Hành động đẹp của những người công nhân giữa đêm mưa lạnh
Khoảng 0h, ba chiếc xe máy của nhóm công nhân từ quận 12 (TP.HCM) chạy lòng vòng khắp các trục đường quanh Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, chợ Bà Chiểu đến nhà thờ Tân Định.

Nhóm có hai nam giới là Minh Tâm (23 tuổi), Minh Vương (27 tuổi), còn hai nữ là Mỹ Hạnh (31 tuổi) và Thanh Tuyền (26 tuổi). Mỗi người một tuổi, khác quê, khác hoàn cảnh, họ đều là công nhân may mặc cho một công ty đóng tại phường An Phú Đông (quận 12).
Chạy qua các trục đường, hễ thấy bóng người ngồi co ro bên vệ đường, họ tấp xe vào, người thăm hỏi, người tặng quà. "Con có một ít mì gói, ông có cần không ạ?". Thanh Tuyền vừa rà xe vừa nói với về phía vỉa hè. Đằng sau, Mỹ Hạnh xuống xe, xách thêm bịch quà.

"Trong này còn có cả sữa, bánh, xúc xích để ông dùng khi đói. Đặc biệt tụi con có gửi thêm ít khẩu trang y tế để thay đổi khi cần. Mùa này ra đường ông nhớ đeo khẩu trang nhé", cô gái quê Lâm Đồng Mỹ Hạnh nói.
Cả ba xe cùng rời đi, rồi tấp lại khi đi ngang qua nhà thờ Tân Định (quận 1, TP.HCM). Nơi đó, ông Nam (63 tuổi, sống bằng nghề lượm ve chai hơn nửa đời người) đang dựa lưng vào tường một căn nhà gần đó, thờ thẫn nhìn dòng người ngược xuôi.
Ông Nam rất khác, không hối hả kể về hoàn cảnh khi thấy nhóm người phát quà đi ngang. Ai cho thì lấy, đôi khi ông còn từ chối, như đùm quà từ nhóm công nhân chẳng hạn.

"Trời ơi, dịch bệnh tụi con thất nghiệp lấy đâu ra tiền mà cho chú. Chú ở bụi cả đời nay quen rồi, chứ tụi con thì còn gia đình mà", ông Nam vừa nói vừa xua tay lia lịa.
Mỹ Hạnh ngồi xuống cạnh ông Nam, tâm sự rằng mọi người trong nhóm ai nấy rất may mắn khi trong đợt dịch nhưng vẫn được đi làm. Với mong muốn được sẻ chia phần may mắn đó đến mọi người nên nhóm gom góp mỗi người một ít (tất cả khoảng hơn 3 triệu đồng), mua sắm ít đồ, gói lại thành từng túi mang đi tặng mọi người nhân dịp Giáng sinh.

"Đây là lần đầu tiên tụi con làm chuyện này nên cũng không biết mọi người cần gì, chỉ có ít đồ gọi là tấm lòng, mong chú nhận cho tụi con vui" - Mỹ Hạnh nói với ông Nam.
Nghe đến đấy ông Nam mới nhận gói quà, cũng không quên thốt lên: "Đây là đùm quà quý giá nhất mà chú từng được nhận".

Không khó để bắt gặp hình ảnh trên khi đi dọc các cung đường lớn ở TP.HCM những ngày này. Đặc biệt, nhiều nhóm bạn trẻ còn chọn cách hóa trang thành "ông già Noel" để tặng quà cho các em nhỏ lang thang, người dân lao động nghèo khắp TP.
Giáng sinh cận kề, TP.HCM hay mưa lạnh, trời ban đêm chỉ còn khoảng 20 độ C, thế nhưng ai nấy đều cảm thấy ấm lòng khi hình ảnh sẻ chia ấy hiện diện khắp mọi nơi.
(Theo Tuổi trẻ)
Xem thêm: Sứ mệnh gieo yêu thương: Hành động đẹp của nhóm "Bình Dương xanh"
Đọc thêm
Sau khi MC Thảo Vân chia sẻ về câu chuyện của Tít, cộng đồng mạng đã hết lời ngợi khen đó là hành động đẹp, tử tế, tình nghĩa.
Nhận ra vị khách mới mua vé số của mình đưa thừa tiền, cô gái trẻ đã nhanh chóng chạy đến trả lại tiền thừa và nhận lại cái kết đầy ấm áp.
Một thanh niên 17 tuổi ở Quảng Ngãi nhặt được một ví tiền có 20 triệu đồng nên đã đến trụ sở công an trình báo để tìm trả lại tài sản cho người mất.
Bài mới

Chỉ trong vòng 3 năm (1963-1970) ở mặt trận Trị Thiên, “vua mìn” Trịnh Tố Tâm đã chỉ huy đơn vị đánh 58 trận, diệt 1.500 tên địch, phá hủy 61 xe quân sự, đánh bật 19 đoàn tàu hỏa... Riêng ông đã tiêu diệt được 272 tên địch, bắn rơi và phá hủy 3 máy bay và cực kỳ nổi tiếng với câu nói: "Tất cả chúng mày đã bị một mình tao bao vây!"

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.