Nghệ thuật ngoại giao "thiên biến vạn hóa" của các triều đại phong kiến Việt Nam với nước lớn

Phải khẳng định rằng, nghệ thuật ngoại giao của các triều đại phong kiến Việt Nam với nước lớn là vô cùng đa dạng, phù hợp với từng thời kỳ lịch sử.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nhìn lại chiều dài lịch sử gần 1000 năm, các chính sách ngoại giao của các triều đại phong kiến được thực hiện một cách thiên biến vạn hóa, phù hợp với từng thời kỳ lịch sử, mang đậm nét đặc trưng, bản sắc văn hóa dân tộc, sắc thái chính trị của mỗi chế độ, triều đại, nhưng đều nắm giữ vững độc lập, tự chủ, ngăn chặn họa xâm lăng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, xây dựng nền thái bình lâu bền cho muôn dân.

1. THỜI VUA HÙNG

Tương truyền, từ năm thứ năm thời Vua Nghiêu ở Trung Quốc (2353 trước Công nguyên), sứ bộ nước ta đã được Vua Hùng cử sang phương Bắc, trải qua các lần thông dịch, tiếp xúc với nhiều dân tộc mới đến nơi.

Nghe-thuat-ngoai-giao-dinh-cao-cua-cac-trieu-VN-voi-nuoc-lon-0

Món quà do Vua Hùng nước ta tặng Vua Nghêu là một con rùa lớn, trên mai có khắc chữ, ghi lại sự việc từ khi trời, đất mới mở mang, với mong muốn gửi thông điệp của một nước Nam về sự thân thiện và trường tồn. 

2. THỜI NHÀ ĐINH

Ngay sau khi đăng cơ, vua Đinh Tiên Hoàng đã quan tâm đến việc thiết lập mối quan hệ giao bang với nhà Tống. Cụ thể:

- Năm 970, vua sai sứ sang nhà Tống giao hảo, mở đầu quan hệ bang giao giữa Việt Nam với Trung Quốc trong thời kỳ trung đại.

- Năm 972, vua sai con trai cả là Nam Việt Vương Đinh Liễn sang nước Tống. Đến năm 973 mới trở về nước. Chuyến đi sứ của Đinh Liễn thành công nên khi Đinh Liễn về nước vua Tống đã sai sứu đến kinh đô Hoa Lư phong Đinh Tiên Hoàng làm Giao Chỉ quận vương, phong Đinh Liễn làm Kiểm hiệu Thái sư, Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ An Nam đô hộ.

- Năm 975, vua sai Trịnh Tú đem sản vật địa phương gồm vàng, lụa, sừng tê, ngà voi sang nước Tống cống.

- Năm 977, vua lại sai sứ sang nhà Tống đem phương vật mừng Tống Thái Tông lên ngôi.

Như vậy, dưới triều nhà Đinh, kể từ năm 970 trong quan hệ bang giao giữa Đại Cồ Việt và Trung Quốc chưa xảy ra xung đột. Nhà Tống đối với triều Đinh nói chung và với Đinh Tiên Hoàng nói riêng, đều tỏ ra hữu hảo. Điều cho thấy chính sách ngoại giao của vua Đinh là rất khôn khéo, mềm dẻo để giữ hòa bình cho dân tộc.

3. THỜI NHÀ LÊ

Khi đăng cơ cầm quyền, Lê Hoàn đã thi hành chính sách ngoại giao linh hoạt, khôn khéo nhưng kiên quyết. Khi tiếp đón sứ thần nhà Tống là Tống Cảo và Vương Ích Tắc ở trại Nại Chính, Trường Châu, Hoa Lư, Lê Hoàn cho "bày thủy quân và chiến cụ để biểu dương lực lượng".

Nghe-thuat-ngoai-giao-dinh-cao-cua-cac-trieu-VN-voi-nuoc-lon-8

Để ngăn ngừa các hoạt động do thám nhằm xâm lược nước ta của nhà Tống, Lê Hoàn khéo léo đề nghị: "Sau này nếu có quốc thư thì nên giao nhận ngay ở đầu địa giới, không phiền sứ thần đến đây nữa". Sau đó, "Cảo về tâu, vua Tống bằng lòng".

Đến năm 997, nhân khi vua Tống băng hà và việc nhà Tống phong Lê Hoàn làm Nam Bình Vương, vua Lê Hoàn sai sứ sang Tống đáp lễ, trước hành động đó cả Lê Hoàn, vua Tống đã ban "chiếu thư khen ngợi". 

Cũng nhờ phong cách ứng xử biết người, biết mình của Lê Hoàn mà nhà Tống đã thay đổi chính sách đối ngoại theo hướng có lợi cho nước ta.

4. THỜI NHÀ LÝ

Để ngăn chặn mưu đồ mở rộng lãnh thổ của nhà Tống, vua Lý Nhân Tông đã đề cao cảnh giác, kết hợp nhiều hình thức đấu tranh ngoại giao như: bang giao chính thức thông qua các sứ bộ, giao dịch buôn bán, trao đổi ở khu vực biên giới và tổ chức các hoạt động định biên, thống nhất biên giới; chủ động cử sứ giả sang nhà Tống cầu phong, xin kinh Đại tạng, thậm chsi chấp nhận nạp, làm phiên thần để đạt được mục đích quốc gia, dân tộc, bảo vệ cương vực lãnh thổ.

Hoạt động đấu tranh ngoại giao của nhà Lý, nhất là các chính sách bang giao mềm dẻo không chỉ làm giảm bớt căng thẳng, ngăn chặn ý định xâm lược Đại Việt của nhà Tống, mà còn đòi lại được vùng đất Quảng Nguyên (Thuận Châu) năm 1079. Đổi lại, năm 1081, nhà Lý trao trả cho nhà Tống số dân và binh lính bị bắt.

Đến năm 1084, Lý Nhân Tông "sai thị lang Binh bộ Lê Văn Thịnh đến trại Vĩnh Bình của người Tống bàn việc cương giới... định biên giới, nhà Tống trả lại cho ta 6 huyện, 3 động".

5. THỜI NHÀ TRẦN

Mặc dù 3 lần đánh bại quân xâm lược Nguyên - Mông, bảo vệ vững chắc biên cương phía Bắc nhưng vua Trần vẫn kiên trì thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo với nhà Nguyên để ngăn ngừa âm mưu tái xâm lược nước ta, giữ vững chế độ nhà Trần trong 175 năm.

Nghe-thuat-ngoai-giao-dinh-cao-cua-cac-trieu-VN-voi-nuoc-lon-7

7. THỜI NHÀ MẠC

Trong tình thế "ngàn cân treo sợi tóc", vua Mạc Đăng Dung đã chủ động thoái vị một cách mềm mỏng, khéo léo để tránh việc nhà Minh đem quân sang xâm lược Đại Việt: "Bỏ xưng tiếm hiệu (không xưng hoàng đế); xin theo lịch chính sóc (lịch của nhà Minh); trả lại đất bốn động đã chiếm; xin nội thuộc xưng thần; xin hàng năm ban lịch Đại Thống (lịch nhà Minh) và bù đủ các lễ vật tiến cống hàng năm". Nhờ đó, quân thù không đặt chân đến đất nước, và nhà Mạc vẫn xưng đế, vẫn làm chủ Đại Việt.

8. TRIỀU TÂY SƠN

Sau khi đại phá quân Thanh, vua Quang Trung đã nhanh chóng cử sứ thần sang phương Bắc làm hòa, nói rõ rằng, nước Nam chỉ bảo vệ bờ cõi của mình, Tây Sơn "không lấn sang biên giới". Đồng thời, khẳng định nếu nhà Thanh động binh xâm lược lần nữa thì quân ta kiên quyết chống lại.

Nhờ thực hiện tốt các hoạt động đấu tranh ngoại giao, nhà Thanh phải cong nhận nền độc lập của nước ta; trả lại 7 châu xứ Hưng Hóa đã chiếm trước đó; đồng thời tôn trọng chủ quyền và văn hóa nước Nam trong quan hệ hai nước.

9. THỜI NHÀ NGUYỄN

Các hoạt động đấu tranh ngoại giao thời nhà Nguyễn, buộc nhà Thanh phải công nhận quốc gia phong kiến độc lập, có chủ quyền, công nhận quốc hiệu "Việt Nam" thay cho "An Nam quốc", công nhận lãnh thổ miền biên giới và trên biển của nước ta...

Đặc biệt, vua Nguyễn cử các đội quân, dân đi khai phá hoang đảo, thu lượm các sản vật và thực hiện quyền quản lý trên thực tế với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - khi ấy còn là đảo hoang vô chủ - cũng có tác dụng đấu tranh ngoại giao quốc phòng. Nhờ đó, chủ quyền Việt Nam đã được các nhà nghiên cứu địa lý, lịch sử... trên thế giới đã ghi nhận trong các tấm bản đồ có chú thích rõ ràng Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.

Xem thêm: Những "độc chiêu" xử án có một không ai của các "Bao Thanh Thiên" nổi tiếng trong sử Việt

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Cuộc đời Huyền Trân công chúa có nhiều điều bí ẩn mà đến nay chưa giải mã được hết. Chuyện được nhắc đến nhiều nhất chính là cuộc hôn nhân chính trị với vua Chiêm Thành và cuộc giải cứu khỏi giàn hỏa thiêu đầy kịch tính.

Huyền Trân công chúa: Từ cuộc hôn nhân ngoại giao đến cuộc giải cứu khỏi giàn hỏa thiêu đầy kịch tính
0 Bình luận

Tháng 2/1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi vua Trần Thiếu Đế, xưng là Thánh Nguyên, lập con trai tên Hán Thương làm thái tử. Ấy là khi bên Trung Quốc đang đánh nhau loạn xạ.

Vì sao Hồ Quý Ly nhất định phải cướp ngôi nhà Trần vào đúng năm 1400 mà không phải sớm hơn hay muộn hơn?
0 Bình luận

Các nhà quân sự xưa đều xác định, khi có giặc thì chiến thuật du kích là phù hợp nhất. Nhưng không phải vì thế mà quân đội ta thời xưa không tập trận. Vì chỉ khi tập trận mới tạo ra được sức mạnh của quân đội. Vậy, nhà Trần đã tập trận như thế nào?

Thời nhà Trần, quân đội tập trận đồ đánh giặc như thế nào?
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Người đàn ông Hà Nội đánh rơi 500 triệu đồng vui mừng được nhận lại

Đánh rơi chiếc ví da cùng số tiền mặt gần 500 triệu đồng, anh Nguyễn Thanh Bách (Hà Nội) xúc động, vui mừng khi nhận lại số tài sản lớn và giấy tờ tùy thân nhờ vào hành động tử tế của một quản lý nhà hàng tại Hòa Bình.

Thanh Tú
Thanh Tú 3 giờ trước
Hai cha con đoàn tụ đúng ngày đất nước thống nhất sau 57 năm thất lạc

Sau 57 năm thất lạc, hai cha con ông Chu Nghiêm (84 tuổi, trú P.Tương Mai, Q.Hoàng Mai, Hà Nội) đã được đoàn tụ vào đúng ngày 30/4.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
''Vua dầu mỏ'' Rockefeller dạy con 5 điều: Toàn những thứ đơn giản mà giúp gia tộc bền vững trăm năm

Tư duy dạy con "vua dầu mỏ" Rockefeller không có gì quá vĩ mô nhưng lại khiến nhiều người phải suy ngẫm và điều chỉnh lại cách giáo dục con cái của mình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Đáng giá hơn bạc vàng, 4 câu nói này của cha mẹ sẽ giúp con trưởng thành tự tin, giàu có, hiếu thảo

Đứa trẻ càng cảm nhận được nhiều "tình yêu" từ cha mẹ và người thân thì chiếc dây diều "tình yêu" càng vững chắc.

Nghịch lý từ Harvard: Cha mẹ càng hay sửa sai, IQ con cái càng giảm rõ rệt

Nghiên cứu của Harvard chỉ ra, cha mẹ càng hay sửa sai, chỉ số thông minh của con càng giảm. Đây là hồi chuông cảnh báo thức tỉnh cha mẹ trong cách giáo dục con.

Công ty Hoàng Long với 20 năm cung cấp thông tin minh bạch

Theo một khảo sát gần đây tại các thành phố lớn, có đến 67% người tham gia thừa nhận từng rơi vào trạng thái nghi ngờ, lo lắng vì những dấu hiệu bất thường trong mối quan hệ cá nhân hoặc công việc – nhưng không biết nên chia sẻ với ai, hoặc tìm lời khuyên từ đâu. Đó cũng là lý do mà trong vài năm trở lại đây, nhu cầu tìm đến các văn phòng hỗ trợ tìm kiếm, xác minh thông tin tại Công ty Hoàng Long ngày càng tăng lên.

Ơn người đưa đò – Câu chuyện nhân văn xúc động

Câu chuyện về Khôi và cô Hạnh không chỉ là câu chuyện của một học trò thành đạt biết ơn thầy cô, mà còn là bài học lớn về ơn nghĩa ở đời.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng – Một đời tài hoa nhưng duyên tình lận đận

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng không chỉ được biết đến bởi sự nghiệp, tài hoa, công việc kinh doanh rực rỡ mà còn bởi những mối tình trắc trở trong đời. Dẫu vậy, ông vẫn luôn tin yêu cuộc đời, sống viên mãn bên người vợ kém 53 tuổi và chứng minh tình yêu cổ tích trên đời là có thật.

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

PC Right 1 GIF
Đề xuất