịp thời hỗ trợ một bé trai 6 tuổi bị đi lạc trở về an toàn với bố mẹ.

Hải An
Hải An 19/06
Tài xế vượt đèn đỏ nhưng không phải nộp phạt vì chở người đi cấp cứu

Mới đây, Phòng CSGT Công an tỉnh Lâm Đồng đã quyết định thực hiện các thủ tục miễn trừ cho tài xế vượt đèn đỏ 2 lần để cấp cứu người bị tai nạn giao thông.

Người dân hào hứng tham gia hoạt động đổi rác lấy quà

Tại điểm thu gom ở xã lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh bà con hào hứng mang từng bao rác thải tái chế như chai nhựa, lon bia, giấy vụn,… để đổi lấy những phần quà nhỏ.

Hải An
Hải An 17/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất