Mỹ đang giải mã kho dữ liệu khổng lồ từ viện virus học Vũ Hán, hy vọng tìm ra nguồn gốc COVID-19

Tình báo Mỹ đang nắm trong tay kho dữ liệu khổng lồ chứa thông tin di truyền về những mẫu vật đầu tiên của virus corona ở viện virus học Vũ Hán (WIV). Mỹ hy vọng khi giải mã kho dữ liệu này sẽ tìm ra manh mối về nguồn gốc COVID-19.

Đỗ Thu Nga
17:47 07/08/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cơ quan Tình báo Mỹ cho biết đang nắm trong tay kho dữ liệu khổng lồ chứa thông tin di truyền về những mẫu vật đầu tiên của virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) được Viện Virus học Vũ Hán (WIV) nghiên cứu. Một số quan chức Mỹ cho rằng dịch COVID-19 có thể xuất phát từ nơi này, dẫn tin từ Đài CNN của Mỹ hôm 5/8.

Ở thời điểm hiện tại vẫn chưa rõ thời điểm hoặc bằng cách nào mà cơ quan tình báo Mỹ tiếp cận được nguồn thông tin trên. Nhưng các cỗ máy tham gia quá trình tạo và xử lý dữ liệu di truyền virus thường xuyên kết nối các máy chủ dựa trên nền tảng đám mây. Điều này dẫn đến khả năng cao các máy chủ trên đã bị tấn công tin tặc, theo một số nguồn tin.

Thế nhưng quá trình giải mã khối lượng dữ liệu thô này không hề dễ dàng. Trong số những thách thức mà tình báo Mỹ phải đối mặt là cần có năng lực máy tính để xử lý toàn bộ dữ liệu. 

my-nam-du-lieu-kho-du-lieu-ve-virus-corona-tu-vien-virus-hoc-vu-han-0
Nhân viên an ninh đứng canh gác trước Viện nghiên cứu virus học Vũ Hán, Trung Quốc

Truyền thông Mỹ cho rằng, giới tình báo dựa vào các siêu máy tính của Mạng lưới Phòng thí nghiệm Quốc gia thuộc Bộ Năng lượng Mỹ. Đây là nơi quy tụ 17 cơ quan nghiên cứu ưu tú nhất của chính phủ Mỹ.

Một vấn đề khác nữa, các cơ quan tình báo Mỹ không chỉ cần các nhà khoa học có đủ trình độ để giải mã dữ liệu giải trình gen phức tạp mà còn cần những chuyên gia có quyền thông quan an ninh và thông tạo tiếng Trung vì thông tin được viết bằng tiếng Trung với các từ vựng chuyên ngành. Trong khi, số nhà khoa học hội tụ đủ các yếu tố này cực ít.

Các nhà điều tra trong và ngoài chính phủ Mỹ từ lâu đã tìm kiếm dữ liệu di truyền của 22.000 mẫu virus đang được nghiên cứu tại Viện virus học Vũ Hán (WIV). Nhà chức trách Trung Quốc đã cho xóa bỏ toàn bộ dữ liệu đó trên internet vào tháng 9/2019 và kể từ đó, Bắc Kinh kiên quyết từ chối chuyển giao chúng cùng các dữ liệu thô về những ca mắc virus corona chủng mới đầu tiên cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Mỹ.

Câu hỏi đặt ra cho các nhà điều tra là liệu WIV hoặc các phòng thí nghiệm khác ở Trung Quốc có sở hữu các mẫu virus hoặc thông tin bối cảnh khác có thể giúp họ truy tìm lịch sử tiến hóa của virus SARS-CoV-2 hay không.

my-nam-du-lieu-kho-du-lieu-ve-virus-corona-tu-vien-virus-hoc-vu-han-6
Mỹ cho biết sẽ tiến hành giải mã kho dữ liệu này trong vòng 90 ngày

Giới chức Mỹ đang thực hiện việc giải mã thông tin được cho sẽ kéo dài trong 90 ngày với hy vọng tìm ra cách thức virus lây từ động vật sang người. Việc hóa giải bí mật trên đóng vai trò then chốt xác định virus gây bệnh COVID-19 rò rỉ từ phòng thí nghiệm hoặc lây từ động vật hoang dã trong tự nhiên.

Theo một nguồn tin khác, nếu hết thời hạn 90 ngày điều tra kỹ lưỡng hơn theo lệnh của Tổng thống Joe Biden, nếu cộng đồng tình báo Mỹ vẫn chưa đưa ra được đánh giá "tin cậy cao" về nguồn gốc đại dịch, lãnh đạo Nhà Trắng có cho xúc tiến đợt điều tra thứ hai. Một nhóm nhà lập pháp lưỡng đảng thuộc các Ủy ban Tình báo và Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện hồi đầu tuần này đã gửi thư kiến nghị chính quyền Biden tiếp tục nỗ lực như vậy với hy vọng kết luận có thể giúp ngăn chặn các đại dịch trong tương lai.

Trước đó, Nhà Trắng tỏ ra thất vọng vì Trung Quốc từ chối mở cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19 lần 2 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), gọi đây là hành động "gây nguy hiểm" và "tắc trách".

Trong khi đó, dư luận Trung Quốc lại một lần nữa dậy sóng vì giả thuyết virus SARS-CoV-2 bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm của Lục quân Mỹ. Dù không có bằng chứng xác thực, nhưng giả thuyết này được các quan chức và truyền thông ở đại lục tái nhắc nhiều lần kể từ tháng 3 năm ngoái.

Trong tuần qua, Bắc Kinh đã thúc đẩy dư luận, huy động các nhà ngoại giao và bộ máy truyền thông rộng lớn của họ để kêu gọi WHO xúc tiến điều tra đối với Viện Nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm của quân đội Mỹ tại Fort Detrick, bang Maryland. Động thái diễn ra sau khi nhà chức trách Trung Quốc tháng trước đã từ chối đề xuất hợp tác của WHO đối với cuộc điều tra nguồn gốc COVID-19 giai đoạn 2.

Xem thêm: Biến chủng Lambda là gì và biến chủng Lambda có kháng vaccine không?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận