Truyền thuyết dân gian về Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên Tiêu là ngày lễ quan trọng trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam cũng như nhiều nước Á Đông khác. Song truyền thuyết về Tết Nguyên Tiêu thì không phải ai cũng biết.

Đỗ Thu Nga
08:58 24/02/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm trăng rằm đầu tiên trong năm mới (theo lịch âm). Trong văn hóa dân gian của người Việt Nam, Tết Nguyên Tiêu là ngày lễ rất quan trọng. Ông cha ta từng nói: "Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng" hay "Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng". 

Năm nay, Tết Nguyên Tiêu rơi vào thứ 6 ngày 26/2/2021 dương lịch, tức là ngày 15/1/2021 âm lịch. Theo quan niệm dân gian, lễ cúng Rằm tháng Giêng đẹp nhất là vào giờ Ngọ (tức 11h đến 13h) ngày chính rằm. Nhưng hiện nay do hoàn cảnh, điều kiện sống, đa số các gia đình thường cúng trước ngày rằm.

Tết Nguyên Tiêu là một trong những ngày lễ lớn và quan trọng nhất năm nên xung quanh nó cũng có những truyền thuyết dân gian kể về nguồn gốc ra đời. Tương truyền, ngày Tết Nguyên Tiêu có từ thời Vũ Hán Đế. Đây là một ngày tết, ngày lễ hội truyền thống của Trung hoa. Trước đây nó chính là Tết Trạng Nguyên.

truyen-thuyet-dan-gian-ve-tet-nguyen-tieu
Hiện nay có nhiều truyền thuyết khác nhau về nguồn gốc Tết Nguyên Tiêu

Theo đó, Tết Nguyên Tiêu có từ thời Hán Vũ Đế. Thời đó các cung nữ phải sống trong cung vua khó được về thăm nhà nên từ Tết Nguyên Đán đến Tết Nguyên Tiêu vẫn không thể gặp được cha mẹ.

Đông Phương Sóc là một quan thần trong triều rất thông minh, mưu trí và khi biết được chuyện đó bèn tìm cách giúp các cung nữ thực hiện nguyện vọng về thăm cha mẹ dịp đầu năm. Đông Phương Sóc đã tung tin Hỏa Thần sẽ cử người đến thiêu hủy cả thành Trường An khiến trong nội thành vô cùng khiếp sợ.

Tiếp đó, Đông Phương Sắc hiến kế cho vua Hán Vũ, tối ngày rằm cho mọi người rời cung lánh nạn. Các con đường từ lớn đến nhỏ, từ ngõ đến hẻm và trước cửa nhà, trong sân nhà đều phải treo đèn lồng đỏ tạo cảnh Trường An đang lửa cháy rừng rực để đánh lừa Hỏa Thần.

Nghe lời Đông Phương Sóc, Hán Vũ Đế lập tức ra lệnh cho người dưới đi thông báo và chuẩn bị. Cũng vì thế mà các cung nữ được về nhà thăm người thân trong ngày Tết Nguyên Tiêu.

Tuy nhiên, cũng có truyện kể rằng, thời Hán Vũ Đế có cung nữ tên Nguyên Tiêu đã nhiều năm chưa được về nhà vào dịp tết nên buồn sầu tìm đến giếng nước trong cung để kết liễu cuộc đời mình. Thế nhưng may thay Đông Phương Sóc phát hiện và cứu sống.

truyen-thuyet-dan-gian-ve-tet-nguyen-tieu
Bánh trôi là 1 phần của Tết Nguyên Tiêu

Để giúp cô thực hiện được nguyện vọng về nhà thăm cha mẹ, Đông Phương Sóc nghĩ ra kế: Ông bày một bàn bói quẻ trên đường phố Trường An, tất cả những người coi bói đều nhận được quẻ ghi dòng chữ "mười sáu tháng giêng bị lửa thiêu". Lúc này, Đông Phương Sóc tiết lộ thêm, tối 13 tháng Giêng Ngọc Hoàng sai một tiên nữ áo đỏ giáng trần để thiêu thành Trường An, mọi người muốn sống hãy tâu lên vua để tìm cách thoát nạn.

Nghe được hung tin, Hán Vũ Đế triệu tập Đông Phương Sóc đến tính kế đối phó. Đông Phương Sóc suy nghĩ một hồi rồi nói: Nghe đồn Hỏa Thần thích bánh trôi, trong cung có cung nữ Nguyên Tiêu khéo tay có thể giao cho làm bánh đãi Hỏa Thần. Đồng thời lệnh cho dân chúng trong thành treo đèn lồng đỏ trong sân, ngoài ngõ để dụ Hỏa Thần đi nơi khác.

Sau đó để thưởng công cho Nguyên Tiêu đã làm bánh đãi Hỏa Thần, Hán Vũ Đế cho cô về đoàn tụ với gia đình. Từ đó ngày Tết Nguyên Tiêu (Tết đoàn viên, tết tình yêu) ra đời.

Song cũng có những lý giải khác cho rằng, Tết Nguyên Tiêu có từ thời nhà Hán. Vua Hán Văn lên ngôi đúng Rằm tháng Giêng. Nên sau đó, theo tục lệ mỗi năm đến ngày rằm, nhà vua lại rời cung vui chơi với thần dân. Chữ Dạ trong Trung Hoa còn được đọc là tiêu nên nhà vua đã lấy rằm tháng giêng làm Tết Nguyên Tiêu.

Ngoài ra còn có truyền thuyết cho rằng, Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ việc đồng áng. Trước và sau ngày Rằm tháng Giêng, công việc cày cấy của người dân vụ chiêm bắt đầu. Đến tối ngày Rằm tháng Giêng, bà con nông dân tập trung cỏ khô châm lửa tiêu hủy để diệt sâu bọ. Từ đó nó trở thành một ngày lễ. 

Một số ý kiến khác cho rằng, Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ Phật giáo. Đây là ngày các tăng ni tề tựu đông đủ để nghe Phật thuyết pháp. Những người theo đạo phật vào ngày này sẽ đến chùa cúng dường Phật, ăn chay, nghe kinh...

Văn khấn cúng Rằm tháng Giêng 2021 chi tiết nhất theo văn khấn cổ truyền Việt Nam

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận