Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 nhớ về những bà mẹ vĩ đại nhất của dân tộc Việt Nam

Chiến tranh qua đi, đồng nghĩa với việc rất nhiều người phụ nữ Việt Nam mất đi chồng, con. Sự hy sinh cao cả của họ rất xứng đáng để toàn bộ dân tộc Việt Nam gọi họ bằng 1 từ thiêng liêng nhất: Mẹ.

Đỗ Thu Nga
07:00 08/03/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Quốc tế phụ nữ 8/3 là ngày lễ lớn ở nhiều quốc gia. Đây là ngày tôn vinh những cống hiến lớn lao của phái nữ đối với gia đình, xã hội. Ở đất nước Việt Nam, trong ngày này không thể không nhắc tới công lao vĩ đại của những bà mẹ Việt Nam anh hùng. Những người đã cổ vũ con cái ra chiến trường, chiến đấu, xả thân vì độc lập, tự do của dân tộc... 

Nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, Sống Đẹp nhớ về những bà mẹ Việt Nam anh hùng vĩ đại nhất:

1. Mẹ Nguyễn Thị Thứ (1904 – 2010)

Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ sinh ra tại Thanh Quýt, Điện Thắng Trung, Điện Bàn, Quảng Nam. Mẹ Thứ có chồng, 9 con trai, 1 con rể và 2 cháu ngoại là liệt sĩ. Mẹ là người có nhiều con cháu hy sinh nhất trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ kéo dài gần 30 năm.

Tại khu vườn nhà mẹ Thứ có 5 hầm bí mật. Đó là nơi mẹ Thứ và người con gái cả nuôi dấu nhiều cán bộ, bộ đội và du kích Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. 

Ngay-8-3-nho-ve-nhung-ba-me-vi-dai-nhat-cua-dan-toc-Viet-Nam-0
Tượng đài mẹ Thứ

Mẹ Thứ được Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Quốc hội Việt Nam trao tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng vào ngày 17/12/1994. Mẹ Thứ cũng là bà mẹ Việt Nam anh hùng tiêu biểu được lấy làm nguyên mẫu xây dựng tường đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng tại tỉnh Quảng Nam trong dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ.

mẹ Thứ mất vào ngày 10/12/2010 tại Đà Nẵng. Người con gái cả của mẹ Nguyễn Thị Thứ tên là Lê Thị Trị, cũng được Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng vào ngày 30/4/2007, vì có chồng và 2 con gái là liệt sĩ.

2. Mẹ Phạm Thị Ngự (1912 - 2002)

Mẹ Phạm Thị Ngự sinh ra tại Hàm Hiệp, Hàm Thuận, Bình Thuận. Mẹ Ngự có 8 người con ruột và 1 con rể là liệt sũ.

mẹ Ngự là người phụ nữ duy nhất ở tỉnh Bình Thuận được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Ngay-8-3-nho-ve-nhung-ba-me-vi-dai-nhat-cua-dan-toc-Viet-Nam-9
Mẹ Phạm Thị Ngự

Khi chiến tranh nổ ra, mẹ Ngự hăng hái tham gia các đoàn thể cứu quốc của Mặt trận Việt Minh thành lập. Ngoài ra, mẹ còn là tổ trưởng Tổ phụ nữ chuyên vận động bà con nhân dân quyên góp tiền bạc, thuốc men, lương thực thực phẩm ủng hộ kháng chiến.

Đến ngày 17/12/1994, mẹ Ngự được Nhà nước phong tặng danh hiệu bà mẹ Việt Nam anh hùng. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có con đường hay tượng đài nào mang tên người mẹ vĩ đại này.

3. Mẹ Trần Thị Mít

Mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Mít sinh ra tại Hải Phú, Hải Lăng, Quảng Trị. Mẹ có chồng, 7 con ruột, 1 con dâu và 1 cháu nội là liệt sĩ. 

Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, mẹ Mít đã hiến dâng những người con thân yêu nhất trong gia đình, nước mắt của mẹ đã cạn sau mỗi lần nhận giấy báo tử của con.

Ngay-8-3-nho-ve-nhung-ba-me-vi-dai-nhat-cua-dan-toc-Viet-Nam-7
Chân dung Mẹ Việt Nam anh hùng

Mẹ được nhà nước trao tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng và căn nhà tình nghĩa. Mẹ Trần Thị Mít không còn, nhưng những gì mẹ đã đóng góp cho quê hương, đất nước trong những năm kháng chiến thì không ai là không biết.

Mẹ Mít là mẹ Việt Nam anh hùng có nhiều thân nhân liệt sĩ nhất ở Quảng Trị. Tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam ở Thủ đô Hà Nội, mẹ còn được ghi danh là 1 trong 10 Bà mẹ Việt Nam anh hùng tiêu biểu nhất của cả nước bởi những đóng góp của bản thân và sự hy sinh to lớn của những người ruột thịt thân yêu của mẹ.

4. Mẹ Nguyễn Thị Rành (1900 – 1979)

Mẹ Nguyễn Thị Rành cự ngụ tại xóm Đìa, ấp Trúc Đèn, Phước Hiệp, Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. Mẹ có 8 người con trai, 2 người cháu là liệt sĩ.

Mẹ Rành có nhiều tên gọi khác nhau như: Má Tám Rành, Bà ba Củ Chi, Má Tám Trầu, Bà mẹ Đất Thép, Bà Má Dũng Sĩ.

Ngay-8-3-nho-ve-nhung-ba-me-vi-dai-nhat-cua-dan-toc-Viet-Nam-6
Mẹ Nguyễn Thị Rành

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, mẹ Rành là cơ sở bí mật của Cách mạng, là dân quân của xã. Mẹ Rành đã đào hầm, giấu hàng trăm cán bộ, cất giữ vũ khí, tiếp tế cho du kích. 

Đến ngày 6/1/1978, mẹ Rành được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và danh hiêu Bà mẹ Việt Nam anh hùng năm 1994.

Sau khi qua đời, mẹ được dựng tượng trước Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, tên của mẹ còn được đặt cho một trạm y tế và một con đường tại huyện Củ Chi.

5. Mẹ Lê Thị Tự (1902 – 1982)

Mẹ Lê Thị Tự sinh ra ở thị trấn Lái Thiêu, Thuận An, Bình Dương. Mẹ Tự có 9 trong tổng số 12 người con là liệt sĩ.

mẹ Tự lập gia đình khi mới 20 tuổi cùng ông Phan Văn Tại - một người giác ngộ cách mạng từ sớm. Ông đã cùng nhân dân Tấn Thời tham gia cướp chính quyền, rồi gia nhập vũ trang Tân Thới chiến đấu giữ quê hương.

Ngay-8-3-nho-ve-nhung-ba-me-vi-dai-nhat-cua-dan-toc-Viet-Nam-5
Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng

Trong cuộc kháng chiến, mẹ Tự đã bị bắt giam ở nhà lao Thủ Đức nhằm khai thác thông tin của đồng đội và con trai mẹ. Song chúng buộc phải thả mẹ và ra lệnh trục xuất mẹ khỏi quê hương khi chẳng khai thác được gì. Năm 1994, mẹ được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Xem thêm: Ngày 8/3 nhớ về huyền thoại mẹ Thứ: 14 lần tiễn con cháu lên đường, 9 lần nhận giấy báo tử

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận