Đại dương sẽ phá hủy tầng ozone trong tương lai?

Theo Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), các đại dương chứa lượng lớn khí CFC làm phá hủy tầng ozone.

Đỗ Thu Nga
16:10 17/03/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tạp chí khoa học Proceedings of the National Academy of Sciences mới đây vừa đăng tải phát hiện mới này của Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ). Theo đó, đại dương trên Trái đất đóng vai trò là một bể chứa khổng lồ, hấp thụ nhiều loại khí trong bầu khí quyển, bao gồm cả các khí gây phá hủy tầng ozone (gọi là CFC). Các khí này sẽ ở yên dưới nước trong nhiều thế kỷ.

Lâu nay, khí CFC vẫn giúp con người nghiên cứu các dòng biển. Trước đó giới khoa học đồng quan điểm, những tác động của nó lên khí quyển là không đáng kể.

Song gần đây nhóm nghiên cứu Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) phát hiện một loại khí CFC trong đại dương với tên gọi CFC-11 thực chất có ảnh hưởng đến khí quyển. Nhóm nghiên cứu cũng dự báo, đại dương sẽ giải phóng khí này vào khí quyển trong tương lai.

Theo tính toán, năm 2025, các đại dương sẽ phóng lượng CFC-11 nhiều hơn mức nó hấp thụ và đến năm 2130, mức phát thải này trở nên đáng kể. Nếu tình trạng biến đổi khí hậu vẫn tiếp diễn, hiện tượng này sẽ xảy ra sớm hơn khoảng 10 năm.

dai-duong-se-pha-huy-tang-ozone-trong-tuong-lai
Trong cuộc sống, CFC-11 được con người dùng làm chất làm lạnh và chất cách điện

Trong cuộc sống, CFC-11 được con người dùng làm chất làm lạnh và chất cách điện. Nhưng khi nó được phóng vào bầu khí quyển thì  sẽ tạo ra một chuỗi phản ứng hủy hoại tầng ozone.

Trước đó vào năm 2020, Nghị định thư Montréal yêu cầu toàn thế giới ngừng sản xuất và dùng khí CFC-11 để khôi phục tầng ozone. Lượng CFC-11 giảm đều qua từng năm, trong đó đại dương hấp thụ 5 - 11%.

Song khi nồng độ của nó trong khí quyển thấp xuống một mức nhất định, đại dương sẽ gặp phải tình trạng vượt quá bão hòa. Lúc này, CFC-11 sẽ bị giải phóng ngược vào trong khí quyển. Nước biển dự trữ CFC-11 tốt hơn, vì vậy, nếu Trái đất tiếp tục nóng lên làm tăng nhiệt độ nước biển, các đại dương sẽ khó giữ chất này và buộc phải giải phóng nó lên khí quyển.

Theo một số đánh giá, công trình nghiên cứu trên sẽ giúp việc đo đạc nồng độ khí CFC trong tương lai chính xác hơn. 

Về tình hình tác động biến đổi khí hậu đến toàn cầu theo báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc tại Hội nghị thượng đỉnh về Thích ứng khí hậu do Hà Lan tổ chức: Thế  giới đang nóng lên ở mức báo động và rằng khí thải nhà kính đang khiến thế giới đối mặt với ngày càng nhiều thảm họa từ cháy rừng, lụt lội, bão lũ đến mất an ninh lương thực và suy thoái kinh tế. Đại dịch COVID-19 không hề khiến cuộc khủng hoảng khí hậu tạm ngừng mà trái lại, mức khí thải nhà kính đã nhanh chóng cao trở lại như trước khi đại dịch xảy ra.

dai-duong-se-pha-huy-tang-ozone-trong-tuong-lai-7
Nếu biến đổi khí hậu không được ngăn chặn, tốc độ đại dương giải phóng khí CFC sẽ nhanh hơn

Thậm chí, đại dịch là hồi chuông cảnh tỉnh về những thách thức thậm chí thảm khốc hơn có thể xảy ra trong tương lai, mà trước tiên là cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu.

Cũng theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, nồng độ khí gây hiệu ứng nhà kính trong bầu khí quyển đã tăng lên mức kỷ lục mới trong năm 2020. Đặc biệt là khí thải gây hiệu ứng nhà kính carbon dioxide (CO2), khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan càng trở nên trầm trọng, trong đó phải kể đến các vụ cháy rừng, bão lớn, khô hạn và lũ lụt chưa từng có.

Năm 2020 được xác định là năm nóng kỷ lục với nhiệt độ trung bình toàn cầu cao hơn 1,25 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, khép lại một thập kỷ với nhiệt độ cao kỷ lục do tác động của biến đổi khí hậu và hiện tượng Trái Đất ấm lên.

Thiên tai do biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan năm 2020 đã gây ra "những hậu quả thảm họa cho hàng triệu người" trên khắp các quốc gia, bất kể giàu hay nghèo. Nó cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người và gây thiệt hại hàng chục tỷ USD.

Theo Germanwatch, kể từ đầu thế kỷ 21 này đến nay, các thảm họa thiên tai gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu ước tính lên đến 2.560 tỷ USD. Kể từ năm 2000 đến nay, nhất là năm 2019 với nhiều cơn bão, lốc xoáy lớn tàn phá khu vực rộng lớn Germanwatch, kể từ đầu thế kỷ 21 này đến nay, các thảm họa thiên tai gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu ước tính lên đến 2.560 tỷ USD.

Để ngăn chặn tình trạng này, ngay bây giờ thế giới phải đoàn kết và hành động để ứng phó.

Tỷ phú 45 tuổi người Nhật tuyển 8 người làm bạn đồng hành cho chuyến bay vòng quanh Mặt Trăng vào năm 2030 

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận