Cúng Rằm tháng Giêng trước một ngày có được không?
Cúng Rằm tháng Giêng trước một ngày (tức là ngày 14) có được không là thắc mắc của không ít người, nhất là những bạn trẻ mới lập gia đình.
Cúng Rằm tháng Giêng trước một ngày có được không?
Cụ cụ xưa thường nói "cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng". Bởi Rằm tháng Giêng là ngày lễ quan trọng và cũng là ngày rất đặc biệt. Rằm tháng Giêng là ngày trăng tròn đầu tiên trong năm âm lịch. Theo quan niệm của những người làm nông nghiệp đây là báo hiệu một mùa mới nên cần cầu cúng trời đất để được mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.
Ngoài ra, Rằm tháng Giêng còn là ngày Tết Nguyên Tiêu. Theo truyền thuyết, đây là ngày sum họp gia đình, hay gọi là tết đoàn viên.
Chính vì thế, mỗi năm vào ngày Rằm tháng Giêng các gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ cúng thịnh soạn để dâng lên bàn thờ gia tiên cầu một năm bình an, no đủ.
Tuy nhiên, cúng Rằm tháng Giêng trước 1 ngày có được không vẫn luôn là thắc mắc của rất nhiều người? Theo lịch vạn niên, Rằm tháng Giêng năm 2021 là ngày 15/1 năm Tân Sửu (ngày Ất Tỵ, ngũ hành Hỏa, ngày Hoàng đạo), tức thứ Sáu ngày 26/2/2021.
Thông thường, các cụ xưa sẽ cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính ngọ, tức là ngày 15/1 âm lịch. Theo quan niệm xưa, cúng đúng ngày là tốt nhất bởi đây là thời điểm trăng rằm sáng nhất trong năm.
Vào thời điểm trăng sáng nhất, Đức Phật sẽ giáng lâm, gia ân độ trì chúng sinh. Ở các chùa chiền, Đức Phật sẽ tiến hành thuyết giảng Phật pháp cho tăng ni phật tử. Chính vì thế, nếu thành tâm khấn cầu vào thời điểm này ắt được như sở nguyện, cả năm may mắn, bình an.
Song với cuộc sống hiện tại có quá nhiều thứ để lo và quá nhiều công việc phải làm, các gia đình gần như không có điều kiện để cúng Rằm tháng Giêng đúng ngày chính ngọ. Do đó, không ít gia đình đã dịch chuyển cúng Rằm tháng Giêng lên trước 1 đến 2 ngày.
Lý giải về điều này, các chuyên gia phong thủy cho rằng, gia chủ không nhất thiết phải cúng Rằm tháng Giêng đúng ngày chính ngọ (15 âm lịch). Các gia đình có thể cúng Rằm trước 1 ngày, tức là vào ngày 14 âm lịch. Điều quan trọng nhất vẫn là lòng thành kính.
Thời gian cúng Rằm trong ngày 14 âm lịch có thể thực hiện từ sáng sớm đến 19h cùng ngày. Tuy nhiên, khung giờ cúng Rằm tốt nhất là vào giờ Ngọ tức 11h-13h, tốt hơn cả là chính Ngọ (12h trưa). Giờ đẹp nhất là Giờ Thìn (7h-9h), giờ Tỵ (9h-11h), giờ Thân (15h-17h), giờ Dậu (17h-19h).
Còn vào ngày 15 âm lịch, gia chủ nên cúng Rằm trong khung giờ: Thìn (7h-9h), giờ Ngọ (11h-13h), giờ Mùi (13h-15h).
Một số lưu ý quan trọng khi cúng Rằm tháng Giêng năm Tân Sửu
Nghi lễ cúng Rằm tháng Giêng
Trước khi cúng, gia chủ có thể lau dọn bàn thờ song không được xê dịch bát hương. Trước khi lau dọn cần thắp hương để xin thần linh thổ địa, tổ tiên. Các cụ xưa cho rằng, không làm xê dịch bát hương để tránh động bàn thờ, thần linh quở trách.
GS-TS Nguyễn Chí Bền - nguyên Viện trưởng Viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam khuyên, khi thắp hương nên thắp số lẻ. Bởi theo quan niệm dân gian, số lẻ tượng trưng cho phần âm. Người dâng hương cũng cần ăn mặc chỉnh tề khi thắp hương.
Đồ cúng Rằm tháng Giêng
Gia chủ không được dùng hoa quả giả để đặt nên bàn thờ. Hoa thường dùng trong ngày lễ này là cúc vạn thọ, cúc vàng, huệ trắng.
Các đồ cúng thường đựng trong bát, đĩa, thìa... những đồ này phải là đồ mới, riêng biệt, chưa sử dụng bao giờ.
Không đốt nhiều vàng mã
Trọng tâm của ngày Rằm tháng Giêng là cầu bình an, khỏe mạnh, no đủ, thịnh vượng. Song theo Đạo phật, không bắt buộc phải đốt vàng mã cho người đã khuất trong ngày này.
Cúng Rằm tháng Giêng chú trọng nhất là tâm thành kính của gia chủ. Việc đốt nhiều vàng mã sẽ gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, gia chủ chuẩn bị cơm cúng thành tâm không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy.
Không được cúng thủ lợn
Mâm cúng Rằm tháng Giêng thường là mâm cúng mặn và mâm cúng chay. Tuy nhiên, trong trường hợp chuẩn bị mâm cúng mặn thì tuyệt đối không nên cúng thủ lợn. Theo quan niệm, ngày đầu năm đã sát sinh không tốt cho gia đình cả năm, nên tránh.
Các món ăn có thể cúng ngày Rằm tháng Giêng là thịt gà, thịt lợn, giờ chả, măng miếng.
Không dùng tiền giả, tiền không rõ nguồn gốc
Rất nhiều gia đình Việt thường để tiền thật lên bàn thờ khi cúng tế để xin tài lộc. Tuy nhiên, cần lưu ý, tiền này là tiền thật, tiền do chính sức mình làm gia. Không dâng tiền giả, tiền bất chín lên ban thờ gia tiên.
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận