Sự thật về đàn chim dưới tay mưu sĩ kiệt xuất của Lê Lợi: Thiên binh vạn mã chưa chắc đã địch nổi

Tưởng đâu nuôi chim chỉ là thú vui tao nhã, thế nhưng mưu sĩ kiệt xuất Nguyễn Chích lại sử dụng đàn chim bồ câu của mình để đánh giặc tạo nên chiến thắng vẻ vang.

Đỗ Thu Nga
09:00 17/12/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Mưu sĩ Nguyễn Chích ra nhập nghĩa quân Lam Sơn thế nào?

Theo Wiki, Nguyễn Chích (1382–1448) hay Lê Chích là một công thần khai quốc nhà Lê sơ. Ông quê ở xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Theo văn bia quốc triều tả mệnh công thần, Nguyễn Chích mồ côi cả cha lẫn mẹ từ nhỏ. Ông là người ít nói, ít cười, hiền lành, trung thực, có chí lớn. Vào năm Nguyễn Chích 25 tuổi, nước Đại Ngu của nhà Hồ mất do cuộc xâm lược nhà Minh. Nhìn cảnh đất nước khổ đau, ông nuôi chí đánh đuổi giặc Minh, cứu nhân dân, giải phóng đất nước.

Sử sách không ghi rõ thời điểm Nguyễn Chích nổi dậy chống quân Minh, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng, ông khởi nghĩa sau khi nhà Hậu Trần mất (khoảng 1413) cho tới trước khi Lê Lợi dựng ở khởi nghĩa ở Lam Sơn (1418). 

Muu-si-Nguyen-Chich-va-doi-quan-chim-bo-cau-lay-lung-trong-su-Viet-0
Đền thờ Nguyễn Chích, xóm 8, xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa

Căn cứ ban đầu mà ông xây dựng là tại Vạn Lộc. Từ Vạn Lộc, Nguyễn Chích đánh ra các vùng xung quanh, cả huyện Đông Sơn quân Minh không dám đến cướp phá. Sau đó, ông tiến quân đánh chiếm núi Hoàng và núi Nghê. Đây là vùng giáp 3 huyện Đông Sơn, Nông Cống, Triệu Sơn của Thanh Hóa. Ông xây dựng nơi này thành căn cứ lớn. Nơi này dễ phòng thủ và cũng dễ tiến công.

Từ khu vực Hoàng Nghêu, Nguyễn Chích mở rộng phạm vi hoạt động ra vùng lân cận ở Thanh Hóa và bắc Nghệ An. Sách Đại Nam nhất thống chí có chép rằng: "Hiệu lệnh của ông được thi hành ở các huyện Đông Sơn, Nông Cống và Ngọc Sơn".

Việc Nguyễn Chích khởi nghĩa từng khiến quân Minh vô cùng lo lắng. Đã có lần quân Minh tìm cách dụ hàng Nguyễn Chích nhưng thất bại.

Lại nói chuyện về khởi nghĩa Lam Sơn, vào năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thọ Xuân, Thanh Hóa). Lúc ấy nghĩa quân còn non trẻ nên rất cần người tài. Lê Lợi nghe tin Nguyễn Chích tài giỏi nên sai người đến mời ông về cùng tham gia nghĩa quân Lam Sơn.

Nguyễn Chích đồng ý theo Lê Lợi nhưng thời gian đầu ông vẫn ở căn cứ Hoàng Nghêu. Từ Hoàng Nghêu, ông mang theo quân đội ra đánh Lương Nhữ Hốt ở đồn Cổ Vô, được Lê Lợi phong chức Vinh Lộc đại phu Lân hổ vệ tướng quân. Sau đó Lê Lợi lại phong ông làm Đô đốc đạo phủ quản tổng đô đốc quân dân, tước Quan nội hầu.

Mưu sĩ kiệt xuất của Lê Lợi

Cuối năm 1420, ông mang toàn bộ lực lượng gia nhập với Lê Lợi – lúc đó đóng ở Mường Nanh. Ông được Lê Lợi phong làm Thiết đột hữu vệ Đồng tổng đốc chủ quân sự.

Đến cuối năm 1423, sau 6 năm khởi nghĩa chỉ quanh quẩn ở vùng miền Tây xứ Thanh. Lê Lợi muốn tạo ra bước ngoặt đột phá nên đã họp bộ chỉ huy lãnh đạo Tây Sơn nhằm tìm ra đối sách cho cuộc kháng chiến. 

Muu-si-Nguyen-Chich-va-doi-quan-chim-bo-cau-lay-lung-trong-su-Viet-7
Cây đa mấy trăm năm tuổi trong Phủ Bà, tương truyền trước kia tướng quân Nguyễn Chích cắm cờ tại đây để khởi nghĩa

Cuộc họp bàn rất căng thẳng, nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra. Nhắc đến sự kiện này, sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục có chép lại lời mưu sĩ Nguyễn Chích như sau:

"Nghệ An là nơi hiểm yếu: Đất rộng, người đông, tôi đã từng qua lại Nghệ An, nên rất thông thuộc đường đất. Nay ta trước hãy nên đánh lấy Trà Long, chiếm giữ bình định cho được Nghệ An để làm chỗ đất đứng chân, rồi dựa vào đấy mà lấy tiền tài sức lực, sau sẽ quay cờ trẩy ra Đông Đô thì có thể tính xong được việc dẹp yên thiên hạ".

Thấy lời phân tích của Nguyễn Chích đúng đắn, Lê Lợi quyết định thực hiện chiến lược do vị mưu sĩ này đề ra. Sau gần một năm thực hiện, nghĩa quân Lam Sơn đã làm chủ được một vùng đất rộng lớn từ Thanh Hóa đến Thuận Hóa. Đây chính là bàn đạp dẫn đến chiến thắng cuối cùng.

Có thể nói, Nguyễn Chích là một dũng tướng, một mưu sĩ kiệt xuất dưới trướng Lê Lợi. Bên cạnh đó, ông còn là người lãnh đạo đội quân thần tốc "có một không hai" trong sử sách - bồ câu đưa tin.

Đội quân bồ câu kỳ lạ trong sử Việt

Theo Soha, cha của Nguyễn Chích có thú chơi chim bồ câu. Để thỏa mãn đam mê, ông nuôi cả một đàn, coi chúng như con, dốc lòng chăm sóc, huấn luyện. 

Ngày ông mất, ngỡ đàn chom ấy sẽ tiêu tùng vì không còn ai nuôi dưỡng. Khi đó Nguyễn Chích vẫn còn nhỏ lại chỉ có một mình, bươn trải nuôi thần còn khó nói gì đến chuyện chăm đàn chim bồ câu cha để lại.

Thế nhưng chẳng ai ngờ được, cậu bé Nguyễn Chích cũng giống cha mình, coi đàn bồ câu như anh em trong nhà, hết lòng hết sức chăm bẵm. Sau thời gian dài chăm sóc đàn chim, ông nhận ra khả năng tìm đường tuyệt vời của chúng. Lấy làm thích thú, ông quyết huấn luyện cho đàn chim này dù có bay đi đâu cũng tìm được đường về tổ. Biết được điều này, ông bỏ thời gian ra luyện tập cho đàn chim.

Muu-si-Nguyen-Chich-va-doi-quan-chim-bo-cau-lay-lung-trong-su-Viet-9

Sau một thời gian dài kiên nhẫn, đàn chim bồ câu này có thể bay lượn đến những địa điểm cách điểm xuất phát hàng chục cây số. Sau đó chúng có thể tự tìm đường về. Và ông cũng chẳng thể ngờ thú vui thuở thiếu thời của mình sẽ giúp ông trong việc đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Sử chép rằng, một lần Lê Lợi cử các tướng dẫn quân chiếm cứ một vài địa điểm trọng yếu và chỉ giữ lại một số ít tướng sĩ bên cạnh. Nào ngờ, giặc Minh kéo đến đánh úp đại bản doanh.

Trong tình thế nguy cấp này, Nguyễn Chích đã thả đàn bồ câu đưa tin xin cứu viện đến những địa điểm mà nghĩa quân đóng gần đó. 

Vòng vây của địch ngày càng chặt, Lê Lợi không đợi thêm được nên quyết tử chiến để thoát ra. Tướng giặc thấy Lê Lợi đánh ra thì mừng lắm, nghĩ rằng phen này sẽ diệt được tướng. 

Nhưng chưa kịp vui thì tướng giặc đã thất kinh, không biết từ đâu một đoàn quân lớn mọc lên đánh úp chúng từ phía sau. Còn phía trước là các binh sĩ của Lê Lợi đánh ra mạnh như vũ bão. Gió chợt đổi chiều, quân địch đang trong thế hăng mà bỗng hoảng loạn, cuống cuồng lo chạy thoát thân.

Sau trận thắng đó, Lê Lợi rất khâm phục khả năng luyện chim bồ câu của Nguyễn Chích. Để tỏ lòng cảm phục của mình với bầy chim câu, Lê Lợi sai quân lấy thóc tẩm mật ong cho chim ăn để chim khỏe, chim giúp nghĩa quân đánh giặc.

Xem thêm: Hỏa miêu trận - chiến thuật quân sự kỳ lạ thời chúa Trịnh, e rằng thế giới khó có trận đánh nào giống vậy

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận