Cuộc đời truyền cảm hứng của Bonnie St. John: Từ cô gái khuyết tật đến nhà vô địch Olympic, cử nhân Harvard

"Nếu không muốn bản thân mình nổi bật trong đám đông thì đồng nghĩa với việc bạn sẽ là người phục tùng", Bonnie St. John nói.

Đỗ Thu Nga
08:00 24/04/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo Nhịp sống kinh tế, vừa lên 5 tuổi, Bonnie St. John đã phải làm phẫu thuật cắt bỏ chân phải. Năm 19 tuổi, cô trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên giành huy chương tại Paralympic Mùa Đông, mang về một huy chương bạc và hai huy chương đồng.

Không những vậy, Bonnie St. John còn theo học tại Đại học Harvard danh tiếng và tốt nghiệp với tấm bằng danh dự xuất chúng về chuyên ngành kinh tế. Cô tiếp tục được trao học bổng Rhodes, một trong những học bổng danh giá nhất thế giới, cô tiếp tục chuyên ngành kinh tế học tại trường đại học Oxford.

Vậy điều gì đã khiến một cô gái da đen chỉ có một chân đến từ San Diego đạt được những thành công vang dội mà đôi khi ngay cả những người bình thường cũng không thể làm được?

Lý giải cho thành công của mình, Bonnie St. John mạnh mẽ đáp rằng: "Tôi chỉ kiên trì làm để đạt được mục tiêu thôi".

Cuoc-doi-truyen-cam-hung-cua-co-gai-khuyet-tat-Bonnie-St-John-7

Được biết, Bonnie St. John từng làm việc tại IBM và trong Nhà Trắng với tư cách giám đốc các vấn đề về vốn con người dưới chính quyền của Clinton. Trả lời trên CNBC Make It, cô nói rằng, trở ngại lớn nhất cho thành công là đòi hỏi sự chấp thuận. 

Bonnie St. John nói rằng, cô thường thấy điều này với phụ nữ trong vai trò tư vấn lãnh đạo cho các công ty Fortune 50. Trong đó, cô hỗ trợ các nhà lãnh đạo đứng đầu trong việc chuyển đổi kinh doanh. Cô đã làm việc với nhiều phụ nữ ở các vị trí cao cấp về cách tìm ra tiếng nói và sự đóng góp của mình trong công ty - một nhiệm vụ mà nhiều phụ nữ cảm thấy khó thực hiện được.

"Phụ nữ có quyền được hỏi. Đàn ông hãy giơ tay lên và giúp chúng tôi một cách nhiệt tình", Bonnie St. John nói.

Cuoc-doi-truyen-cam-hung-cua-co-gai-khuyet-tat-Bonnie-St-John

Bonnie St. John luôn lạc quan đối diện với mọi chuyện. Cô cho rằng, tại mọi thời điểm trong cuộc đời, dù có trở ngại gì xảy ra, cô chỉ nghĩ đơn giản và làm bất cứ điều gì để đạt được mục tiêu bản thân đã đặt ra. 

Song nhiều phụ nữ sống và làm việc trong một không gian cố định đã khiến họ hình thành lối suy nghĩ rằng" Không nài nỉ sự tán thành là một biểu hiện của kiêu ngạo.

"Đàn ông không có lối suy nghĩ này và bạn có thể dễ dàng nhận ra điều đó ở những phụ nữ hiện đại. Nếu bạn không muốn bản thân mình nổi bật trong đám đông thì đồng nghĩa bạn sẽ là người phục tùng. Hãy theo đuổi mọi thứ với động lực và triển vọng tích cực", cô nói.

Người phụ đầy nghị lực sống này còn nhấn mạnh đến kinh nghiệm sống của mình. Cô chia sẻ, cha đã bỏ đi trước khi cô được sinh ra. Mẹ đã buộc phải nuôi ba đứa trẻ một mình. Ở trường, cô đã được miễn học môn giáo dục thể chất vì cơ thể không lành lặn. Cô cũng không thể chơi các trò chơi như nhảy nhót với các bạn trong giờ nghỉ.

"Tôi không phải là vận động viên, tôi là đứa trẻ từng bị liệt", cô nói. Nhưng sau đó, cô nhận ra rằng cô ấy muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân mình.

Cuoc-doi-truyen-cam-hung-cua-co-gai-khuyet-tat-Bonnie-St-John-9

John lần đầu làm quen với trượt tuyết khi được một người bạn trung học rủ đi chơi. Cô quyết định chơi thử nó bởi đó là cơ hội để cô trở thành một vận động viên. Cô cảm nhận được gió xuyên qua tóc mình. Đó là một cảm giác thật khủng khiếp nhưng đáng nhớ.

Song mọi khó khăn đã không ngăn cản được đam mê của cô. John đã chăm chỉ luyện tập và thành tích của cô được cải thiện nhanh chóng. Tuy nhiên, việc trở thành một vận động viên giỏi là chưa đủ, cô muốn trở thành nhà vô địch.

John quyết định nộp hồ sơ vào Học viện núi Burke - một trường trung học ở Vermont cho những tay đua trượt tuyết có học phí là 10.000 USD. Khi ấy, mẹ cô không có cách nào để trang trải học phí đắt đỏ ở đó. Để thực hiện được ước vọng, cô đã phải gõ các ký hiệu trên giấy carbon - một loại giấy mong muốn được ủng hộ. Cuối cùng, cô đã nhận được tổng cộng 100 USD. Tuy nhiên, cô đã được nhận vào trường sau khi nhận được hỗ trợ tài chính từ National Brotherhood of Skiers, một tổ chức của người Mỹ gốc Phi.

Cuoc-doi-truyen-cam-hung-cua-co-gai-khuyet-tat-Bonnie-St-John-6

Ở trong tuần lễ đầu tiên, chiếc chân giả của cô bị vỡ. John nhanh chóng ra đặt một chiếc chân mới nhưng lại bị lạc trong quá trình vận chuyển. Cô đã phải trải qua nhiều giờ tập đau đớn trong thời gian dài. Nhưng may mắn đã mỉm cười, cô có đủ điều kiện cho đội trượt tuyết Paralympic Hoa Kỳ năm 1984. John đã làm nên lịch sử, đó là người Mỹ gốc Phi đầu tiên giành được huy chương Olympic trong đua xe trượt tuyết.

Sau khi giành được 3 huy chương, cô dành nhiều thời gian tập trung nghiên cứu ở các học viện và làm việc tại ngân hàng đầu tư Morgan Stanley.

"Kiểm soát cảm xúc của mình trong trò chơi cũng giống như trong thể thao, tất cả là bởi vì đó đều là công việc và cuộc sống" - St. John nói.

Xem thêm: Câu chuyện truyền cảm hứng của Katherine Commale - cô bé 5 tuổi đã cứu sống hàng triệu trẻ em châu Phi

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận